Tổn thương thận cấp sau khi điều trị ổn định bệnh sốt xuất huyết khá hiếm gặp, là một trong những biến chứng ít được chú ý và chưa được nghiên cứu nhiều.
Tiến sĩ Mai Thị Hiền thăm khám cho người bệnh. (Ảnh: BVCC)
Sau 5 ngày khỏi bệnh sốt xuất huyết, bệnh nhân N.V rơi vào triệu chứng mệt mỏi, tăng cân, không đi tiểu suốt 5 ngày, tăng 3kg, nôn khan và được phát hiện suy thận cấp.
Tại Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, sau khám lâm sàng, bác sĩ chỉ định xét nghiệm chức năng thận, tổng phân tích nước tiểu, siêu âm hệ tiết niệu cho người bệnh để tìm các nguyên nhân gây tổn thương cấp. Kết quả cho thấy chỉ số creatinin lên tới 688 mmol/L (chỉ số bình thường là 80-106 mmol/l), Hematocrit lên tới 0,56 l/l. Bác sĩ chẩn đoán ông V. mắc suy thận cấp, m.áu cô đặc.
Sau khi truyền dịch, sử dụng lợi tiểu nhưng người bệnh vẫn không tiểu được và tiếp tục tăng cân, bác sĩ tiến hành đặt catheter lọc m.áu cấp cứu cho ông.
Tiến sĩ, bác sĩ Mai Thị Hiền, Trưởng đơn nguyên Thận nhân tạo cho biết, suy thận liên quan đến sốt xuất huyết có cơ chế phức tạp và chưa được hiểu hết. Đầu tiên phải kể đến tình trạng thiếu dịch dẫn tới cô đặc m.áu, hoặc huyết động không ổn định dẫn tới giảm lưu lượng m.áu qua thận làm giảm mức lọc cầu thận. Có thể xảy ra tình trạng tiêu cơ vân trong sốt xuất huyết cũng là một trong các nguyên nhân dẫn tới suy thận cấp.
Ngoài ra còn có giả thuyết về vai trò của virus gây tổn thương trực tiếp đến thận. Virus Dengue sốt xuất huyết có thể gây tổn t.ử t.hương gan, thận, tim và có thể gây t.ử v.ong trong trường hợp sốt xuất huyết nặng.
Người bệnh khi bị suy thận cấp cần lọc m.áu (hay còn gọi là thận nhân tạo) giúp loại bỏ các chất cặn bã và nước thừa, cân bằng toan kiềm trong khi chờ thận hồi phục. Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ chỉ định số lần và thời gian lọc m.áu phù hợp.
Người bệnh được tiến hành truyền dịch, lợi tiểu, cân bằng toan kiềm và lọc m.áu bằng hệ thống máy lọc hiện đại. Sau 4 lần lọc m.áu, bệnh nhân bắt đầu tiểu được, creatinin giảm dần, ăn uống dần trở lại bình thường. Người bệnh tiếp tục được điều trị và xuất viện sau 7 ngày.
Theo Tiến sĩ Hiền, chỉ định lọc m.áu thường dựa trên tình trạng sức khỏe tổng thể và mức độ nặng của bệnh, chỉ được áp dụng khi người bệnh không đáp ứng tốt với các liệu pháp điều trị thông thường.
Quá trình lọc m.áu cần được thực hiện và theo dõi bởi các bác sĩ vững chuyên môn, với sự hỗ trợ của hệ thống máy móc hiện đại giúp giảm thiểu biến chứng trong quá trình lọc m.áu. Trước khi lọc m.áu người bệnh cần được thăm khám kỹ về lâm sàng, cần quan tâm tới cân nặng, nước tiểu, huyết động, tình trạng tim mạch, tình trạng toàn thân, các chỉ số xét nghiệm.
Quá trình lọc m.áu cần chủ động điều chỉnh các thông số về dịch lọc, tránh thay đổi điện giải quá nhanh, rút nước thừa một cách hợp lý tránh tụt huyết áp trong quá trình lọc và sử dụng chống đông hiệu quả.
Trường hợp bệnh nhân trên gặp tổn thương thận cấp sau khi điều trị ổn định bệnh sốt xuất huyết khá hiếm gặp, là một trong những biến chứng ít được chú ý và chưa được nghiên cứu nhiều của bệnh sốt xuất huyết khiến cho thời gian nằm viện kéo dài, tỷ lệ t.ử v.ong cao nếu không được phát hiện và điều trị sớm.
Bác sĩ Hiền khuyến cáo, khi mắc sốt xuất huyết, người bệnh cần chú ý bù nước và điện giải, theo dõi huyết động, nước tiểu, xét nghiệm tiểu cầu và chức năng thận. Khi có các triệu chứng bất thường sau khi mắc sốt xuất huyết như sốt, mệt mỏi li bì, buồn nôn, tiểu ít, c.hảy m.áu mũi, c.hảy m.áu răng, đau bụng…, người bệnh cần đến các cơ sở y tế thăm khám để điều trị kịp thời.
Biểu hiện suy thận cấp cần có chỉ định điều trị của bác sĩ, tránh để ảnh hưởng đến chức năng thận, nhất là ở người khỏe mạnh. Với các trường hợp lọc m.áu do suy thận cấp sau sốt xuất huyết, sau khi điều trị ổn định cần thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng, vận động nhẹ nhàng, theo dõi chức năng thận và tái khám ngay khi có bất thường.
Người đàn ông Hà Nội cô đặc m.áu vì sốt xuất huyết, thời điểm cần vào viện ngay lập tức
Mắc sốt xuất huyết, tự truyền dịch tại nhà, anh Đ. ngày càng nguy kịch. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng da xung huyết, cô đặc m.áu, suy đa phủ tạng…
Đại diện Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết, nhiều bệnh nhân sốt xuất huyết nhập viện muộn, khi m.áu đã bị cô đặc và có biểu hiện hạ tiểu cầu. Một số trường hợp nặng dẫn đến suy đa tạng, men gan tăng, suy gan, suy thận.
Điển hình là bệnh nhân N.M.Đ (39 t.uổi, Phú Xuyên, Hà Nội) nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, da xung huyết, men gan tăng, suy gan, tổn thương phổi, gan, tiểu cầu hạ, cô đặc m.áu, suy đa phủ tạng…
Bệnh nhân được chuyển khoa Hồi sức tích cực điều trị. Được biết, trước đó, vợ và con của anh Đ. cũng đã mắc sốt xuất huyết. Trước khi vào viện 12 ngày, bệnh nhân có sốt cao, đau mỏi người, có xét nghiệm sốt xuất huyết cho kết quả dương tính, điều trị tại nhà.
Sau đó anh Đ. có biểu hiện rét run, tự truyền dịch 2 ngày không đỡ mới đến Bệnh viện Bạch Mai. Hiện tại người đàn ông này vẫn trong tình trạng nguy kịch.
Một ca sốt xuất huyết nặng từng được điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai
Một trường hợp khác được đại diện Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ với VietNamNet là nữ bệnh nhân T.H (26 t.uổi, Nam Định). Bệnh nhân nhập viện tuyến dưới sau 2 ngày sốt, đau mỏi người. Khi nhập viện, chị H. đã hết sốt nhưng xuất hiện tình trạng đau bụng thượng vị nhiều. Bệnh viện tuyến dưới đã chẩn đoán viêm túi mật cấp, mổ nội soi cắt túi mật.
Tuy nhiên, sau mổ bệnh nhân xuất hiện tình trạng giảm tiểu cầu. Ngay lập tức, bệnh nhân được chuyển lên Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai. Tại đây, sau khi làm các xét nghiệm, bác sĩ chẩn đoán T.H mắc sốt xuất huyết Dengue. Sau 3 ngày điều trị, bệnh nhân đã hồi phục và xuất viện.
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do một loại virus có tên là Dengue gây ra. Muỗi vằn Aedes aegypti là trung gian lây truyền virus từ người bệnh sang người lành khi bị muỗi đốt. Trong những ngày đầu, bệnh thường có triệu chứng giống với nhiều loại bệnh do virus khác như cúm A, Covid-19… nên khó phát hiện, dễ bị nhầm lẫn và bỏ sót chẩn đoán, dẫn tới không được điều trị kịp thời, làm cho bệnh diễn biến nặng, nguy hiểm có thể dẫn đến t.ử v.ong.
Bệnh sốt xuất huyết có thể mắc vào bất kỳ thời điểm nào trong năm ở các tỉnh Miền Nam, nhưng thường bùng phát mạnh vào mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11 hàng năm trong phạm vi cả nước.
TS.B Nguyễn Trọng Thế – Phó Chủ nhiệm Khoa Bệnh lây đường hô hấp và hồi sức., Bệnh viện Quân đội 108 cho biết, người mắc sốt xuất huyết dengue mức độ nhẹ có thể được theo dõi điều trị ngoại trú tại nhà. Các biện pháp điều trị chủ yếu là nghỉ ngơi, chườm mát, uống thuốc hạ sốt Paracetamol nếu có sốt cao, uống nhiều nước (từ 2,0-3,0 lít nước 1 ngày, Oresol hoặc/và nước hoa quả…), vitamin các loại và dinh dưỡng hợp lý. Không uống các loại thuốc hạ sốt khác như Aspirin, Ibubrofen… vì làm tăng nguy cơ xuất huyết.
Tuy nhiên, phải hết sức chú ý theo dõi, nhận biết các dấu hiệu cảnh báo của bệnh sốt xuất huyết, gồm: Vật vã, lừ đừ; đau bụng nhiều; nôn ói nhiều; gan to và đau; c.hảy m.áu chân răng, mũi, nôn ra m.áu, ỉa phân đen, tiểu ra m.áu, xuất huyết â.m đ.ạo bất thường, nước tiểu ít; xét nghiệm m.áu thấy thể tích hồng cầu tăng nhưng tiểu cầu giảm nhanh…
“Nếu có một trong các dấu hiệu này, người bệnh cần nhập viện để theo dõi điều trị nội trú vì có nguy cơ diễn tiến nặng (vào sốc, xuất huyết nặng, suy đa tạng), thậm chí t.ử v.ong nếu không được xử trí điều trị kịp thời. Các dấu hiệu cảnh báo nặng thường xuất hiện từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 của bệnh”, TS.BS Trọng Thế cho biết.
Hiện nay chưa có thuốc đặc trị cũng như chưa có vắc xin phòng ngừa bệnh hiệu quả. Vì vậy, theo chuyên gia cách tốt nhất là áp dụng các biện pháp phòng bệnh nhằm tránh bị mắc bệnh. Các biện pháp phòng bệnh chính bao gồm vệ sinh môi trường, xóa bỏ các ổ nước đọng trong nhà và xung quanh nơi ở, diệt loăng quăng (bọ gậy), phun thuốc diệt muỗi, tránh muỗi vằn đốt bằng cách nằm màn, mặc quần áo dài và các biện pháp xua muỗi khác.
Đặc biệt khi trong khu vực sinh sống, làm việc xuất hiện có ca bệnh sốt xuất huyết Dengue, công tác phòng chống dịch cần phải được triển khai với sự phối hợp của chính quyền, ngành y tế, các đoàn thể và toàn bộ người dân trong khu vực.