Một số loại thực phẩm quen thuộc dù tốt cho sức khỏe nhưng lại khiến mùi cơ thể của bạn trở nên nặng mùi khó chịu.
Dưới đây là những thực phẩm quen thuộc khiến cơ thể nặng mùi khó chịu
Măng tây
Lauren Harris-Pincus – chuyên gia về thực phẩm cho biết, măng tây chứa các hợp chất lưu huỳnh, có thể tạo mùi hôi cho cơ thể. Tuy nhiên, tờ Eat This cũng bổ sung thêm rằng một số người may mắn lại không sản sinh ra mùi hương khó chịu dù đã thưởng thức món ăn này.
Măng tây chứa các hợp chất lưu huỳnh, có thể tạo mùi hôi cho cơ thể. (Ảnh: Bon Appetit)
Hành và tỏi
Chuyên gia dinh dưỡng Zeitlin chia sẻ, hành và tỏi được xem như những món ăn không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày. Đặc biệt, hành tây chứa lưu huỳnh – chất có khả năng dẫn đến hôi miệng và mùi cơ thể khó chịu.
Harris-Pincus cho biết, khi tỏi bị p.hân h.ủy, nó xuất hiện mùi trong hơi thở hoặc phản ứng với mồ hôi trên da.
Cà ri
Chuyên gia dinh dưỡng Zeitlin nói với Eat This, món ăn này có nhiều sự kết hợp gia vị tạo ra mùi thơm cay nồng. Hơn nữa, sau khi ăn xong, hương vị từ nó có thể lưu lại rất lâu trong cơ thể. Nếu như hệ tiêu hóa của bạn hoạt động không tốt, khả năng cao sẽ tạo mùi khó chịu.
Đồ ăn nhanh
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chất béo, dầu trong thực phẩm được chế biến và chiên nhiều dầu mỡ khiến cơ thể bạn mất thời gian dài để p.hân h.ủy, tiêu hóa. Khi những món ăn này nằm trong dạ dày của bạn, chúng là nguyên nhân chính gây ra hôi miệng.
Đồ ăn nhanh cũng là một trong số những thực phẩm khiến có thể có mùi khó chịu. (Ảnh: Earth)
Đồ ăn cay
Nhiều chuyên gia chia sẻ rằng hợp chất lưu huỳnh khi dạ dày chúng ta p.hân h.ủy thức ăn cay sẽ để lại mùi. Nếu bạn bổ sung lượng lớn thực phẩm có gia vị này, cơ thể mất nhiều thời gian tiêu hóa và mùi hôi sẽ lưu lại lâu hơn.
Cà phê
Thức uống quen thuộc của nhiều người lại là nguyên nhân tiềm ẩn của việc hôi miệng. “Cà phê có thể làm khô họng của bạn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển”, Ilyse Schapiro cho biết.
Cà phê là thức uống quen thuộc của nhiều người. (Ảnh: Inc)
Cá
Món ăn quen thuộc cuối cùng khiến cơ thể nặng mùi trong danh sách mà Eat This muốn đề cập là cá.
Schapiro nói rằng “một số người bị rối loạn chuyển hóa trimethylaminuria (được hiểu là hội chứng người có mùi cá), nghĩa là họ không thể p.hân h.ủy lượng protein nhất định trong món ăn”.
Bên cạnh đó, hợp chất nặng mùi này thường được đào thải qua mồ hôi, hơi thở và phát ra mùi khó chịu.
Trên đây là một số thực phẩm quen thuộc khiến cơ thể nặng mùi khó chịu, bạn có thể tham khảo để phần nào hạn chế được mùi cơ thể khó chịu.
Nước cam rất giàu vitamin C nhưng lúc nào không nên uống?
Nước cam nổi tiếng giàu vitamin C cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, sử dụng nước trái cây này không đúng cách có thể gây ra một số hậu quả cho cơ thể.
Khi trong nhà có người bị cảm cúm, tôi hay pha nước cam cho người bệnh. Tuy nhiên, bé 3 t.uổi lại thường tiêu chảy, khó chịu sau khi uống nước cam. Bác sĩ tư vấn giúp ạ! (Hoàng Thanh, TP.HCM)
Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cơ sở 3 trả lời:
100g quả cam chứa 87,6g nước; 104mcg carotene – một loại vitamin chống oxy hóa; 30mg vitamin C; 93mg kali; 26mg canxi, 9mg magie; 0,3g chất xơ; 4,5mg natri; giá trị năng lượng là 48kcal… Quả cam không chứa chất béo hay cholesterol.
Trong quả cam, hàm lượng vitamin C chiếm 15-20% tổng số các chất kháng oxy hóa. Ngoài ra còn có hợp chất khác có khả năng chống oxy hóa như hesperidin từ flavanoid có nhiều trong lớp vỏ xơ trắng, màng bao múi cam và một ít trong tép, hạt cam. Quả cam được chứng minh có tác dụng chống viêm, chống khối u, ức chế đông m.áu và chống oxy hóa mạnh.
Nước cam cũng chứa lượng vitamin A, đồng, folate, vitamin B1, các chất dinh dưỡng khác giúp các hoạt động của hệ thống miễn dịch luôn ở trạng thái tốt nhất, giúp cơ thể chống lại sự tấn công từ bên ngoài.
Tuy nhiên, nước cam tốt cho sức khỏe với điều kiện dùng đúng lượng và đúng đối tượng. Bạn cần lưu ý:
Người bị viêm loét dạ dày, tá tràng hay viêm tuyến tụy không nên dùng nước cam. Lý do là trong nước cam chứa axit (axit ascorbic – vitamin C), các chất hữu cơ làm tăng axit trong dạ dày, gây chứng ợ nóng và khiến tình trạng viêm loét thêm trầm trọng.
Không nên uống nước cam vào buổi tối hoặc sau khi uống sữa. Ảnh minh hoạ: AIB
Không nên uống nước cam vào buổi tối vì có tác dụng lợi tiểu, gây tiểu đêm nhiều lần và khiến bạn mất ngủ. Đồng thời, vitamin C có trong cam cũng làm cho bạn khó đi vào giấc ngủ hơn.
Không nên uống nước cam ngay trước hoặc sau khi uống sữa, do protein trong sữa sẽ phản ứng với axit tartaric và vitamin C trong cam gây ra đau bụng, tiêu chảy.
Một nghiên cứu của Nhật Bản khuyến cáo nên tránh uống nước cam quýt khi đang dùng thuốc, nên dùng trước hoặc sau đó từ 1-2 tiếng.
Uống nước cam sẽ giúp cải thiện các triệu chứng khi bạn nhiễm cúm A. Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hàm lượng vitamin C cần thiết cho mỗi người phụ thuộc vào giới tính, độ t.uổi.
Trong đó, đối với phụ nữ mang thai, lượng vitamin C cần thiết để cung cấp cho cơ thể là 80mg/ngày và tăng lên 120mg khi bước vào giai đoạn cho con bú.
Đối với t.rẻ e.m, chỉ nên cho ăn nửa trái cam mỗi ngày. Đối với nữ giới, cần bổ sung 75mg vitamin C/ngày (tương đương với trái cam có đường kính khoảng 4cm); nam giới cần phải bổ sung 90mg vitamin C/ngày (tương đương với trái cam có đường kính 5cm).
Đối với người có thói quen hút t.huốc l.á, ngoài hàm lượng vitamin C cơ bản, phải bổ sung thêm 35mg vì trong quá trình hút thuốc, các tế bào gốc tự do sẽ tăng lên.