Viêm họng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ có sức đề kháng kém.
Nếu trẻ bị viêm họng tái đi tái lại nhiều lần sẽ khá nguy hiểm, vì có thể dẫn tới viêm họng mạn tính, gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe của trẻ.
Nguyên nhân gây viêm họng ở trẻ
Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm họng ở trẻ. Các tác nhân gây viêm họng thường tấn công cơ thể khi gặp điều kiện môi trường thuận lợi hoặc hệ miễn dịch suy yếu. Trong đó viêm họng ở trẻ thường gặp là do các nguyên nhân sau:
– Do virus: Virus xâm nhập gây suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn, dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn gây bệnh. Các virus gây viêm họng ở trẻ như: Virus cúm, virus sởi; vi khuẩn phế cầu, tụ cầu, liên cầu…
– Do thay đổi thời tiết: Trẻ thường bị viêm họng trong những ngày đầu tiên chuyển lạnh, những ngày ẩm ướt hoặc khi thời tiết nóng đột ngột. Bệnh thường kéo dài trong khoảng một tuần, nhưng nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh có thể kéo dài lâu hơn.
– Do tiếp xúc nhiều với môi trường ô nhiễm: Khói bụi, khói thuốc, khói than… sẽ gây cản trở hô hấp và gây viêm họng.
Ngoài ra, trẻ bị còi xương, suy dinh dưỡng, sức đề kháng kém, ít vệ sinh răng miệng… cũng có khả năng bị viêm họng.
Người bị viêm họng thường cảm thấy ngứa bên trong cổ, đau rát, sưng tấy vòm họng, ho nhiều… Nếu không được điều trị, bệnh có thể biến chứng thành viêm amidan, viêm phế quản, viêm xoang…
Viêm họng là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là ở trẻ có sức đề kháng kém. Ảnh minh họa.
Viêm họng có lây không?
Trên thực tế cho thấy, đại đa số trẻ bị viêm họng là do virus, vi khuẩn. Những tác nhân này trú ngụ trong nước bọt, đờm, dịch mũi… của người bệnh, nếu tiếp xúc với dịch tiết của người bệnh, dùng chung đồ dùng cá nhân hoặc ăn uống chung với họ đều có thể bị lây bệnh.
Như vậy, vấn đề viêm họng có bị lây hay không phụ thuộc rất nhiều vào tác nhân gây bệnh. Nếu viêm họng do dị vật, chấn thương, ngộ độc, dị ứng thì không thể lây nhiễm, nhưng viêm họng do virus hay vi khuẩn thì sẽ rất dễ bị lây nhiễm.
Khả năng lây nhiễm viêm họng phụ thuộc rất nhiều vào nguyên nhân gây ra bệnh. Theo đó, các trường hợp viêm họng do virus, vi khuẩn đều có thể lây nhiễm cho người khác qua 2 con đường:
– Tiếp xúc trực tiếp
Môi trường sống của người bệnh có thể tạo điều kiện thuận lợi để virus, vi khuẩn gây viêm họng lây lan. Vì thế, nếu sống chung với người bệnh thì có thể bị lây viêm họng qua giọt b.ắn mũi họng của người bệnh phát ra không khí khi họ sổ mũi, hắt hơi, ho, nói chuyện…
– Tiếp xúc gián tiếp
Vật dụng cá nhân của người bị bệnh cũng có thể là nơi ẩn náu của virus, vi khuẩn gây viêm họng. Nếu người bình thường tiếp xúc với những vật dụng này thì nguy cơ bị lây viêm họng cũng rất cao.
Cách phòng tránh viêm họng cho trẻ
Đưa trẻ đi khám định kỳ thường xuyên, qua đó các bác sĩ sẽ có những đ.ánh giá tổng quát về sức khỏe của trẻ, cần bổ sung đủ chất cho trẻ để giúp trẻ tăng sức đề kháng.
Ngoài ra cần lưu ý những điều sau:
– Giữ vệ sinh cho trẻ: Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Dạy trẻ cách rửa tay sạch sẽ, người lớn cũng cần rửa tay sạch trước khi tiếp xúc với trẻ để tránh lây truyền vi khuẩn cho trẻ. Không tắm cho trẻ ngay sau khi trẻ vận động nhiều hoặc đổ nhiều mồ hôi, vì điều này sẽ dẫn đến tình trạng thân nhiệt bị thay đổi đột ngột, gây ra viêm họng hoặc cảm lạnh ở trẻ.
Vệ sinh đồ chơi, các vật dụng trẻ hay dùng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn cho trẻ.
– Tránh để trẻ tiếp xúc với luồng gió mạnh hay nhiệt độ thay đổi đột ngột: Khi ngủ nên cho quạt ở ngoài màn để cản bớt gió, nhiệt độ điều hòa cần duy trì ở mức 25 – 26 độ C, tránh sự chênh lệch nhiệt độ với bên ngoài phòng. Không để trẻ quá nóng hoặc quá lạnh, nếu nóng quá trẻ sẽ tiết nhiều mồ hôi, mồ hôi không được thoát ra ngoài sẽ ngấm ngược lại và gây viêm họng.
Ho, sổ mũi ở trẻ bao lâu thì khỏi?
Ho, sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ, mặc dù không gây nguy hiểm nhưng nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến viêm họng, viêm phế quản…
Nguyên nhân gây ho, sổ mũi ở trẻ
Tai mũi họng được xem là cửa ngõ của hệ hô hấp, phần hốc mũi được lót bởi một lớp niêm mạc và được bao phủ bằng lớp thảm nhầy giúp giữ lại vi khuẩn, bụi bẩn để bảo vệ mũi xoang. Nếu các biểu mô trong hốc mũi bị kích thích do thời tiết thay đổi đột ngột hoặc có dị vật, hóa chất, khối u, viêm nhiễm… sẽ khiến cho các tuyến tiết chế nằm trong lớp biểu mô gia tăng sản xuất dịch, từ đó xuất hiện hiện tượng chảy nước mũi, ho.
Ho, chảy nước mũi có thể tự hết, nhưng cũng có thể gây ra những biến chứng như viêm họng, viêm xoang, viêm tắc vòi tai, viêm phế quản…
Người ta ghi nhận tình trạng ho, sổ mũi ở trẻ thường là do viêm mũi dị ứng. Ở người bị viêm mũi dị ứng, các triệu chứng của bệnh bao gồm: Ngứa mũi có thể kèm theo ngứa mắt, tai và vòm họng, hắt hơi thường thành từng tràng dài liên tục, chảy nước mũi, ho khan, nghẹt mũi…
Người bị viêm mũi dị ứng có thể xuất hiện ho, sổ mũi do tiếp xúc với khói bụi, phấn hoa, mùi thức ăn, lông chó mèo, do tâm lý. Bệnh thường liên quan đến các bệnh dị ứng khác như hen, chàm da…
Ho, sổ mũi còn do nguyên nhân cảm lạnh, bệnh biểu hiện với triệu chứng chảy nước mũi kèm ho và có thể sốt nhẹ. Bệnh có thể xảy ra quanh năm, đặc biệt là thời điểm giao mùa, nguyên nhân phổ biến của cảm lạnh là do virus. Thông thường sau 1 tuần bệnh sẽ thuyên giảm. Ở t.rẻ e.m tần suất bị cảm lạnh cao hơn người lớn. Cần biết rằng khi nước mũi chuyển sang màu xanh vàng, đặc có thể không phải là biểu hiện của bội nhiễm.
Cảm lạnh nếu kéo dài sẽ dẫn đến các biến chứng như viêm tai giữa, viêm xoang hoặc khởi phát cơn hen phế quản cấp.
Thời tiết lạnh như hiện nay khiến tình trạng ho, sổ mũi xảy ra thường xuyên hơn, nguyên nhân hay gặp là do cúm. Bệnh cúm là một bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp do virus gây ra và rất dễ lây lan. Đây là một bệnh diễn tiến cấp tính, nhưng thường tự giới hạn. Cúm có nhiều biểu hiện lâm sàng khác nhau, với các biểu hiện điển hình như đau đầu, sổ mũi, đau họng… nếu nặng thì có thể suy kiệt, thậm chí t.ử v.ong.
Trong giai đoạn khởi phát, người bệnh sẽ sốt cao đột ngột, kèm rét run hay ớn lạnh. Mệt mỏi, chán ăn, đau cơ khớp, sổ mũi, đau họng và ho khan cũng là triệu chứng của bệnh. Ở giai đoạn toàn phát, người bệnh sẽ sốt cao liên tục, mệt mỏi chán ăn, đau cơ khớp kèm với tổn thương thanh – khí – phế quản. Tuy nhiên, sốt ở cúm thường kéo dài 2 – 5 ngày rồi giảm đột ngột và phần lớn bệnh tự hồi phục sau 1 tuần.
Ngoài ra, ho, sổ mũi còn do các nguyên nhân như: Viêm VA, viêm xoang.
Nhìn chung ho kèm theo sổ mũi do các nguyên nhân thông thường nếu được điều trị đúng cách, người bệnh có thể tự khỏi sau khoảng 7 – 10 ngày.
Ho, sổ mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ. Ảnh minh họa.
Khi trẻ bị ho, sổ mũi cần làm gì?
Khi trẻ bị ho, sổ mũi nhiều, nếu lo lắng thì cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.
Việc chăm sóc trẻ ở nhà vô cùng quan trọng, khi trẻ sổ mũi và ho sẽ dễ bị ngạt mũi, nôn trớ. Vì vậy, phụ huynh nên thường xuyên vệ sinh mũi của trẻ bằng nước muối sinh lý, điều này sẽ giúp làm ẩm niêm mạc mũi, long – loãng đờm.
Cần chú ý giữ ấm cơ thể, đặc biệt là khi đi ra ngoài. Cha mẹ không nên tự ý dùng kháng sinh, thuốc ho cho trẻ. Nhiều người có thói quen khi trẻ ho là cho trẻ uống thuốc kháng sinh, tuy nhiên không phải lúc nào thuốc kháng sinh cũng có tác dụng.
Bởi ho, sổ mũi thường là do virus, trong khi đó thuốc kháng sinh không có tác dụng với đối với virus, vì thế trong trường hợp này cha mẹ không nên dùng kháng sinh cho trẻ. Việc uống kháng sinh nhiều có thể dẫn đến tiêu chảy, sức đề kháng của trẻ sẽ yếu đi nhiều, làm bệnh lâu khỏi hơn. Khi bội nhiễm thì các bác sĩ sẽ chỉ định dùng kháng sinh, kháng viêm phù hợp.
Bên cạnh đó, cha mẹ cần xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp với trẻ. Đảm bảo dinh dưỡng khoa học, bữa ăn gồm 4 nhóm bột, béo, đạm, rau và phù hợp với khẩu vị của trẻ. Nên cho trẻ ăn những thực phẩm giàu sinh tố A, chất kẽm, sắt chẳng hạn như: Thịt bò, gà, trứng, rau có màu xanh đậm, đỏ… Nên hạn chế cho trẻ ăn những món chiên, xào…
Nếu trẻ còn trong độ t.uổi bú mẹ, thì nên cho trẻ bú sữa mẹ thường xuyên, vì trong sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất tốt cho trẻ, không chỉ vậy sữa mẹ còn có nhiều kháng thể giúp trẻ tăng cường hệ miễn dịch.
Nếu trẻ ho, sổ mũi nhiều, cha mẹ cần đưa trẻ đến ngay đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.