Loại thịt dễ kiếm được người xưa cho là ‘thượng phẩm’, bổ hơn thịt gà 9 lần

Được người xưa ví là ‘ thượng phẩm’ dùng làm thuốc, bổ dưỡng không kém gì sâm, bạn đã biết đến những giá trị dinh dưỡng của thịt chim bồ câu chưa.

Chim bồ câu hiện nay được nuôi rất nhiều để lấy thịt vì những lợi ích mà nó đem lại cho sức khỏe của con người. Không chỉ có giá trị về sức khỏe mà thịt của chim bồ câu được đ.ánh giá là loại thịt ngon bởi vì nó trắng, ngọt và thơm.

Báo Thanh Niên dẫn lời BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM – cơ sở 3 cho hay,thịt chim bồ câu không chỉ có hương vị thơm ngon mà còn chứa nguồn dinh dưỡng tuyệt vời. Trong 100 g thịt bồ câu chứa 142 kcal, 7,5 g chất béo, 17,5 g protein, 13 mg canxi, 237 mg kali, 307 mg phốt pho…

Trong sách “ Thực liệu thảo mộc” của nhà Đường xưa có ghi chép ví von: “1 con chim bồ câu bổ gấp 9 lần thịt gà”. Cách ví này để đề cao vai trò bổ dưỡng của thịt chim bồ câu. Tuy nhiên, mỗi một loại thịt lại có giá trị dinh dưỡng khác nhau.

Vào thời xưa, chim bồ câu hiếm nên được coi là quý và bổ, thịt bồ câu rất được coi trọng. Trong sách “Bản thảo cương mục” có viết: “Động vật có cánh thì vô cùng nhiều, nhưng chỉ có chim cánh trắng (bồ câu) là có thể làm thuốc”.

Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ cho hay, cho đến nay chưa có có nghiên cứu chính thức nào chỉ ra rằng thịt bồ câu có giá trị dinh dưỡng cao hơn thịt gà. Khi so sánh về thành phần dinh dưỡng cho thấy thịt bồ câu có hàm lượng protein và chất béo ít hơn so với thịt gà, nhưng lại giàu chất khoáng và vitamin, nhất là Vitamin B12, selen, axit folic, riboflavin hơn.

Cháo chim câu (ảnh ST)

Thịt bồ câu có tác dụng gì?

Giúp bồi bổ cơ thể

Với lượng protein dồi dào, nếu chúng ta ăn loại thịt này nhiều thì có thể giúp bồi bổ não, tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch của cơ thể. Khi bạn bị ốm một tô cháo chim bồ câu có thể giúp bạn bổ sung dưỡng chất và giúp cơ thể khỏe khoắn hơn hẳn đấy.

Giúp phòng chống bệnh thiếu m.áu

Chứng bệnh thiếu m.áu dù rất nguy hiểm nhưng mọi người thường không để tâm và gần như là phớt lờ đi. Mặt khác bệnh thiếu m.áu này có ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của con người.

Trong thịt bồ câu có chứa sắt, canxi, đồng và một số các yếu tố vi lượng khác giúp bổ sung m.áu cho cơ thể.

Giúp làm ấm cơ thể

Trong thời tiết lạnh như thế này, việc ăn thịt chim bồ câu sẽ giúp làm ấm cơ thể nhanh chóng, phòng chống các bệnh cảm lạnh rất hiệu quả.

Đẹp da, khỏe tóc

Hàm lượng chondoroitin trong thịt chim bồ câu tương đối cao, có thể giúp chúng ta bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, khí huyết lưu thông, tương cường chức năng cơ thể, tăng sức sống cho tế bào da, làm đẹp và trì hoãn quá trình lão hóa. Thịt chim bồ câu rất giàu collagen, hỗ trợ tốt nhất quá trình phát triển của các tế bào nang tóc.

Một số món ăn, bài thuốc từ chim bồ câu

– Bồ câu hầm thuốc bắc chữa suy nhược cơ thể : Thịt chim bồ câu 2 con, hoài sơn 15g, long nhãn 10g, mộc nhĩ trắng 10g, hạt sen 15g, đông trùng hạ thảo 15g, một ít gừng và đường phèn cho vào tô. Đổ nước sôi vào gần đầy thì đậy lại, hầm cách thủy trong 3 giờ là dùng được. Dùng trong 1 tuần.

– Bồ câu hầm kỷ tử, hoàng kỳ: Thịt chim bồ câu non 1 con (tác dụng tăng cường khí huyết, bổ tỳ) hoặc thịt chim bồ câu ra ràng 1 con (tác dụng tăng cường sinh lý nam nữ) chặt nhỏ; hoàng kỳ 30g, câu kỷ tử 30g phơi khô, thái nhỏ, trộn đều, thêm nước, hấp cách thủy cho chín nhừ, thêm gia vị, rồi ăn cái, uống nước. Cứ 3 ngày ăn một lần. Dùng 3-5 lần.

– Bồ câu hầm hạt sen: Tác dụng dưỡng nhan, chăm sóc da dẻ mịn khỏe, hồng hào cho chị em phụ nữ.

“Một con chim bồ câu có thực sự đáng giá bằng chín con gà không, chúng ta thật khó để đ.ánh giá… “, bác sĩ Vũ nói.Tuy nhiên, không phủ nhận chim bồ câu quả là có tác dụng tuyệt vời về mặt bồi bổ cơ thể con người chúng ta. Các gia đình có thể sử dụng đan xen cả thịt gà và bồ câu nhằm mục đích bồi bổ sức khỏe, không nên quá lạm dụng loại thịt nào.

Uống một ly trà quế vào mùa đông làm ấm cơ thể và ngừa ung thư

Mỗi buổi sáng, bạn nên uống một ly trà quế ấm nóng sẽ giúp cơ thể dễ chịu, giảm ho, viêm họng, cảm lạnh; t.iêu d.iệt vi khuẩn; phòng ngừa nhiều bệnh tật.

Thời tiết mùa đông khiến cơ thể bạn cảm thấy lạnh, tình trạng sức khỏe có thể thay đổi. Nhiễm lạnh dễ gây cảm cúm, ho, sổ mũi. Vì vậy, mỗi sáng, bạn nên uống 1 ly trà pha thêm quế sẽ thấy cơ thể ấm hơn, giảm các triệu chứng bệnh do thời tiết gây ra và ngăn ngừa nhiều bệnh mạn tính trong đó có đái tháo đường, ung thư.

Bác sĩ chuyên khoa II Huỳnh Tấn Vũ – Giảng viên Khoa Y học cổ truyền, Trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết, quế là gia vị trong nấu ăn cũng là bài thuốc Đông y. Từ xưa, người ta xếp quế vào 4 vị thuốc quý: sâm, nhung, quế, phụ.

Trà quế tốt cho mùa đông. Ảnh: Freepik.

Nhục quế là phần vỏ của cành, thân cây quế. Các sách cổ ghi lại nhục quế giúp cứu được khí nguyên dương đã lạnh lâu ngày, giúp ấm cho chứng tỳ vị hư hàn, ức chế can tà, thông lợi phế khí, trị cứng gân xương, mạnh s.inh d.ục, dưỡng tâm thần, thống huyết mạch, trị đau bụng, chấm dứt hư phiền, nuôi tinh tủy, ấm lưng gối, chữa tê thấp, ho đờm, nhọt trong mũi, sáng mắt, thông khắp các kinh mạch.

Theo các nghiên cứu mới nhất, những vị thuốc từ quế còn có tác dụng ngừa bệnh đái tháo đường, giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Quế có tính kháng viêm mạnh giúp bảo vệ tế bào khỏi những tổn thương do các gốc tự do gây ra, chống viêm và ngăn ngừa bệnh tật trong đó có ung thư.

Quế còn giúp bảo vệ não khỏi chứng mất trí và suy giảm nhận thức, phòng ung thư, mụn trứng cá, loại bỏ hơi thở hôi, tốt cho da…

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, quế chứa một hợp chất hoạt động tương tự như insulin và giúp chuyển lượng đường trong m.áu tới các tế bào. Công dụng này duy trì tối đa 12 giờ sau khi uống trà quế, giúp người bị đái tháo đường giảm đường huyết.

Bác sĩ Vũ cho biết thêm, quế có vị thơm, cay và ngọt giúp khử bớt mùi tanh, gây của cá, thịt, làm cho món ăn có hương vị hấp dẫn hơn, kích thích hệ tiêu hóa. Quế là thành phần gia vị của món phở, bún bò, bánh ngọt có hương quế… Ngoài mùi thơm làm cho món ăn thêm hấp dẫn, thành phần tinh dầu của quế cũng giúp hệ tiêu hóa kháng khuẩn, làm món ăn thêm tính ấm, trừ đi phần hàn, giúp người ăn tránh được đau bụng.

Cách làm trà quế đơn giản, có sẵn trong gia đình gồm 1 nhánh quế rửa sạch, 1 nhánh gừng nhỏ, 1 túi trà lọc, 1 cục đường phèn, ít mật ong và miếng chanh.

Bạn có thể cho thêm gừng vì các hợp chất của gừng được biết đến với tác dụng ngăn chặn vi trùng. Thêm vào đó, lợi ích chống viêm của gừng có thể làm giảm đau cơ và đau đầu.

Khi nấu, bạn bẻ nhỏ thanh quế và gừng đ.ập nhỏ hoặc thái lát cho vào nồi đun sôi sau đó cho lửa nhỏ liu riu khoảng 15 phút. Khi gừng và quế tiết hết tinh chất, cho trà vào. Bạn có thể cho đường phèn ngay sau khi rót trà ra ly. Bạn nên thưởng thức trà quế vào buổi sáng, giúp phòng các bệnh giao mùa như sổ mũi, viêm họng.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *