5 loại rau quả nên ăn nhiều vào mùa đông để tăng sức đề kháng

Có một số loại rau quả phổ biến trong mùa đông được các chuyên gia khuyên nên thường xuyên bổ sung để tăng sức đề kháng.

Thời tiết mùa đông là thời điểm thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển, làm dịch bệnh bùng phát và lây lan trong cộng đồng, đặc biệt là ở những người có sức đề kháng yếu.

Một trong những cách tăng sức đề kháng tốt nhất là bổ sung thực phẩm. Dưới đây là 5 loại rau quả nên ăn nhiều vào mùa đông để tăng sức đề kháng.

Dinh dưỡng có giúp tăng cường miễn dịch?

Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời GS.TS Lê Danh Tuyên, nguyên Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, nhiều yếu tố đóng góp vào sức khỏe của hệ miễn dịch như: t.uổi tác, giới, gene, môi trường sống, thói quen sinh hoạt, vận động, dinh dưỡng… Trong đó vai trò của dinh dưỡng đặc biệt nổi bật.

Các nghiên cứu đã chứng minh, hàng rào miễn dịch chỉ hoạt động tốt khi được cung cấp đầy đủ những chất dinh dưỡng thiết yếu. Vì vậy, bổ sung thêm những chất có ích với hệ miễn dịch như vitamin C, A, B6, E, kẽm, selen… sẽ giúp tăng cường sức đề kháng tự nhiên của cơ thể, chống lại sự xâm nhập của những tác nhân có hại từ môi trường.

Theo giáo sư Tuyên, hệ miễn dịch của cơ thể là hệ thống được xây dựng với các cơ chế phòng vệ mạnh mẽ, không chỉ chống lại những tác nhân bên ngoài tấn công như virus và vi khuẩn mà nó còn học cách nhận biết những tác nhân mới có hại để bảo vệ cơ thể tốt hơn.

Tuy nhiên, để tăng cường miễn dịch, chúng ta cần có nền tảng sức khỏe tốt. Điều này liên quan đến một loạt các hành vi hỗ trợ khác nhau, từ nghỉ ngơi đầy đủ, kiểm soát mức độ căng thẳng, tập thể dục thường xuyên và đặc biệt là cần ăn uống đầy đủ dinh dưỡng.

Nếu chế độ ăn uống không đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu các vitamin và khoáng chất cần thiết sẽ khiến hệ miễn dịch bị suy yếu.

5 loại rau quả tăng hệ miễn dịch

Quả bơ

Trái bơ rất giàu chất béo lành mạnh, giúp giữ cholesterol trong cơ thể chúng ta ở phạm vi an toàn, giữ cho trái tim khỏe mạnh. Nếu bạn đang sống chung với bệnh tiểu đường, sự kết hợp của chất béo lành mạnh và hàm lượng chất xơ cao của bơ có thể giúp cải thiện độ nhạy insulin và kiểm soát lượng đường trong m.áu.

Bắp cải và quả bơ là hai loại rau quả rất tốt cho sức khỏe

Bông cải xanh Broccoli

Bông cải xanh là nguồn đặc biệt phong phú của vitamin C và vitamin A. Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh và tăng cường miễn dịch, giúp chống lại các virus phổ biến gây ra chứng bốc hỏa trong thời tiết lạnh.

Vitamin C cũng hỗ trợ cơ thể hấp thụ sắt từ các loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật giàu sắt (ví dụ như đậu, đậu xanh và đậu lăng). Điều này đặc biệt quan trọng đối với những người không ăn thịt, vì ăn rau chứa nhiều vitamin C có thể giúp cơ thể bạn hấp thụ nhiều sắt hơn.

Vitamin A đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì thị lực khỏe mạnh và hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh thoái hóa mắt. Vitamin A cũng tham gia vào việc duy trì làn da khỏe mạnh, sáng và xây dựng xương chắc khỏe.

Củ cải đường

Củ cải đường hàm lượng sắt cao cùng với vitamin A, B6 và C. Loại rau này giúp giải độc gan và hỗ trợ hệ thống miễn dịch, đồng thời cũng rất ít calo giúp giảm cân hiệu quả. Chúng cũng là nguồn cung cấp chất xơ, folate, mangan, kali, sắt tuyệt vời, chưa kể các hợp chất bảo vệ bao gồm betanin và vulgaxanthin có tác dụng chống viêm.

Bắp cải

Tất cả các loại bắp cải đều có lượng calo thấp nhưng giàu chất xơ hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa, cũng như vitamin C, vitamin K, mangan và chất chống oxy hóa như anthocyanin tăng cường miễn dịch.

Thì là

Thì là có tác dụng tăng cường sức khỏe tiêu hóa nhờ sự hiện diện của các hợp chất chống viêm, kháng khuẩn. Rễ thì là chứa một số hợp chất phenolic giúp ngăn ngừa bệnh tật, bao gồm bioflavonoid, acid phenolic, tannin, coumarin và acid hydroxycinnamic cũng như kali, vitamin C, A và B.

Hãy thường xuyên ăn những loại rau quả này vào mùa đông để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể nhé.

5 bệnh trẻ thường mắc khi thời tiết lạnh

Thời tiết lạnh là điều kiện thuận lợi cho một số loại vi khuẩn, virus gây bệnh đường hô hấp ở trẻ phát triển.

Thời tiết lạnh, trẻ thường dễ bị cúm vì sức đề kháng yếu. Ảnh minh họa: Shutterstock.

Theo bác sĩ chuyên khoa II Dương Văn Linh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, thói quen ăn, ngủ của trẻ có thể bị thay đổi khi đi học và ở nhà vào mùa lạnh. Điều này khiến hệ thống miễn dịch dễ bị tổn thương hơn và kém hiệu quả trong việc chống lại n.hiễm t.rùng.

Viêm phế quản

Bệnh viêm phế quản rất hay gặp ở t.rẻ e.m, nhất là trẻ dưới một t.uổi. Những trẻ đang mắc một bệnh nhiễm khuẩn khác như cúm, sởi… cũng có nguy cơ bị viêm phế quản.

Triệu chứng thường gặp nhất là ho, chảy nước mũi trong, sốt cao, sau đó ho ngày càng nhiều, thở khó, thở rít. Trường hợp bệnh nặng, cơ thể trẻ tím tái, lồng ngực rút lõm, cơn thở bị co kéo khó khăn. Trường hợp rất nặng và không được điều trị kịp thời, trẻ có thể bị ngừng thở.

Thông thường, bệnh sẽ kéo dài và khỏi trong 1-2 tuần nếu được chăm sóc tốt, nếu không, bệnh sẽ kéo dài trong nhiều tuần liền.

Để phòng bệnh hiệu quả, cha mẹ cần giữ ấm trẻ, luôn giữ ấm vùng ngực, chân tay; tã lót ướt cần được thay ngay. Trẻ bị viêm họng hay viêm mũi, viêm amidan, cần được điều trị kịp thời.

Khi thấy trẻ có dấu hiệu khó thở, bú kém, tím tái… nên đưa con đến bệnh viện sớm.

Cúm

Đây là bệnh truyền nhiễm phổ biến do virus gây n.hiễm t.rùng đường hô hấp, rất dễ lây lan. Sự khởi phát của cúm thường đột ngột và có các triệu chứng đi kèm như: sốt cao, ho, chảy mũi, ngạt mũi, đau nhức cơ, mệt mỏi, viêm kết mạc mắt nhẹ (đỏ mắt, ngứa). Bên cạnh đó, người mắc bệnh có thể kèm theo nôn ói, tiêu chảy.

Bác sĩ chuyên khoa II Dương Văn Linh, Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, đang thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC.

Cảm lạnh

Bệnh do virus gây ra, trẻ có thể bị sốt nhẹ ngay từ khi mắc bệnh. Mặc dù cảm lạnh có vẻ xảy ra thường xuyên hơn vào những tháng cuối năm, thời tiết lạnh, nhưng chúng có thể xảy ra quanh năm.

Có nhiều loại virus gây ra cảm lạnh, bệnh có thể kéo dài 5-14 ngày. Các triệu chứng của cảm lạnh thường gặp: chảy mũi, tắc mũi, ho, đau họng, sốt.

Viêm họng do vi khuẩn

Bệnh lý n.hiễm t.rùng này do vi khuẩn gây ra, dễ lây lan, thường gặp vào những tháng cuối năm và giao mùa, đặc biệt ở trẻ nhóm từ 5 đến 15 t.uổi. Các triệu chứng bao gồm: đau họng, khó nuốt, sốt, đau bụng, đau đầu.

Viêm họng do vi khuẩn có thể điều trị dễ dàng và nhanh chóng bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, mọi người không nên tự ý mua và dùng thuốc kháng sinh khi không có sự chỉ dẫn của dược sĩ hay bác sĩ kê toa.

Tiêu chảy

Tiêu chảy là một trong những bệnh phổ biến của trẻ trong mùa lạnh. Bệnh do Rotavirus gây ra và thường chỉ kéo dài trong 3-7 ngày. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ ở lứa t.uổi 3-24 tháng.

Khi trẻ bị tiêu chảy, phụ huynh không nên ép con ăn nhiều mà hãy cho trẻ uống nước đầy đủ, dùng những dung dịch như Oresol giúp bù lượng nước mất đi để cơ thể khỏi mất sức. Nếu thấy trẻ sốt cao, phân có m.áu, đàm, hoặc đau bụng nhiều cần đi khám bác sĩ ngay.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *