Cải cúc là loại rau quen thuộc của mùa đông và xuất hiện nhiều trong bữa cơm gia đình. Không chỉ thế, một số món ăn từ cải cúc kết hợp với một số dược liệu khác lại có tác dụng chữa bệnh không ngờ tới.
Cải cúc còn có tên gọi khác là tần ô, rau cúc, cúc tần ô, rau tần ô, xoòng hao (Tày), đồng cao, xuân cúc. Cải cúc có tên khoa học là Chrysanthemum coronarium L, thuộc họ cúc Asteraceae.
Cải cúc có nguồn gốc từ vùng Địa Trung Hải, rồi du nhập sang những nước châu Á, châu Âu. Ở nước ta, cải cúc được trồng nhiều ở địa phương miền Bắc, còn miền Nam chủ yếu trồng ở Lâm Đồng.
1. Chữa chứng ít sữa ở phụ nữ sau sinh
– Nguyên liệu: Thịt lợn nạc 150g, lạc nhân 50g, rau cải cúc 300g và gia vị.
– Cách chế biến: Lạc nhân giã nhỏ, cải cúc rửa sạch, thịt lợn đem băm nhỏ trộn với lạc nhân và gia vị, làm thành viên to bằng quả táo ta.
Đặt cải cúc ở đáy bát, sau đó cho viên thịt vào và tiếp tục rải cải cúc lên trên. Đem bát hấp cách thủy, khi chín đem chia thành 2 lần dùng, ăn với cơm. Ăn liên tục trong 3 – 5 ngày để nhanh có sữa.
2. Chữa chứng ho dai dẳng ở người lớn do nhiễm lạnh
– Nguyên liệu: Phổi lợn 200g và rau cải cúc 100 – 150g.
– Cách chế biến: Phổi lợn cắt thành miếng, cải cúc rửa sạch và cắt nhỏ. Nấu thành canh, ăn với cơm. Ăn liên tục trong 3 – 4 ngày.
Cải cúc nấu với phổi lợn thành món ăn có tác dụng chữa ho dai dẳng ở người lớn.
3. Lợi tiểu và chữa hoa mắt
– Nguyên liệu: 1 con cá diếc khoảng 500g và 200g rau cải cúc, dầu ăn, 1 ít rượu và gia vị.
– Cách chế biến: Làm sạch cá diếc, cạo bỏ vảy và chiên cho vàng. Sau đó cho rượu vào đảo qua, thêm gừng và nước nấu với lửa nhỏ. Khi cá chín, thêm cải cúc vào và nấu cho đến khi sôi trở lại, nêm nếm gia vị và dùng ăn khi nóng. Ăn liên tục trong 10 ngày sẽ nhận thấy bệnh tình thuyên giảm đáng kể.
4. Trị ăn uống không tiêu, người yếu do mới khỏi bệnh
– Nguyên liệu: Thịt lợn nạc 100g, gừng tươi 3 lát và rau cải cúc 500g.
– Cách chế biến: Rửa sạch các nguyên liệu, thái thịt và cải cúc, đem nấu thành canh. Khi chín, thêm gừng và nêm nếm gia vị, ăn với cơm khi còn nóng.
Canh cải cúc thịt lợn hỗ trợ người ốm nhanh hồi phục.
5. Trị chứng tỳ vị hư khiến ăn uống không ngon
– Nguyên liệu: Thịt cá lóc 50g, rau cải cúc 150g, hành, gừng, ngũ vị hương và gia vị.
– Cách chế biến: Nấu canh, dùng ăn thường xuyên.
6. Trị chứng c.hảy m.áu cam
– Nguyên liệu: Gan lợn, gia vị, cà chua, hành vừa đủ và rau cải cúc 100g.
– Cách chế biến: Rau cải cúc và gan lợn đem luộc. Dùng cà chua làm thành sốt để chấm ăn.
7. Một số tác dụng khác
– Rau cải cúc chứa nhiều acid amin, chất béo, protein và natri, kali cùng khoáng chất giúp điều hòa quá trình trao đổi chất trong cơ thể, giảm phù nề và lợi tiểu.
– Rau cải cúc chứa nhiều chất dễ bay hơi, tạo ra một hương vị đặc biệt, giúp tăng bài tiết của nước bọt, cải thiện cảm giác thèm ăn. Lượng chất xơ có trong rau cải cúc giúp thúc đẩy nhu động ruột, đào thải độc tố trong đường ruột, chống táo bón.
– Thành phần trong rau cải cúc rất có lợi cho những người mắc bệnh tim mạch, giúp có một trái tim khỏe mạnh, đặc biệt là mùi hương đặc trưng, dễ chịu của cải cúc còn giúp thư giãn.
– Rau cải cúc chứa nhiều thành phần giúp da tăng sự đàn hồi, tái sinh tế bào da, làm cho làn da tươi trẻ sáng bóng.
– Trong rau cải cúc rất giàu vitamin A, có tác dụng chống n.hiễm t.rùng cho hệ hô hấp, tăng cường chức năng cho phổi, tiêu đờm, giảm triệu chứng của bệnh hen suyễn.
– Rau cải cúc chứa sắc tố màu xanh lá cây tươi và đậm, giúp cơ thể giảm lượng cholesterol, phù hợp với chế độ ăn kiêng.
Công dụng của rau cải cúc ít người biết
Cải cúc là loại rau quen thuộc trong mùa đông, loại rau này cũng mang lại nhiều lợi ích với sức khoẻ.
Rau cải cúc hay còn được gọi là cúc tần ô, loại rau xanh phổ biến trong đời sống. Rau cải cúc là cây thảo sống hằng năm, thân và lá của loại cây này đều có thể ăn được, hoa và rễ có thể dùng làm thuốc.
Theo Sohu, loại rau này cũng có tác dụng bảo vệ gan rất tốt. Dưới đây là những công dụng tuyệt vời của rau cải cúc đối với sức khoẻ:
Làm mát gan, bảo vệ gan
Trong rau cải cúc chứa lượng lớn carotene và các axit amin có thể bảo vệ gan. Ngoài ra, nó còn chứa kali.
Kali có thể giúp cơ thể sửa chữa và điều chỉnh các tế bào bị tổn thương, thúc đẩy chức năng trao đổi chất của gan và duy trì hoạt động bình thường của gan.
Rau cải cúc rất tốt cho sức khoẻ
Kali có thể điều chỉnh sự cân bằng axit-bazơ trong cơ thể chúng ta. Ăn rau cải cúc thường xuyên có vai trò rất tốt trong việc nuôi dưỡng và bảo vệ gan.
Kiện tỳ, nhuận tràng
Cải cúc chứa lượng lớn tinh dầu dễ bay hơi, tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon, tăng cảm giác thèm ăn.
Chất xơ thô có trong nó cũng có thể đẩy nhanh nhu động ruột và thúc đẩy quá trình đại tiện. Tiêu thụ thường xuyên giúp làm giảm mức cholesterol.
Tăng khả năng miễn dịch
Loại rau này chứa lượng lớn selen, tác dụng cải thiện khả năng miễn dịch. Ngoài ra, cải cúc còn chứa nhiều chất dinh dưỡng khác rất thích hợp để ăn hàng ngày.
Làm dịu thần kinh, giúp ngủ ngon
Rau cải cúc có mùi thơm, giàu vitamin, caroten và các loại axit amin, có tác dụng an thần, ổn định tâm trạng, hạ huyết áp, bảo vệ não, ngăn ngừa suy giảm trí nhớ.
Trên đây là những công dụng tuyệt vời của rau cải cúc với sức khoẻ. Hãy thường xuyên bổ sung loại rau này trong bữa ăn hàng ngày nhé.