Nguyên tắc cần nhớ để bảo vệ thận

Bệnh thận được xem là ‘kẻ g.iết n.gười thầm lặng’, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người mắc.

Các nguyên tắc dưới đây do bác sĩ tư vấn sẽ góp phần giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bộ phận này.

Dưới đây là tư vấn của Thạc sĩ, bác sĩ Huỳnh Ngọc Phương Thảo, Trưởng Khoa Nội thận – Thận nhân tạo, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, về 8 nguyên tắc bạn cần nắm để bảo vệ thận.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần với các môn chạy bộ, đạp xe đạp, bơi lội, yoga… hoặc bất cứ môn thể thao nào làm đổ mồ hôi và tiêu hao bớt năng lượng dư thừa. Lối sống năng động giúp chúng ta có cân nặng lý tưởng và làm giảm nguy cơ bệnh thận mạn.

Ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh nghĩa là đầy đủ các loại thực phẩm đủ năng lượng, hạn chế muối, ăn nhiều rau trái, bớt chất bột đường, đạm.

Lượng muối cần thiết mỗi ngày không nên quá 6g, tương đương một muỗng cà phê gạt ngang. Để giảm bớt lượng muối, chúng ta cũng hạn chế các loại đồ hộp, các thực phẩm chế biến sẵn như lạp xưởng, xúc xích, khô, mắm…

Kiểm tra và kiểm soát đường trong m.áu

Khoảng 50% người bệnh không hề biết mình mắc bệnh đái tháo đường nếu không xét nghiệm hoặc khi xảy ra biến chứng. Khoảng 50% người bệnh đái tháo đường sẽ bị tổn thương thận, nếu không được điều trị tốt sẽ dẫn đến suy thận và thậm chí là suy thận giai đoạn cuối phải chạy thận nhân tạo.

Kiểm tra và kiểm soát tốt huyết áp

Khoảng 50% người bệnh có huyết áp rất cao mà không hề có triệu chứng, lâu dài sẽ ảnh hưởng đến chức năng thận. Vì thế, bạn cần kiểm tra huyết áp trong chương trình khám sức khỏe hằng năm.

Tăng huyết áp nếu đi kèm đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu sẽ làm tổn thương thận nặng hơn hoặc người bệnh dễ mắc các biến chứng tim mạch như nhồi m.áu cơ tim, tai biến mạch m.áu não…

Uống đủ nước

Lượng nước cần thiết phải uống mỗi ngày tùy thuộc vào nhiều yếu tố: vận động, thời tiết, tình trạng sức khỏe, có thai hoặc cho con bú.

Khi bạn tập thể dục, hoạt động gắng sức, đổ mồ hôi nhiều, bị nôn mửa, tiêu chảy cần phải uống nhiều hơn lượng nước bình thường. Tuy nhiên, nếu bạn mắc bệnh thận, tim, gan cần hỏi bác sĩ lượng nước tối đa có thể uống mỗi ngày để tránh tình trạng sưng phù, khó thở…

Không hút t.huốc l.á

Hút t.huốc l.á có thể làm giảm lưu lượng m.áu đến thận, làm thận tổn thương và hoạt động kém hiệu quả. Hút t.huốc l.á cũng làm tăng nguy cơ ung thư thận lên gấp rưỡi so với người không hút t.huốc l.á.

Không tự ý sử dụng thuốc

Không tự ý dùng các thuốc kháng viêm, giảm đau, các thuốc không rõ nguồn gốc. Các thuốc giảm đau kháng viêm non-steroid nếu dùng lâu dài có thể ảnh hưởng chức năng thận, thậm chí có thể dẫn đến suy thận giai đoạn cuối.

Những loại thuốc không rõ nguồn gốc, kể cả cây cỏ, thực phẩm chức năng cũng cần chuyển hóa và đào thải qua thận. Vì vậy, trước khi dùng bất cứ loại sản phẩm nào, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Kiểm tra chức năng thận

Bạn nên kiểm tra chức năng thận nếu có một trong các yếu tố nguy cơ như đái tháo đường, tăng huyết áp, béo phì, t.iền sử gia đình mắc bệnh thận.

Đái tháo đường, tăng huyết áp là một trong những nguyên nhân thường gặp dẫn đến suy thận mạn, thường có triệu chứng thầm lặng, chỉ phát hiện nếu xét nghiệm m.áu và nước tiểu.

Tình trạng béo phì dẫn đến hội chứng chuyển hóa, là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến mạch m.áu thận, tiểu protein, tăng áp lực cầu thận và cuối cùng dẫn đến suy thận…

6 cách chữa mất ngủ tại nhà không dùng thuốc

Mất ngủ kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Một số cách chữa mất ngủ tại nhà dưới đây có thể giúp bạn có giấc ngủ ngon.

Theo BS. Nguyễn Huy Hoàng (Trung tâm Oxy cao áp Việt – Nga) việc tăng hàm lượng serotonin và melatonin trong cơ thể có thể làm hạn chế tình trạng mất ngủ, giúp bạn ngủ ngon hơn. Để chữa mất ngủ có các phương pháp như thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống hoặc dùng thuốc.

Cách chữa mất ngủ tại nhà

Dưới đây là một số cách chữa mất ngủ tại nhà không cần dùng thuốc:

– Bổ sung các thực phẩm có chứa tryptophan để cơ thể sản sinh ra melatonin và serotonin. Các thực phẩm giàu trytophan bao gồm: các loại hạt, các loại đậu, gạo lứt, lạc, các loại thịt trắng, các sản phẩm làm từ sữa, sô cô la, chuối, cá, trứng gà…

– Điều trị rối loạn tiêu hóa, táo bón hoặc bổ sung lợi khuẩn để có hệ tiêu hóa tốt. Người bị mất ngủ không nên ăn kiêng, bỏ bữa. Tuyệt đối lưu ý không nên ăn các đồ ăn chế biến sẵn hoặc nhiều dầu mỡ nhất là trước khi ngủ, thay vào đó bạn có thể lựa chọn ăn nhẹ và ăn các loại thức ăn dễ tiêu hóa. Đồng thời không nên uống rượu bia hay sử dụng t.huốc l.á, cà phê hoặc các chất kích thích khác.

Vệ sinh giấc ngủ bằng cách thay đổi không gian ngủ thoáng mát, dùng ánh sáng dịu nhẹ và hạn chế tiếng ồn là cách để chữa mất ngủ tại nhà.

– Đảm bảo thời gian nghỉ ngơi, thư giãn hợp lý, tránh căng thẳng, stress. Bên cạnh đó nên vận động nhẹ nhàng hàng ngày, có thể lựa chọn một số bộ môn có lợi cho giấc ngủ như yoga, thiền, đạp xe, bơi… hoặc duy trì một số thói quen giúp ngủ ngon hơn như tắm nước ấm, ngâm chân bằng nước ấm…

– Ghi lại nhật ký giấc ngủ nhằm tạo ra thói quen cố định, lặp lại trước khi lên giường đi ngủ. Vệ sinh giấc ngủ bằng cách thay đổi không gian phòng ngủ sao cho thoáng mát, sử dụng ánh sáng dịu nhẹ khi ngủ và hạn chế tiếng ồn. Để có giấc ngủ ngon vào buổi tối, bạn nên hạn chế ngủ vào ban ngày.

– Nếu bạn mắc các bệnh lý gây ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ cần điều trị dứt điểm như bệnh lý viêm loét dạ dày tá tràng, thoái hóa cột sống, thoái hóa khớp, thiếu m.áu não…

– Có thể tham khảo ý kiến bác sĩ và sử dụng một số hoạt chất như melatonin, magne-B6 hay các loại thảo dược giúp an thần nhẹ (tâm sen, lạc tiên, bình vôi…) hoặc các loại thảo dược giúp tăng tuần hoàn não (rễ đinh lăng, ginkgo biloba..).

Một số bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ như viêm loét dạ dày, thiếu m.áu não, đau nhức xương khớp…

Vì sao bị mất ngủ?

Mất ngủ hay rối loạn giấc ngủ là tình trạng ngủ chập chờn, khó đi vào giấc ngủ, thức dậy giữa giấc và khó ngủ lại, thức dậy sớm (trước 5 giờ sáng) hoặc cả đêm không ngủ được.

Với những người dưới 18 t.uổi thời gian ngủ mỗi ngày là khoảng 8 tiếng, sau 18 t.uổi thời gian ngủ mỗi ngày là từ 7-8 tiếng và cứ sau 10 năm t.uổi thời gian ngủ sẽ giảm đi khoảng 30 phút mỗi ngày. Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng mất ngủ, rối loạn giấc ngủ như:

– Tình trạng thoái hóa hệ thần kinh, thoái hóa của cơ thể. Thời gian ngủ tỷ lệ nghịch với t.uổi tác, t.uổi càng cao thời gian ngủ càng ngắn lại.

– Người mắc các bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ (mất ngủ thứ cấp) như phì đại tuyến t.iền liệt, bệnh lý xương khớp, bệnh zona, viêm loét dạ dày, thiếu m.áu não…

– Người hay căng thẳng, stress: Nếu cuộc sống thường xuyên căng thẳng hoặc gặp cú sốc tâm lý có thể khiến con người rơi vào tình trạng mất ngủ.

Tình trạng mất ngủ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

– Người mắc các rối loạn tâm thần như rối loạn trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn thần kinh thực vật.

– Người phải dùng các loại thuốc điều trị bệnh lý mạn tính như huyết áp, đái tháo đường, gout, mỡ m.áu, trầm cảm…

– Môi trường sống và thói quen sinh hoạt cũng có thể gây ra tình trạng mất ngủ như thói quen thức quá khuya, phòng ngủ ồn ào, người làm việc ca đêm, thay đổi múi giờ…

Việc mất ngủ nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, nặng hơn có thể dẫn tới tình trạng lo âu, trầm cảm, suy giảm trí nhớ, suy yếu hệ miễn dịch, rối loạn hormone, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý rối loạn chuyển hóa (đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu….) thậm chí là cả ung thư.

Nếu áp dụng các biện pháp chữa mất ngủ tại nhà không hiệu quả, hoặc tình trạng mất ngủ kéo dài hơn 1 tháng người bệnh cần tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám, tìm nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *