Là một loại rau có hương vị ‘đồng quê’ Việt Nam nhưng ở một số bang ở Mỹ có những quy định nghiêm ngặt liên quan đến việc trồng và mua bán loại rau này.
Loại rau ở Việt Nam rẻ bèo, sang Mỹ đắt gấp nhiều lần
Rau muống là loại thực phẩm quen thuộc với mọi gia đình Việt. Đặc biệt, món rau muống xào tỏi xanh giòn có mùi vị đặc biệt hấp dẫn. Không chỉ ngon, rau muống còn có nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Thông thường ở các chợ truyền thống ở Việt Nam rau muống được bán giá rất rẻ dao động từ 5.000 đồng- 10.000 đồng/bó.
Là một loại rau phổ biến giá rẻ ở Việt Nam nhưng ở Mỹ, giá của nó có thể gấp hàng chục lần và có những quy định nghiêm ngặt về trồng và mua bán. Đặc biệt, khi cộng đồng người châu Á di cư đến Mỹ, nhu cầu ăn loại rau này đã tăng lên.
Đáng chú ý tại một số bang ở Mỹ, như Georgia, rau muống đã bị cấm từ những năm 1970 vì tính chất xâm lấn của nó.
Rau muống có khả năng phát triển mạnh mẽ và tiêu thụ nhiều nguồn nước, gây hại cho môi trường địa phương. Các quy định nghiêm ngặt về trồng rau muống tồn tại ở nhiều bang miền Nam như Florida, Texas và Georgia.
Ở Florida, rau muống phải được trồng trong nhà kính và thu hoạch trước khi vận chuyển. Tại Georgia, rau muống đã bị cấm trong thời gian dài, và người dân đã phải mua rau từ các bang khác như Florida và Texas.
Mặc dù lệnh cấm đã được gỡ bỏ vào cuối tháng 3 năm nay, quy định vẫn còn về việc cắt gốc rau muống khi bán để đảm bảo không thể trồng tiếp. Nhà chức trách cũng đang xem xét việc cấp phép cho việc trồng rau muống theo quy định của ủy ban nông nghiệp bang.
Thông tin trên Tri Thức & Cuộc sống, sau lệnh cấm được dỡ bỏ, rau muống tại Georgia đã trở lại với giá khoảng 6 USD/kg (gần 150.000 đồng), tuy vẫn thấp hơn so với giá ở các bang khác, nhưng nhu cầu đã tăng đáng kể.
Rau muống được bán với giá rất đắt đỏ ở Mỹ.
Những lợi ích tuyệt vời của rau muống, không phải ai cũng hay
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cứ 100g rau muống chứa 90% nước, 3g chất xơ, 3g protein, vitamin C, vitamin E, chất béo, khoáng chất như sắt, kẽm, magie…
Mặc dù là loại rau bình dân và rẻ t.iền ở Việt Nam nhưng nó cũng đem đến nhiều lợi ích với sức khỏe. Loại rau này cũng cung cấp nhiều chất xơ, vitamin C, A… những người cao t.uổi ăn rau muống ngày 2 bữa có não trẻ hơn 5 năm và ít bị suy giảm tinh thần hơn 40% so với những người ăn ít rau muống.
Đặc biệt, trong rau muống cũng chứa hàm lượng canxi cao tốt cho những người bị loãng xương và huyết áp thấp. Ngoài ra, trong rau muống còn chứa protit, glucid, cellulose, vitamin B1, B2… Những người bị táo bón ăn rau muống cũng rất tốt.
Không chỉ vậy trong ngọn rau muống, có một chất giống như insulin nên những người bị đái tháo đường có thể ăn 5 – 10 ngọn rau muống trước bữa ăn khoảng 30 phút.
Chỉ với bó rau muống bạn có thể chế biến được nhiều món ngon.
Rau muống tuy giàu dinh dưỡng nhưng không phải ai ăn cũng tốt. Sau đây là những người không nên ăn rau muống để gìn giữ sức khỏe.
– Người hệ tiêu hóa yếu: Nhiều người ăn rau muống mà không để ý đến ký sinh trùng sán lá tên Fasciolopsis buski thường có trong rau muống có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể nếu bạn ăn rau sống hoặc nấu chưa chín. Với những người có hệ tiêu hóa yếu, loại ký sinh trùng này có thể gây ra các triệu chứng khó tiêu, đau bụng, dị ứng.
– Người đang có vết thương: Thông tin trên Kinh tế & Đô thị, với những người đang có vết thương trên da không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da. Thậm chí, sẽ khiến cho chỗ da mới mọc bị ngứa nhiều hơn. Vì thế, chỉ nên ăn rau muống khi vết thương đã khỏe hẳn, da đã lành lại mà thôi.
– Người mắc bệnh gout, sỏi thận: Những người mắc chứng gout, viêm nhiễm đường tiết niệu, sỏi thận, người huyết áp cao không nên ăn rau muống. Do đó, khi thấy có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống, bạn cần ngưng lại ngay.
– Người mắc bệnh viêm khớp: Không may bạn đang gặp tình trạng thường xuyên đau nhức xương khớp thì không nên bổ sung rau muống vào thực đơn hàng ngày. Những dưỡng chất trong loại rau này có thể khiến cơn đau nhức trầm trọng hơn, người mắc bệnh càng khó chịu, mệt mỏi.
– Người đang uống thuốc Đông y: Trong quá trình điều trị bệnh hoặc bồi bổ cơ thể bằng thuốc Đông y thì không nên ăn rau muống. Bởi những dưỡng chất trong loại thực phẩm này có thể làm mất tác dụng, hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi.
– Những người đang có vết thương trên da: Nhóm người này cũng không nên ăn rau muống bởi chúng kích thích sinh tế bào gây sẹo, làm xấu da.
Dấu hiệu nhận biết các giai đoạn và mức độ nguy hiểm của bệnh gout
Gout là bệnh viêm khớp xảy ra do rối loạn chuyển hóa nhân purin khiến nồng độ acid uric trong m.áu tăng cao, làm lắng đọng các tinh thể muối urat natri gây các cơn viêm khớp cấp.
Bệnh gout ở nam giới mắc nhiều hơn so với phụ nữ, nhất là nam giới có độ t.uổi từ 40 đến 60 t.uổi.
Tuy nhiên hiện nay bệnh gout có dấu hiệu trẻ hóa, bệnh có thể xảy ra ở những người trẻ có độ t.uổi 30.
Nguyên nhân gây bệnh gout
Gout thuộc nhóm bệnh rối loạn chuyển hóa, những đợt viêm khớp cấp bàn ngón chân đáp ứng nhanh với điều trị thuốc kháng viêm nhưng thường tái phát là đặc trưng của bệnh.
Bệnh gout do nhiều nguyên nhân trong đó có nguyên nhân tăng acid uric m.áu và gút nguyên phát chiếm 90%. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng tăng acid uric chưa rõ nguyên nhân, có thể do bẩm sinh, khiếm khuyết về di truyền kết hợp với một số yếu tố khác. Tuy nhiên chế độ ăn uống chứa nhiều purin như lòng đỏ trứng, gan, cua, tôm, thận, thịt đỏ, rượu bia… được đ.ánh giá là những yếu tố có khả năng làm tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh.
Bên cạnh đó bệnh gout có nguyên nhân do tăng acid uric m.áu và gout thứ phát chỉ chiếm 10%, chủ yếu là do giảm khả năng đào thải acid uric trong suy thận. Những bệnh về m.áu, dùng thuốc lợi tiểu (thiazid, acetazolamid, furosemid…) và thuốc ức chế tế bào, sử dụng thuốc kháng lao (pyrazinamid, ethambutol…).
Ngoài ra, những bệnh nhân bị béo phì, cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu dễ bị gout và ngược lại bệnh nhân gout rất dễ bị mắc 4 bệnh trên.
Biểu hiện của bệnh gout qua các giai đoạn.
Biểu hiện các giai đoạn bệnh gout
Bệnh gout có thể chia ra làm các giai đoạn sau
Ở giai đoạn 1: Gout không có triệu chứng, nếu xét nghiệm nồng độ acid uric trong m.áu tăng trên 7mg%.
Ở giai đoạn 2: Gout cấp tính với các triệu chứng thường xuất hiện một cách đột ngột, bất ngờ vào ban đêm, khi thời tiết lạnh hoặc sau khi uống rượu bia. Bệnh gây đau dữ dội, đỏ và sưng khớp, phổ biến nhất là ở ngón chân cái, bàn chân, mắt cá chân hoặc đầu gối, nhưng cũng có thể bắt đầu ở các khớp khác. Các cơn gout cấp thường đáp ứng nhanh với các thuốc kháng viêm.
Ở giai đoạn 3: Được gọi là giai đoạn đau khoảng cách, tại thời điểm này các triệu chứng sẽ không xuất hiện giữa 2 đợt đau, cho nên bệnh nhân không chú ý đến diễn tiến bệnh, không tuân thủ điều trị theo phát đồ, bệnh diễn tiến nặng dần có nhiều biến chứng.
Giai đoạn 4: Nghĩa là giai đoạn gout mạn tính. Người bệnh sẽ bắt đầu bị đau khớp vì bệnh gout. Nó là kết quả của việc nhiều năm không điều trị đúng cách. Các tổn thương khớp bắt đầu phát triển mạnh, Việc trì hoãn điều trị, sẽ làm cho bệnh gout trở nên tồi tệ hơn và có nhiều biến chứng nặng
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh gout
Bệnh gout nếu không được điều trị đúng thì sẽ tiến triển âm thầm dẫn đến các biến chứng nguy hiểm:
Tổn thương khớp: Trong trường hợp bệnh nhân không tuân thủ điều trị bệnh gout, các khớp đang sưng viêm có thể bị tổn thương xương khớp vĩnh viễn.
U cục tophi: Tình trạng này được đặc trưng bởi quá trình tích tụ tinh thể dưới da. Những khối u cục thường xuất hiện xung quanh ngón chân, tai, ngón tay, khuỷu tay và đầu gối…có thể tự vỡ ra và bị bội nhiễm kéo dài.
Sỏi thận: Nếu bệnh gout không được điều trị đúng cách, những tinh thể acid uric đã hình thành không chỉ tích tụ quanh khớp mà còn nhanh chóng tích tụ trong thận và dẫn đến bệnh sỏi thận.
Suy thận mạn: Biến chứng nặng phải chạy thận nhân tạo.
Thức ăn giàu purine sẽ làm tăng thêm tình trạng tăng acid uric m.áu sẵn có, thúc đẩy quá trình hình thành bệnh gout.
Cần làm gì khi mắc gout?
Bệnh nhân bị gout tùy giai đoạn bệnh sẽ được điều trị bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt, sử dụng thuốc (điều trị nội khoa), phẫu thuật (điều trị ngoại khoa).
Điều trị bệnh gout nội khoa là phương pháp điều trị chính cho bệnh nhân. Thông thường việc sử dụng thuốc được chỉ định kèm chế độ ăn uống sinh hoạt lành mạnh. Nếu tăng acid uric m.áu không triệu chứng thì bệnh nhân gout không cần dùng thuốc, chủ yếu thay đổi chế độ ăn uống sinh hoạt, loại bỏ các yếu tố nguy cơ gây bệnh. Có thể điều trị thuốc hạ acid uric m.áu cho bệnh nhân khi acid uric m.áu trên 9mg%.
Điều trị ngoại khoa là sử dụng phẫu thuật cắt bỏ hạt tophi sẽ được áp dụng cho trường hợp bội nhiễm hạt tophi. Hạt tophi xuất hiện với kích thước lớn, giảm tính thẩm mỹ hoặc làm ảnh hưởng đến vận động và những hoạt động sinh hoạt hàng ngày.
Tóm lại: Bệnh gout là vấn đề thường gặp, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới mắc bệnh gout là do chế độ ăn uống sai lầm: Ăn nhiều phủ tạng động vật, thực phẩm có chứa nhiều acid uric, các loại thịt có màu đỏ, các loại hải sản… Uống nhiều rượu bia góp phần làm tăng thêm acid uric m.áu, làm cho acid uric dễ dàng bị lắng đọng tại tổ chức, gây cơn gout cấp, gây sỏi thận.
Vì vậy, cần phòng bệnh bằng cách có một chế độ ăn hợp lý như: cần ăn nhiều rau xanh giàu chất xơ như dưa chuột, rau cần, cải xanh, cải bắp, cà chua, khoai tây, bí đỏ, lê, táo nho… các loại ngũ cốc, trứng, sữa…Bệnh nhân gout cần có một chế độ sinh hoạt, rèn luyện thân thể một cách khoa học. Tránh làm những việc nặng, gắng sức; tránh bị lạnh đột ngột; tránh bị stress căng thẳng thần kinh.
Ngoài ra, cần thăm khám và điều trị tốt những bệnh lý kèm theo được cho là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút thứ phát như các bệnh rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, tăng huyết áp, tăng lipid m.áu…), suy thận.