Thói quen nguy hiểm có thể gây xẹp đốt sống

Mang vác các vật nặng quá sức có thể khiến người bệnh bị xẹp đốt sống, ảnh hưởng đến khả năng vận động, chất lượng cuộc sống.

Một cụ ông ở Vũng Tàu vừa nhập viện trong tình trạng bị cụp lưng sau khi vác một túi đồ nặng. Ông cho biết bản thân nghe một tiếng kịch, sau đó lưng đau nhói lên. Bệnh nhân lập tức đi nằm và kể từ giờ phút đó, không thể nghiêng trở người được.

Các bác sĩ đang phẫu thuật cho bệnh nhân xẹp đốt sống.

BS.CKI Vũ Ngọc Bảo Quỳnh, khoa Cột sống, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM cho biết, người bệnh bị gãy xẹp đốt sống L1 (vị trí đốt sống lưng thứ nhất).

Phim chụp cộng hưởng từ cho thấy mặc dù đốt sống của người bệnh không bị xẹp quá nhiều nhưng bên trong đốt sống bị dập nhũn, mất đi sự rắn chắc. Đây là nguyên nhân chính làm khởi phát cơn đau khi người bệnh cử động.

Vì t.uổi đã cao nên bệnh nhân cũng mắc nhiều bệnh nền khác, đặc biệt là suy tim và bệnh mạch vành. Đây là những bệnh lý có thể dẫn đến rất nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là t.ử v.ong nếu phẫu thuật. Do đó, trong hai ngày đầu tiên sau khi nhập viện, người bệnh được điều trị ổn định các bệnh lý về tim mạch với bác sĩ chuyên khoa tim mạch.

Đối với tình trạng xẹp đốt sống, người bệnh được chỉ định tạo hình thân sống bằng bơm xi măng sinh học. Xi măng sinh học ở dạng lỏng được bơm vào các đốt sống gãy xẹp thông qua một kim tiêm chọc xuyên qua da. Xi măng giúp làm vững và hàn gắn các đốt sống đã bị tổn thương.

Từ đó loại bỏ tình trạng xô lệch các đốt sống, gây đau đớn cho người bệnh. Đây là kỹ thuật can thiệp tối thiểu, thậm chí không phải gây mê mà chỉ cần gây tê tại chỗ, đặc biệt phù hợp cho người cao t.uổi, loãng xương, mắc nhiều bệnh nền…

Bơm xi măng sinh học là một kỹ thuật đơn giản nhưng mang lại lợi ích ngoạn mục cho người bệnh. “Từ tình trạng đau dữ dội, nằm ngửa bất động, thậm chí không thể trở mình để bác sĩ kiểm tra vị trí tổn thương, chỉ vài giờ sau phẫu thuật, người bệnh đã có thể đi lại”, bác sĩ Quỳnh nói. Ca phẫu thuật diễn ra trong khoảng 30 phút. Sau 6 giờ, người bệnh hoàn toàn tỉnh táo và có thể xuống giường tự đi lại.

Người bệnh cho biết ca phẫu thuật diễn ra nhanh chóng và “êm” đến mức ông thậm chí không biết mình đã được điều trị cho đến khi bác sĩ đến thay băng, cơn đau cũng giảm đáng kể. Ngày thứ 3 sau phẫu thuật, người bệnh được xuất viện.

Bác sĩ Quỳnh cho biết, xẹp hoặc lún đốt sống là tình trạng thân đốt sống không giữ được chiều cao vốn có, gây tổn thương vùng cột sống và dẫn đến những cơn đau dữ dội.

Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, bệnh có thể gây ảnh hưởng đến độ cân bằng của cột sống, thúc đẩy nguy cơ thoái hóa; biến dạng, gù lưng, vẹo cột sống; về lâu dài, đốt sống bị xẹp làm chèn ép các cơ quan nội tạng; tổn thương dây thần kinh, gây tê, đau nhức và tàn phế.

Nói về các nguy cơ của xẹp đốt sống theo các chuyên gia y tế, có thể do loãng xương, chấn thương hoặc một số bệnh lý khác. Theo đó, t.uổi tác là nguyên nhân chính của tình trạng loãng xương và đây là nguyên nhân hàng đầu gây ra tình trạng xẹp đốt sống. Khi xương trở nên xốp, mềm theo thời gian, các đốt sống không còn đủ cứng để hỗ trợ cột sống trong các hoạt động hàng ngày.

Do đó, khi người bệnh cúi xuống để nhấc một vật, ho hoặc hắt hơi cũng có thể gây ra xẹp lún đốt sống, nếu bị loãng xương nghiêm trọng.

Hầu hết các đốt sống bị xẹp lún ở mặt trước, vì mặt sau của đốt sống có cấu tạo bằng xương cứng hơn. Điều đó tạo ra đốt sống có hình nêm, có thể dẫn đến tư thế khom lưng được gọi là gù cột sống (Chứng kyphosis).

Một số trường hợp khác không do loãng xương, mà do nguyên nhân đốt sống chịu một lực lớn gây chấn thương. Cụ thể như là tai nạn giao thông, tai nạn lao động, té ngã trong sinh hoạt hàng ngày… Tư thế khi bị té của người bệnh là ngã từ trên cao, ngã ngồi đ.ập mông xuống đất gây xẹp, gãy đốt sống.

Xẹp đốt sống cũng có thể do một số bệnh lý ác tính như ung thư xương hay do ung thư di căn, bệnh viêm xương biến dạng Paget, viêm tủy xương…

Các tế bào ung thư xâm nhập vào xương gây phá hủy cấu trúc và khiến cho xương bị yếu và giòn hơn. Tình trạng này thường gặp ở người dưới 55 t.uổi, không có chấn thương hoặc chấn thương nhẹ nhưng lại bị gãy lún đốt sống.

Một số yếu tố nguy cơ gây lún đốt sống như t.uổi tác. Phụ nữ trên 50 t.uổi và nguy cơ tăng dần theo t.uổi tác; hay đó là vấn đề cân nặng: Phụ nữ còi xương, suy dinh dưỡng.

Mãn kinh sớm: Phụ nữ mãn kinh trước 50 t.uổi có nguy cơ bị loãng xương cao hơn. Người hút thuốc là: T.huốc l.á làm mất độ dày của xương, khiến xương yếu đi

Trong y học, phòng ngừa có vai trò rất quan trọng và mang đến hiệu quả cao hơn. Vì thế, lời khuyên từ các chuyên gia cơ xương khớp dành cho mỗi người là:

Đối với người cao t.uổi, nhất là phụ nữ mãn kinh cần phải có xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp và tập luyện điều độ. Đồng thời bổ sung các khoáng chất giàu vitamin D, calci và vitamin khác. Ăn uống cân đối và đầy đủ các chất dinh dưỡng.

Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ hoặc theo chỉ định của bác sĩ để phát hiện loãng xương hoặc các bệnh lý cột sống khác và điều trị kịp thời.

Thay đổi lối sống và sinh hoạt thiếu mạnh bằng cách hạn chế rượu, bia, t.huốc l.á và tránh các chất kích thích.

Thường xuyên luyện tập thể dục nâng cao sức khỏe bằng các môn phù hợp với thể chất. Các bằng chứng khoa học chỉ ra rằng, tập thể dục thật sự hữu ích trong việc thúc đẩy sức khỏe của xương.

Chú ý trong các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, điều khiển phương tiện giao thông hay làm việc để tránh bị chấn thương, té ngã.

Loại rau rẻ bèo hương vị ‘đồng quê’ Việt Nam, sang Mỹ giá đắt gấp hàng chục lần

Là một loại rau có hương vị ‘đồng quê’ Việt Nam nhưng ở một số bang ở Mỹ có những quy định nghiêm ngặt liên quan đến việc trồng và mua bán loại rau này.

Loại rau ở Việt Nam rẻ bèo, sang Mỹ đắt gấp nhiều lần

Rau muống là loại thực phẩm quen thuộc với mọi gia đình Việt. Đặc biệt, món rau muống xào tỏi xanh giòn có mùi vị đặc biệt hấp dẫn. Không chỉ ngon, rau muống còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Thông thường ở các chợ truyền thống ở Việt Nam rau muống được bán giá rất rẻ dao động từ 5.000 đồng- 10.000 đồng/bó.

Là một loại rau phổ biến giá rẻ ở Việt Nam nhưng ở Mỹ, giá của nó có thể gấp hàng chục lần và có những quy định nghiêm ngặt về trồng và mua bán. Đặc biệt, khi cộng đồng người châu Á di cư đến Mỹ, nhu cầu ăn loại rau này đã tăng lên.

Đáng chú ý tại một số bang ở Mỹ, như Georgia, rau muống đã bị cấm từ những năm 1970 vì tính chất xâm lấn của nó.

Rau muống có khả năng phát triển mạnh mẽ và tiêu thụ nhiều nguồn nước, gây hại cho môi trường địa phương. Các quy định nghiêm ngặt về trồng rau muống tồn tại ở nhiều bang miền Nam như Florida, Texas và Georgia.

Ở Florida, rau muống phải được trồng trong nhà kính và thu hoạch trước khi vận chuyển. Tại Georgia, rau muống đã bị cấm trong thời gian dài, và người dân đã phải mua rau từ các bang khác như Florida và Texas.

Mặc dù lệnh cấm đã được gỡ bỏ vào cuối tháng 3 năm nay, quy định vẫn còn về việc cắt gốc rau muống khi bán để đảm bảo không thể trồng tiếp. Nhà chức trách cũng đang xem xét việc cấp phép cho việc trồng rau muống theo quy định của ủy ban nông nghiệp bang.

Thông tin trên Tri Thức & Cuộc sống, sau lệnh cấm được dỡ bỏ, rau muống tại Georgia đã trở lại với giá khoảng 6 USD/kg (gần 150.000 đồng), tuy vẫn thấp hơn so với giá ở các bang khác, nhưng nhu cầu đã tăng đáng kể.

Rau muống được bán với giá rất đắt đỏ ở Mỹ.

Những lợi ích tuyệt vời của rau muống, không phải ai cũng hay

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie…

Mặc dù là loại rau bình dân và rẻ t.iền ở Việt Nam nhưng nó cũng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Loại rau này cũng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A… những người cao t.uổi ăn rau muống ngày 2 bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.

Đặc biệt, trong rau muống cũng chứa hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp. Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2… Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt.

Không chỉ vậy trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 – 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.

Chỉ với bó rau muống bạn có thể chế biến được nhiều món ngon.

Rau muống tuy giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Sau đây là những người không nên ăn rau muống để gìn giữ sức khỏe.

– Người hệ tiêu hóa yếu: Nhiều người ăn rau muống mà không để ý đến ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.

– Người đang có vết thương: Thông tin trên Kinh tế & Đô thị, với những người đang có vết thương trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da. Thậm chí, sẽ khiến cho chỗ da mới mọc bị ngứa nhiều hơn. Vì thế, chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã khỏe hẳn, da đã lành lại mà thôi.

– Người mắc bệnh gout, sỏi thận: Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.

– Người mắc bệnh viêm khớp: Không may bạn đang gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.

– Người đang uống thuốc Đông y: Trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống. Bởi những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.

– Những người đang có vết thương trên da: Nhóm người này cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *