Sau 1 ngày sốt nhẹ, b.é g.ái 5 t.uổi bị nguy kịch do viêm cơ tim tối cấp

Bệnh nhi đau ngực, ói, tay chân lạnh, lơ mơ, môi tái, chi mát và rơi vào tình trạng nguy kịch… chỉ sau 1 ngày sốt nhẹ.

Chiều 22.1, BSCK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM) cho hay, các bác sĩ ở đây vừa kịp thời cứu sống b.é g.ái bị nguy kịch do viêm cơ tim tối cấp, sốc tim.

Bệnh nhi Đ.T.T.T (5 t.uổi, ngụ huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ) đang điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố – Ảnh: BVCC

Theo bác sĩ Tiến, b.é g.ái này là cháu Đ.T.T.T (5 t.uổi, ngụ huyện Thới Lai, TP.Cần Thơ). Cách nhập viện 2 ngày, bé T. bị sốt nhẹ, than mệt, nhức đầu nhưng một ngày sau đó, bệnh nhi đau ngực, ói, tay chân lạnh. Bé được đưa vào bệnh viện địa phương trong tình trạng sốc, rối loạn nhịp tim, xét nghiệm troponin I tăng cao nên được hỗ trợ hô hấp đặt nội khí quản để thở, truyền adrenalin và chuyển đến Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

Bác sĩ Tiến cho biết, lúc này, bệnh nhi lơ mơ, môi tái, chi mát, CRT dưới 3 giây, huyết kẹp tụt 70/50mmHg, tĩnh mạch cổ nổi, mạch quay nhẹ khó bắt, nhịp tim không đều. Monitor nhịp nhanh 200 – 220 lần/phút, đo ECG ghi nhận nhịp nhanh thất, thở qua nội khí quản.

Bệnh nhi được tiến hành xét nghiệm men tim Troponin I, CK-MB tăng cao, siêu âm tim giảm phân suất tống m.áu EF còn 20 – 24% (bình thường EF 60 – 80%). Các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm cơ tim tối cấp, sốc tim, rối loạn nhịp tim.

Bệnh nhi tiếp tục được thở máy, vận mạch adrenalin, dobutamin, dopamine, sử dụng thuốc chống loạn nhịp lidocain nhưng tình hình vẫn không cải thiện.

Bệnh viện tiến hành hội chẩn và quyết định tiến hành đặt cannula động mạch đùi và tĩnh mạch đùi, mồi dịch hệ thống máy ECMO (oxy hóa m.áu qua màng ngoài cơ thể), kết nối với bệnh nhân chế độ V-A ECMO.

“Chúng tôi tiếp tục điều trị thuốc chống loạn nhịp, truyền m.áu, tiểu cầu, điều chỉnh điện giải, toan kiềm, chống đông hệ thống ECMO bằng heparine, sử dụng lợi tiểu để giảm tải thất trái, kháng sinh điều trị bội nhiễm phổi. Nhưng tình trạng sức khỏe của bệnh nhi vẫn phức tạp, huyết áp dao động, nhịp tim dao động, tổn thương gan, thận”, bác sĩ Tiến nói.

Sau 12 ngày đêm chạy ECMO, các bác sĩ đã nỗ lực xử trí các chuyển biến bất thường của nhịp tim, cơ tim và huyết động; điều trị hỗ trợ các cơ quan gan, thận, điều chỉnh điện giải, kiềm toan nên tình trạng tim của bệnh nhi đã hồi phục dần.

“Hiện rối loạn nhịp của bệnh nhi chuyển sang nhịp xoang bình thường, cải thiện phân suất tống m.áu EF 48 – 54%, huyết áp ổn định khi làm nghiệm pháp calibre máy ECMO. Bệnh nhi được cai ECMO, rút cannula mạch m.áu và tiếp tục điều trị hỗ trợ tại Khoa Hồi sức tích cực”, bác sĩ Tiến cho biết.

Qua trường hợp trên, bác sĩ Tiến cảnh báo, vào thời điểm giao mùa như hiện nay, thời tiết thất thường: sáng nóng, tối lạnh, có thể xuất hiện các trường hợp nhiễm siêu vi biến chứng viêm cơ tim t.rẻ e.m và người lớn với biểu hiện như: sốt nhẹ, người mệt mỏi, đau đầu, ói, đau bụng, sắc mặt xanh tái, tay chân tái, móng chân tay tái, ngất, đau ngực… Nếu xảy ra các hiện tượng trên, chúng ta nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế có chuyên khoa nhi để được thăm khám, định bệnh chẩn đoán sớm viêm cơ tim và xử trí thích hợp.

Nam thanh niên 21 t.uổi phát hiện u não khổng lồ sau cơn nhức đầu

Nam thanh niên phát hiện khối u màng não kích thước cực lớn sau cơn nhức đầu, lơ mơ, ngủ li bì và tay chân yếu dần.

Sáng ngày 18/1, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM) cho biết, thời gian gần đây bệnh viện đã tiếp nhận và phẫu thuật cho rất nhiều trường hợp mắc u não kích thước lớn nguy hiểm tới tính mạng.

Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân T.Q.C (nam, 21 t.uổi, ngụ tại TPHCM). Bệnh nhân nhập viện ngày 03/01/2024 trong tình trạng nhức đầu, lơ mơ, ngủ li bì và tay chân yếu dần trong khoảng 1 tháng nay.

Sau quá trình kiểm tra, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân có u màng não kích thước lớn (10x9x7cm) bán cầu não phải. Khối u đã chèn ép nặng mô não, đẩy lệch đường giữa qua trái 22mm, gây thoát vị mô não qua liềm não và lều tiểu não.

Đồng thời, khối u có mật độ mạch m.áu cao và nhiều nguồn mạch m.áu nuôi dưỡng gây nguy hiểm tới tính mạng bệnh nhân. Bệnh nhân đã được can thiệp nội mạch (DSA) để tắc mạch trước mổ ngày 7/1/2024, thời gian 3 tiếng và được phẫu thuật cắt trọn u 1 ngày sau tắc mạch.

Bệnh nhân T.Q.C. (phải) sau phẫu thuật.

TS.BS Dương Thanh Tùng, Trưởng khoa Ngoại Thần kinh Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết: “Bệnh nhân mang trong mình khối u kích thước rất lớn, phù não gây chèn ép não nặng, đe dọa tụt não khiến nguy cơ t.ử v.ong cao”.

Do tình trạng phù não nặng cùng với mật độ mạch m.áu nhiều, nguy cơ làm thương tổn các cấu trúc thần kinh sinh tồn xung quanh u nên ca phẫu thuật rất khó và nguy hiểm, tỷ lệ tai biến và biến chứng cao.

Ngày 08/01/2024, ê-kip phẫu thuật đã bóc tách khối u não cho bệnh nhân. Cuộc phẫu thuật kéo dài 11 tiếng và thành công tốt đẹp.

Trường hợp thứ 2 là bệnh nhân P.H.S (53 t.uổi, ngụ tại TPHCM). Bệnh nhân nhập viện ngày 12/12/2023 với tình trạng lừ đừ, nhức đầu, chóng mặt và nôn ói. Kết quả chụp CT cho thấy người bệnh có khối u kích thước lớn 5x4x4cm vị trí ở tiểu não trái, mật độ mạch m.áu trong u cao, theo dõi u nguyên bào mạch m.áu (Hemangioblastoma) tiểu não, chèn ép hẹp não thất IV, giãn não thất.

Do khối u có kích thước lớn với những nang mạch m.áu cùng hệ thống mạch m.áu nuôi dưỡng phong phú, rất dễ có biến chứng c.hảy m.áu ồ ạt trong khi mổ nên người bệnh được hội chẩn liên chuyên khoa giữa Ngoại Thần kinh và đơn vị X- Quang can thiệp để có phương án điều trị phù hợp.

Ngày 2/1/2024, các bác sĩ Đơn vị can thiệp nội mạch (DSA) đã thực hiện thủ thuật làm tắc bớt mạch m.áu nuôi khối u trong 2 tiếng đồng hồ.

Ngày 3/1/2024, các bác sĩ Ngoại Thần kinh đã tiến hành phẫu thuật vi phẫu cắt bỏ khối u, giải ép tiểu não.

Bác sĩ kiểm tra sức khỏe bệnh nhân sau phẫu thuật.

Trưởng khoa Ngoại Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định cho biết, Hemangioblastoma là loại u não dạng mạch m.áu, vị trí ở vùng hố sau – tiểu não chật hẹp, mật độ mạch m.áu cao nên đòi hỏi các thao tác cần tỉ mỉ, khéo léo tránh thương tổn tối đa cho các cấu trúc thần kinh xung quanh nhằm bảo tồn chức năng cho người bệnh. Đây là ca phẫu thuật khó với tỷ lệ tai biến, biến chứng và di chứng cao.

Ca phẫu thuật kéo dài 8 tiếng, các bác sĩ đã bóc tách u, kiểm soát mạch m.áu nuôi u và cắt trọn khối u, bảo tồn được các cấu trúc thần kinh xung quanh u và không có tai biến trong mổ.

Hiện tại cả 2 bệnh nhân đều đã hồi phục tốt trong giai đoạn hậu phẫu. Cả hai đều tỉnh táo, tiếp xúc tốt và hồi phục các triệu chứng khiếm khuyết thần kinh, không còn yếu liệt chân tay và dự tính sẽ được xuất viện trong một vài ngày tới.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *