Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận trường hợp bệnh nhân nhập viện do ngộ độc mật cá.
Bệnh nhân nữ 79 t.uổi (ở Thanh Ba, Phú Thọ) được mách rằng ăn mật cá sẽ giúp bồi bổ, tốt cho mắt. Sau một ngày sử dụng mật cá trôi tại nhà, người bệnh xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn nhiều, đau bụng dữ dội,…
Đến ngày thứ 3 sau khi ăn mật cá, bệnh nhân được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cấp cứu với thể trạng suy kiệt.
Sau hơn 4 ngày, tình trạng bệnh nhân đã thoát khỏi nguy kịch và hiện tiếp tục được theo dõi theo phác đồ điều trị ngộ độc.
Sau một ngày sử dụng mật cá trôi tại nhà, người bệnh xuất hiện triệu chứng buồn nôn, nôn nhiều, đau bụng dữ dội. Ảnh BVCC
Hiện nay, ở một số vùng, người dân có thói quen sử dụng mật cá vì nghĩ rằng mật cá có tác dụng nâng cao sức khỏe, chữa được một số bệnh mạn tính như hen phế quản, đau lưng, viêm đại tràng… Người ta thường mách nhau nuốt sống cả túi mật hoặc pha với nước, rượu.
Theo các bác sĩ, thực tế, các loại mật cá dòng cá chép như cá trắm, cá trôi, cá chép, cá hô, cá éc đều có thể gây ngộ độc. Cá càng to thì khả năng gây ngộ độc càng nhiều. Cá trôi chỉ nặng 0,5kg nhưng khi uống mật cá cũng gây suy thận cấp. Mật của cá trắm từ 3kg trở lên chắc chắn gây ngộ độc và có thể gây t.ử v.ong nếu không điều trị kịp thời.
Độc tố trong mật cá được xác định là Cyprinol sulfat, một acid mật C27. Khi vào cơ thể người gây độc tới các cơ quan nội tạng, cơ quan sinh sản và m.áu.
Mặc dù ngộ độc các loại cá khác nhau, nhưng bệnh cảnh lâm sàng tương tự nhau, phù hợp với cùng một loại độc tố.
Độc tố chỉ có trong mật, gan và tụy của cá; không có trong thịt cá.
Độc tố rất bền đối với nhiệt, vì vậy nạn nhân vẫn có thể bị ngộ độc sau khi ăn mật cá đã nấu chín.
Gắp giun chui ống mật qua nội soi dạ dày
Ông T.P.M 56 t.uổi, ở thị trấn Nà Phặc, huyện Ngân Sơn bị đau bụng dữ dội, nhập viện được các bác sĩ nội soi phát hiện con giun lớn chui vào ống mật.
Nội soi đại trực tràng kiểm tra giun đường ruột cho người bệnh T.P.M.
Ngày 09/1, ông T.P.M xuất hiện các triệu chứng đau từng cơn vùng bụng kèm nôn ói. Nghĩ đau dạ dày, ông uống mật ong nhưng cơn đau càng dữ dội hơn. Sau đó, ông được người nhà đưa đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn thăm khám. Nghi viêm ruột thừa cấp, ông được chỉ định nhập viện để theo dõi tại khoa Ngoại tổng hợp.
Sau khi siêu âm vùng bụng không phát hiện bất thường, các bác sĩ đã chỉ định nội soi dạ dày tại khoa Thăm dò chức năng. Qua nội soi phát hiện có nhiều giun, trong đó có 1 con giun đũa dài khoảng 20cm, cắm sâu một đầu vào đường mật. Ngay lập tức, người bệnh được ekip khoa Thăm dò chức năng dùng kìm kẹp gắp giun theo ống nội soi ra ngoài. Sau nội soi người bệnh hết đau bụng, tổng trạng tốt.
Bác sĩ Đặng Thị Nga, khoa Thăm dò chức năng cho biết: Nhờ phát hiện và điều trị kịp thời đã giúp giảm đến mức tối đa các biến chứng nguy hiểm do giun chui ống mật. Nếu phát hiện chậm, giun c.hết trong ống mật thì khó có thể nội soi gắp ra hoàn toàn, về sau xác giun vôi hóa có thể gây ra viêm tụy cấp, viêm tắc mật, nhiễm khuẩn đường mật…
Tỷ lệ nhiễm giun vẫn khá phổ biến ở những vùng có điều kiện vệ sinh kém, mức sống thấp, nhất là vùng nông thôn. Theo các bác sĩ, nhiễm giun đũa có thể do ăn rau sống chưa rửa sạch, không vệ sinh tay trước khi ăn, không có nhà tiêu hợp vệ sinh… Để phòng bệnh, người dân nên thay đổi lối sống, ăn chín, uống sôi, giữ gìn vệ sinh, tẩy giun định kỳ 6 tháng/lần, nâng cao thể trạng và khám sức khỏe khi có dấu hiệu nghi ngờ.