Nếu bệnh nhân ung thư kiêng đường tuyệt đối, não và thận sẽ bị nguy hiểm trước tiên. Hai cơ quan này sử dụng đường để có năng lượng hoạt động.
Thưa bác sĩ, tôi nghe nói tế bào ung thư thích “ăn” đường nên nếu bỏ đường thì ung thư sẽ suy giảm. Điều này đúng hay không? (Hoài Nam, TP.HCM).
Bác sĩ Nguyễn Thanh Thủy Trang, Khoa Dinh dưỡng tiết chế, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, tư vấn:
Đường có nhiều loại như đơn chất và đa chất. Loại đường mà bệnh nhân nên hạn chế là đường mía, đường mật ong… Còn đường trong cơm gạo, trái cây thì không cần thiết phải kiêng quá mức.
Trước đây, có nghiên cứu thử nghiệm bằng cách gắn chất chỉ thị vào đường và cho bệnh nhân ung thư uống, ghi nhận đường gắn vào tế bào ung thư; còn gắn chất chỉ thị vào đạm hay chất béo thì không như vậy. Từ đó, một số người cho rằng tế bào ung thư “ăn” đường và khuyên người bệnh kiêng đường.
Tuy nhiên, trong cơ thể, não và thận là 2 cơ quan sử dụng đường để có năng lượng hoạt động mà không sử dụng chất đạm và chất béo.
Nếu chúng ta kiêng đường hoàn toàn, kiêng tinh bột và trái cây thì não và thận sẽ “c.hết” trước tế bào ung thư. Trong khi đó, tế bào ung thư có thể lấy đường từ cơ thể tạo ra để sử dụng.
Một người bình thường mỗi ngày có thể ăn 5 thìa cà phê đường. Những trường hợp sau nên giảm đường:
– Bệnh nhân đang có khối ung thư chưa phẫu thuật được, khối u l.ở l.oét nên ăn ít đường vì đường huyết cao sẽ khiến vết thương khó lành.
– Người có khối u trên cơ địa dễ viêm nhiễm.
– Người có tình trạng kháng insulin, đường huyết tăng.
Kiêng đường nghĩa là không ăn quá độ mà ăn trong giới hạn cho phép để nêm nếm thức ăn. Với bệnh nhân ung thư, sự ngon miệng rất quan trọng, nếu kiêng đường tuyệt đối, người bệnh sẽ không muốn ăn.
Để tính toán lượng đường trong cơm gạo, bún, phở, hủ tiếu, bánh canh và trái cây, bệnh nhân phải được khám và tư vấn với bác sĩ dinh dưỡng. Việc này còn tùy thuộc vào từng thể trạng, bệnh lý (như đái tháo đường) của mỗi người.
Ung thư di căn vị trí nào đáng sợ nhất?
Di căn trong ung thư là tiên lượng xấu, đặc biệt trường hợp di căn não rất khó điều trị.
Khi đó, bệnh nhân có thể đau đầu kéo dài, yếu liệt bất thường, giảm trí nhớ.
Xin chào bác sĩ, ung thư phổi di căn não có tiên lượng như thế nào? Vì sao người thân của tôi không hút thuốc nhưng vẫn bị bệnh này? (Lê Hữu Hải – Hải Phòng)
Bác sĩ Nguyễn Minh Đức – Bệnh viện Ung bướu TP.HCM trả lời:
Di căn trong ung thư đã là tiên lượng xấu, đặc biệt di căn não lại càng nguy hiểm hơn. Não bộ có một hàng rào m.áu não rất chặt chẽ ngăn cản các tế bào lạ xâm nhập. Nếu tế bào ung thư vượt được hàng rào này, việc điều trị rất khó khăn và phức tạp.
Thông thường, các tế bào ung thư có hai cách vượt hàng rào m.áu não: cắt ngang tế bào hoặc cắt ngang cầu gian bào vào não. Ung thư phổi là nguyên nhân gây ra di căn não đứng đầu trong các loại ung thư.
Khi ung thư di căn lên não, người bệnh có các biểu hiện như giảm sự chú ý, suy luận kém, giảm trí nhớ, thay đổi tâm trạng, rối loạn hành vi, ngôn ngữ, thăng bằng, cơ thể đột nhiên yếu liệt bất thường, nôn ói, co giật, động kinh, đau đầu kéo dài và tăng dần.
Ung thư phổi di căn não là nguy hiểm nhất. Ảnh: Freepik
Các biện pháp điều trị hiệu quả bao gồm xạ trị hoặc phẫu thuật. Miễn dịch trị liệu và thuốc đích cần cân nhắc tùy trường hợp cụ thể.
Ung thư phổi có liên quan mật thiết với hút t.huốc l.á chủ động và thụ động. Người nhà bạn không hút thuốc vẫn có thể mắc loại ung thư này do nhiều tác nhân khác. Trong đó, bụi mịn PM 2.5 là tác nhân liên quan 4% số ca ung thư phổi. Việt Nam có mức độ không khí bị ô nhiễm bụi mịn PM 2.5 rất nghiêm trọng. Bụi mịn có thể xâm nhập sâu vào phế nang gây ra các bệnh lý về phổi nếu tích tụ nhiều và kéo dài.
Để phòng bệnh, bạn cần đeo khẩu trang khi quét nhà hoặc dùng máy hút bụi. Ở nông thôn, không quét lá và gom lá lại một chỗ để đốt. Bỏ thêm đồ nhựa, rác vào đốt cũng rất nguy hiểm cho sức khỏe. Nếu dùng bếp than, bếp củi, không dùng quạt thổi làm tro bụi bay, bạn sẽ hít phải nhiều bụi mịn.
Công nhân làm trong ngành giao thông vận tải, xây dựng đường, sản xuất xi măng, gạch, thiết bị xây dựng, đồ nội thất, luyện kim, dệt may, thủy tinh cần sử dụng khẩu trang chuyên dụng.
Theo số liệu thống kê, ung thư phổi đứng thứ 2 về tỷ lệ mắc mới và là nguyên nhân gây t.ử v.ong nhiều nhất trong số các bệnh ung thư trên toàn thế giới. Tại Việt Nam, năm 2020, tỷ lệ mắc ung thư phổi xếp thứ 2 với 26.262 ca mắc mới chiếm 14,4%, và 23.797 ca t.ử v.ong vì căn bệnh này. Trong khi đó, bệnh nhân ung thư phát hiện và đến điều trị sớm chiếm khoảng 30%, còn lại đều ở giai đoạn muộn, di căn não, di căn xương.