Mang cả tỷ đồng t.iền cưới bố mẹ cho đi đầu tư vỡ nợ, chồng trẻ vào viện tâm thần

Khi kết hôn ba mẹ cho 1 tỷ đồng làm vốn, hai vợ chồng mở quán cà phê kinh doanh nhưng gặp trúng năm dịch bệnh dẫn tới vỡ nợ, mất cả vốn.

Tìm tới bác sĩ khám, vợ chồng anh N.Q.K. (trú tại Thủ Đức, TP.HCM) đều mệt mỏi. Bản thân anh K. mệt, mất ngủ, người đờ đẫn không có sức sống, không muốn làm việc gì.

Hai vợ chồng anh K. đã đi khám ở nhiều nơi nhưng không ra bệnh gì, bản thân anh K. cảm thấy mệt cả về thể xác và tinh thần không thể làm được việc gì

Trước khi vào bệnh viện tâm thần, anh K. đã sống chung với t.huốc n.gủ gần 1 năm nay. Bác sĩ khám test nhiều thang điểm cho thấy anh K. bị trầm cảm nặng, rối loạn lo âu. Vợ của anh thì đỡ hơn, chị chỉ mất ngủ, hơi mệt mỏi nhưng vẫn còn tinh thần làm việc, chăm sóc gia đình.

Theo vợ anh K. hai người kết hôn xong và được gia đình anh K. ở tỉnh lẻ bán đất và cho một tỷ làm vốn kinh doanh. Hai vợ chồng mở một quán cafe lớn ở trung tâm thành phố Thủ Đức vào cuối năm 2019.

Kinh doanh được hơn 1 tháng thì liên tục gặp dịch bệnh phải đóng cửa. T.iền thuê địa điểm và các loại phí mỗi tháng cõng tới 50 – 60 triệu đồng.

Hai năm dịch liên miên chẳng mấy chốc quán cafe đóng cửa. T.iền thuê cửa hàng trong 2 năm với hơn 600 triệu đồng cũng “bốc hơi” theo.

Hai vợ chồng anh K. đành thanh lý bàn ghế trả mặt bằng. 1 tỷ đồng đầu tư mất trắng. Từ ngày thua lỗ, anh K. luôn dằn vặt bản thân và tiếc số t.iền đã mất nên sinh ra suy nghĩ, trầm cảm.

Ảnh minh hoạ.

Bác sĩ kê thuốc cho anh K. về uống. Vợ anh cũng có dấu hiệu của trầm cảm nhẹ được bác sĩ hỗ trợ điều trị tâm lý.

Còn trường hợp của chị Lê Việt H. (38 t.uổi, ngụ tại Tân Bình, TP.HCM) vào viện khám trong tình trạng mệt mỏi. Thậm chí chị H. cảm giác người mệt, chân tay bủn rủn không muốn làm gì.

Cảm xúc mọi thứ đều kiệt quệ. Chị đã đi khám ở các bệnh viện đa khoa nhưng không rõ bệnh nên bác sĩ đã tư vấn chị nên đi kiểm tra sức khoẻ tâm thầm.

Tư vấn cho bệnh nhân,bác sĩ mới biết bản thân chị bị trầm cảm từ đợt Covid-19 tháng 7 năm 2021 khi cả bà nội, ba mất vì Covid-19, cả nhà cách ly ở nhiều nơi và giữa tâm dịch chị H. cũng tưởng mình không qua khỏi. Sau khi điều trị xong, chị rơi vào trạng thái rối loạn lo âu và trầm cảm.

Theo bác sĩ Huỳnh Thanh Hiển – Bệnh viện Tâm thần trung ương, trong năm 2022 số bệnh nhân đến khám vì rối loạn tâm thần có xu hướng tăng lên. Bệnh nhân cả người trẻ và người già đều đến với biểu hiện đơ đơ, mệt mỏi.

Người bệnh cũng khám nhiều chuyên khoa khác nhau. Bác sĩ Hiển cho biết kiệt quệ cả về thể xác và tinh thần cũng là một dạng trầm cảm nhưng không phải ai kiệt quệ cũng là trầm cảm vì còn nhiều bệnh lý khác đi kèm.

Vì vậy, khi gặp các vấn đề về sức khoẻ như trên, người bệnh nên tới các cơ sở y tế để kiểm tra cho chính xác với bệnh lý của mình hay không.

Theo bác sĩ Dương Ngọc Vân – Bệnh viện Đa khoa Medlatec Hà Nội tình trạng kiệt quệ hay còn gọi là suy nhược cơ thể đây là vấn đề sức khỏe nhiều người đã và đang gặp phải do nhiều nguyên nhân khác nhau như do làm việc quá sức, vận động quá sức hoặc dinh dưỡng không được đảm bảo.

Áp lực công việc, cuộc sống đôi khi cũng khiến cho bạn cảm thấy kiệt quệ về thể chất và tinh thần.
Bệnh nhân gặp các triệu chứng khác nhau, trong đó có thể kể đến như tình trạng mệt mỏi, thiếu sức sống, làm việc không có năng suất.

Những dấu hiệu kể trên cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp vấn đề nghiêm trọng, nếu không thể theo dõi và chăm sóc đúng cách, bệnh nhân sẽ gặp phải những vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn.

Khi gặp các dấu hiệu trên, bạn nên nhanh chóng bổ sung đầy đủ chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin B12 như thịt bò, trứng, cá… Vận động thể dục thể thao phù hợp với sức khoẻ của mình.

WB cảnh báo nguy cơ vỡ nợ đột ngột tại những nước nghèo

Ngày 1/12, Chủ tịch Ngân hàng thế giới (WB) David Malpass cho biết các nước nghèo nhất thế giới hiện đang nợ 62 tỷ USD đối với các chủ nợ song phương chính thức, tăng 35% so với năm ngoái, đồng thời cảnh báo gánh nặng này đang làm tăng nguy cơ vỡ nợ.


Chủ tịch Ngân hàng Thế giới (WB) David Malpass phát biểu tại một cuộc họp báo ở New Delhi, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

Phát biểu tại hội nghị Reuters NEXT ở New York, Mỹ, ông Malpass nêu rõ khoảng 2/3 số nợ này là phải trả cho Trung Quốc, đồng thời bày tỏ quan ngại về nguy cơ vỡ nợ đột ngột tại những nơi chưa có hệ thống giải quyết được vấn đề này. Ông cũng lo ngại về việc nợ ngày càng tăng tại các nền kinh tế phát triển như Mỹ, do điều này khiến các dòng vốn bị rút khỏi các nước đang phát triển. Khi lãi suất tăng lên, khoản nợ phải thanh toán cho các nền kinh tế phát triển tăng lên, đòi hỏi nguồn vốn lớn từ thế giới.

Dự kiến vào tuần tới, ông Malpass sẽ tham dự cuộc họp tại Trung Quốc với lãnh đạo các thể chế tài chính quốc tế và các quan chức nước chủ nhà nhằm thảo luận cách tiếp cận của Bắc Kinh đối với vấn đề xóa nợ cho những nước nghèo hơn, các chính sách COVID-19, khủng hoảng trong lĩnh vực bất động sản và các vấn đề kinh tế khác. Tham dự cuộc họp này còn có Tổng Giám đốc Quỹ T.iền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva, các quan chức của Ngân hàng Phát triển Trung Quốc, Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc – hai bên cho vay chính của Trung Quốc.

Cũng tại Reuters NEXT, bà Georgieva nhận định thay đổi trong cơ chế chung của Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) về tái cơ cấu nợ đóng vai trò quan trọng trong việc đẩy nhanh xử lý nợ, tạm thời đóng băng các khoản nợ khi một quốc gia đề nghị hỗ trợ, mở ra lộ trình tái cơ cấu nợ cho những nước thu nhập trung bình như Sri Lanka. Bà cho biết ở thời điểm hiện tại, IMF chưa nhận thấy nguy cơ về một cuộc khủng hoảng nợ mang tính hệ thống, những nước đang gặp khó khăn về thanh toán nợ không đủ lớn để kích hoạt một cuộc khủng hoảng đe dọa đến sự ổn định tài chính.

Liên quan đến vấn đề lạm phát, Chủ tịch WB Malpass đ.ánh giá thế giới đang đối mặt với tình trạng lạm phát cao, tăng trưởng chậm, với nhiều quốc gia đối mặt với nguy cơ suy thoái. Trước tình hình này, ông cho rằng cần tăng cường sản xuất để chặn đà tăng của lạm phát.

Trong khi đó, Giám đốc điều hành Morgan Stanley, James Gorman nhận định các ngân hàng trung ương có thể đạt được một số tiến bộ trong việc hướng tới các mục tiêu lạm phát thông qua việc nâng lãi suất và kiểm soát nhu cầu. Tuy nhiên, việc đưa lạm phát về mức mục tiêu 2% sẽ khó khăn khi các vấn đề về chuỗi cung ứng, nhân khẩu học và những thách thức khác sẽ góp phần khiến giá cả leo thang.

Cho đến nay, động thái của các ngân hàng trung ương chưa tác động mạnh đến các nhân tố cốt lõi của nền kinh tế, đặc biệt là thị trường lao động Tuy nhiên, những chính sách này cũng không tác động đáng kể đến việc hạ lạm phát từ mức cao hiện nay là 6% tại Mỹ, hơn 10% tại Liên minh châu Âu (EU) và Anh. Lạm phát có khả năng đã đạt đỉnh sau khi chỉ số này tại EU trong tháng 11 đã lần đầu tiên giảm trong 17 tháng, và đang trên đà đi xuống tại Mỹ kể từ tháng 6.

Một số quan chức cho rằng giá cả vẫn đang tăng nhanh và cần có giải pháp khác bên cạnh chính sách t.iền tệ. Thứ trưởng Tài chính Mỹ Wally Adeyemo nhận định trong khi Ngân hàng Dự trữ liên bang Mỹ (FED) đang tập trung vào chính sách t.iền tệ, Bộ Tài chính đang nỗ lực tăng nguồn cung thông qua xả dầu từ kho dự trữ chiến lược, đầu tư công và sản xuất chip siêu nhỏ, các chương trình đào tạo để tăng nguồn cung lao động. Mặc dù vậy, đây đều là những giải pháp mang tính dài hạn, chưa thể giải quyết vấn đề cấp bách trước mắt là nguy cơ suy thoái do các ngân hàng trung ương tăng lãi suất nhằm giảm lạm phát xuống mục tiêu 2%. Theo nhà cựu kinh tế trưởng của IMF Olivier Blanchard, các ngân hàng trung ương nên nâng mức lạm phát mục tiêu, thay vì cố gắng giảm xuống mức 2% bất chấp tác động tiêu cực nghiêm trọng đến nền kinh tế.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *