Bộ phận của bò nhìn bẩn nhưng ngon và bổ dưỡng

Sách bò là món khoái khẩu của nhiều người. Nếu bạn biết chế biến, đây là món ăn ngon miệng, tốt cho sức khỏe.

Tôi thích ăn sách bò và hay đặt mua loại nguyên bản màu đen về chế biến. Tôi đọc trên mạng nhiều người cho rằng đây là bộ phận bẩn nhất của con bò, không nên ăn. Xin chuyên gia tư vấn sách bò có độc hại không, làm thế nào để làm sạch được món này? (Lê Thị Bình – Nam Từ Liêm, Hà Nội)

PGS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên Giảng viên Viện Công nghệ thực phẩm, Trường Đại học Bách Khoa, Hà Nội, tư vấn:

Sách bò là dạ dày của bò. Sở dĩ người ta gọi là sách bò vì nó có nhiều lớp như quyển sách. Đây là bộ phận đắt giá nhất của lòng bò. Người ta gọi là bộ phận ngon nhất trong số các loại thịt bò. Từ ngày xưa, người dân đã dùng sách bò để chế biến nhiều món ăn ngon như xào, hấp, hầm…

Sách bò cũng khiến nhiều người sợ vì nó có màu đen nhìn bẩn. Thậm chí, bạn chế biến không đúng cách sách bò còn hôi, dai.


Sách bò món ngon nhất nhiều người ưa thích. Ảnh: P. Thúy.

Trong một số sách Đông y, người ta cho rằng sách bò tốt cho sức khỏe, nhất là người bị bệnh dạ dày. Tuy nhiên, giống như các bộ phận nội tạng khác, sách bò có thể gây ra bệnh lý rối loạn mỡ m.áu nếu bạn ăn quá nhiều. Tốt nhất, một tuần bạn chỉ nên đổi vị với 1 đến 2 bữa sách bò. Những người có bệnh mỡ m.áu cao, tim mạch theo tôi tốt nhất không nên ăn.

Khi mua sách bò, bạn nên chọn loại còn màu đen về tự sơ chế. Bạn có thể chọn mua sách đã sơ chế sạch có màu trắng ngà. Bạn không nên chọn sách bò màu trắng tinh vì có thể bị tẩy trắng.

Ngoài ra, bạn nên mua hàng tươi ngon, cẩn trọng sách bò đông lạnh. Một số trường hợp, cơ quan chức năng phát hiện sách bò bốc mùi được vận chuyển đi tiêu thụ.

Lương y Bùi Đắc Sáng, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, tư vấn:

Thịt bò từ lâu đã là nguyên liệu thơm ngon quen thuộc của mọi nhà, trong đó sách bò được coi là bộ phận ngon nhất.

Cách làm trắng sách bò

– Chần nước sôi: Cho sách bò vào nồi nước sôi chần trong khoảng 5 – 8 phút để lớp màng đen mềm ra, không còn dính chắc vào lá sách. Tiếp đến, bạn vớt sách bò ra, xả nước lạnh rồi dùng dao cạo sạch bẩn và màng đen bám trên lá sách. Sau khi cạo xong, bạn đem rửa lại với nước sạch rồi để ráo.

– Dùng vôi ăn trầu: Lá sách mua về bạn đem bỏ vào thau, sau đó dùng 2 nắm vôi ăn trầu chà xát lên bề mặt sách bò, bóp thật kỹ và mạnh tay rồi ngâm trong đó khoảng 5 phút. Sau khi ngâm xong, bạn dùng dao cạo sạch bẩn và màng đen bám trên lá sách rồi rửa lại với nước sạch. Tiếp tục dùng 1 nắm vôi ăn trầu chà xát lại một lần nữa, cạo hết phần màng đen và tạp chất còn sót lại rồi đem đi rửa sạch, để ráo. Rửa thật nhiều lần để vôi không bám lại trên thực phẩm.

Cách làm sạch, khử mùi hôi sách bò

– Dùng muối, gừng và chanh: Để làm sạch và khử mùi hôi của sách bò, trước tiên bạn bỏ lá sách vào một cái thau nhỏ rồi cho một lượng muối vừa đủ vào bóp thật kỹ. Thực hiện thao tác trên 2 lần rồi đem rửa lại với nước sạch. Giã nhuyễn 1 ít gừng rồi đổ 1 lượng rượu trắng vừa đủ vào tạo thành hỗn hợp rượu gừng. Cho hỗn hợp vào thau lá sách rồi dùng tay bóp kỹ khoảng 3 – 5 phút. Sau đó, đem rửa lại với nước sạch 1 lần nữa và vắt 2 trái chanh tiếp tục bóp mạnh tay khoảng 3 – 5 phút rồi rửa sạch.

– Dùng muối, giấm và baking soda: Chuẩn bị một thau nước giấm nhỏ và cho 1 ít muối vào pha loãng. Sau đó, bạn đem sách bò ngâm vào ngâm trong đó khoảng 3 – 5 phút. Tiếp đến, bạn cho 1 muỗng cà phê baking soda (muối nở) vào rồi dùng tay bóp thật kỹ lá sách. Bạn dùng dao cạo hết phần màng đen, chất bẩn, rồi đem sách bò rửa lại với nước sạch.

Cây gia vị quen thuộc giúp chữa bệnh dạ dày, xương khớp

Từ lâu, củ riềng đã được người dân sử dụng trong ẩm thực cũng như trị bệnh. Công dụng được nhiều người biết đến của vị thuốc – gia vị này là làm giảm sự khó chịu do viêm loét dạ dày và các bệnh về xương khớp.

Nhiều người nói rằng củ riềng cũng có công dụng chữa bệnh như gừng, nhưng tôi chỉ thấy người ta dùng riềng khi nấu giả cầy. Loại cây này có vẻ không phổ biến và hữu ích bằng gừng. Bác sĩ có thể cho biết thêm thông tin không ạ? (Vân Nam, Tây Ninh).

Bác sĩ chuyên khoa 2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM – Cơ sở 3 trả lời:

Theo nghiên cứu hiện đại, thành phần hóa học của riềng có khoảng 1% tinh dầu, mùi thơm long não, chủ yếu có xineola và metylxinnamat. Ở dạng tươi sống, riềng có mùi hương gần giống như gừng nhưng không cay nồng như vậy.

Ngoài vai trò là loại gia vị góp phần tạo nên hương vị của nhiều món ăn Việt Nam, riềng còn là vị thuốc phổ biến thường dùng trong dân gian. Sau khi đã loại bỏ phần rễ, lá, thân, người ta rửa sạch phần củ rồi cắt lát phơi khô.

Riềng là nguồn cung cấp dồi dào các chất natri, sắt, chất xơ, vitamin A, C và flavanoid… Những chất này đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sự khỏe mạnh cho cơ thể.

Vì chứa các hoạt chất mang đặc tính kháng viêm nên riềng rất có ích trong việc điều trị viêm khớp, thấp khớp, phong thấp, đau cơ bắp và giúp vết thương mau lành. Ngoài ra, vị thuốc này còn hỗ trợ điều trị chứng khó tiêu, giảm khó chịu do viêm loét dạ dày.

Bên cạnh đó, riềng chứa nhiều chất chống oxy hóa giảm tác hại của các gốc tự do và độc tố khác trong cơ thể, phòng và trị bệnh về da như ghẻ, lang ben, l.ở l.oét và sưng viêm. Ngoài ra, hỗn hợp riềng và nước lá chanh được người dân dùng như thuốc bổ.

Theo y học cổ truyền, riềng có vị cay, mùi thơm, tính ẩm vào hai kinh tì và vị, có tác dụng ôn trung, giảm đau, tiêu hóa thức ăn. Riềng tẩm rượu, sấy khô, rồi tán nhỏ và trộn đều uống chữa đau dạ dày. Củ riềng già, chuối xanh và một ít vôi bột giúp trị hắc lào công hiệu.

Riềng kết hợp với một số thảo mộc khác như trần bì, sa nhân, đại táo, quế, nụ sim, thanh bì, bột thảo quả… cũng là những bài thuốc phổ biến trong dân gian.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *