Chảy mũi là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ khi bị viêm mũi. Nếu không được chăm sóc và điều trị có thể dẫn đến viêm tai giữa và viêm phế quản.
Chính vì vậy, việc xử trí chăm sóc đúng khi trẻ bị chảy mũi là vô cùng quan trọng.
Nguyên nhân khiến trẻ chảy mũi
Khi trẻ bị chảy mũi là có sự mất cân bằng giữa dịch sản xuất ra và dịch được hấp thu qua niêm mạc mũi, đây là hiện tượng viêm. Khi môi trường sống của chúng ta ngày càng ô nhiễm, bên cạnh các nguyên nhân gây viêm mũi thường gặp là virus, vi khuẩn, dị vật… còn có thể do dị ứng bụi, hóa chất, nấm mốc…
Như vậy, phải biết được hiện tượng chảy mũi là do nguyên nhân gì thì mới có cách xử lý phù hợp, việc tự điều trị, điều trị không đúng cách sẽ khiến bệnh ngày càng trở nên nặng nề và khó khăn trong xử trí của các bác sĩ sau này.
Phát hiện sớm khi trẻ bị chảy mũi
Khi trẻ bị chảy mũi nghĩa là trẻ có một trong những biểu hiện sớm của viêm đường hô hấp trên. Việc cha mẹ hoặc người chăm sóc trẻ cần quan sát dịch mũi để biết và cung cấp thông tin cho bác sĩ tai mũi họng.
– Nếu trẻ bị chảy mũi dịch trong: Thường là bệnh mới xuất hiện dưới 1 tuần, nguyên nhân đa phần là do virus hoặc nhiễm lạnh.
– Nếu trẻ bị chảy mũi vàng xanh: Là bệnh viêm nhiễm do vi khuẩn hoặc bệnh đã diễn biến trên 1 tuần.
– Nếu trẻ bị chảy mũi nâu đỏ lẫn m.áu, mùi thối, một bên: Coi chừng dị vật mũi.
Phát hiện dấu hiệu chảy mũi đôi khi cũng khó đối với ông bà, cha mẹ vì:
– Nếu chảy mũi thò lò ra cửa mũi trước, cha mẹ rất dễ phát hiện, nên trong trường hợp này ít khi trẻ bị các biến chứng của viêm mũi.
– Thông thường sẽ không phát hiện được khi nước mũi chảy ra phía sau, rồi rơi xuống họng. Những trường hợp này xảy ra khi hốc mũi bị phù nề nhiều, cản trở chảy ra trước, hoặc khi bị viêm hệ thống xoang sau. Lúc này trẻ có cảm giác vướng họng hay phải ho, khạc đờm, buồn nôn hay nôn.
– Nếu nghi ngờ có thể lấy tay giữ chặt miệng trẻ trong 10 giây, sẽ nghe tiếng hít vào của trẻ có tiếng dịch mũi.
Chảy mũi là vấn đề thường gặp ở trẻ nhỏ khi bị viêm mũi. Ảnh minh họa.
Xử trí thế nào khi trẻ bị chảy mũi?
Ngoài việc thăm khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Cha mẹ cũng cần chăm sóc và xử trí đúng khi trẻ mắc phải căn bệnh này.
– Vệ sinh mũi họng
Việc vệ sinh mũi họng vô cùng quan trọng, có thể nhỏ mũi bằng nước muối 0,9% rồi nói trẻ hít vào nhẹ nhàng (nếu trẻ hợp tác). Nếu trẻ không hợp tác thì sẽ nhỏ và giữ chặt miệng cho trẻ hít vào, hy vọng sẽ làm sạch được tác nhân gây bệnh mà không nên xịt rửa.
– Bổ sung đủ nước và khoáng chất cho trẻ
Việc bổ sung đủ nước cho trẻ như: Cho trẻ bú sữa nhiều hơn ở giai đoạn bú mẹ, uống thêm nước lọc, nước trái cây và các thức ăn dạng lỏng như cháo, súp ở trẻ lớn… Điều này sẽ giúp cho dịch mũi của trẻ trở nên loãng hơn, dễ dàng được mũi vận chuyển ra phía sau họng hoặc đưa ra ngoài tạo thành dử mũi.
– Tư thế ngủ
Kê cao đầu khoảng 15 độ trong khi ngủ sẽ giúp cho dịch mũi dễ dàng chảy ra ngoài và không làm trẻ bị nghẹt mũi, giúp trẻ dễ chịu và cũng tốt hơn cho việc hít thở. Theo Hiệp hội Nhi khoa, tư thế ngủ cao đầu chỉ áp dụng được cho trẻ từ 2 t.uổi trở lên.
– Sử dụng tinh dầu tràm như thế nào?
Nhiều người khi thấy trẻ bị chảy mũi thì cho rằng trẻ bị lạnh và đã sử dụng tinh dầu tràm để bôi vào mũi cho trẻ. Tuy nhiên, phải lưu ý không được sử dụng cho trẻ dưới 2 t.uổi, vì có thể gây co mạch não giữa, trẻ có thể t.ử v.ong hoặc bị bỏng da.
Có thể dùng tinh dầu tràm massage nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ vùng bàn chân, bụng và lưng cho trẻ, điều này sẽ giúp cơ thể trẻ luôn ấm, không bị lạnh, ngoài ra còn phòng chống côn trùng và kháng khuẩn. Cũng không nên dùng nhiều, cha mẹ lấy một xíu ra tay mình rồi xoa nhẹ nhàng. Tuy nhiên, với một số trường hợp trẻ có cơ địa dị ứng thì không khuyến khích thực hiện, vì có thể gây kích ứng lên da của trẻ.
– Sử dụng máy tạo độ ẩm
Chảy mũi ở trẻ do sự rối loạn trong quá trình làm ấm và làm ẩm không khí của mũi. Máy tạo độ ẩm thích hợp cho việc tạo độ ẩm phù hợp với khoang mũi họng, độ ẩm sẽ giúp làm ẩm và lỏng dịch mũi, qua đó dễ làm sạch dịch tiết từ mũi, giúp mũi trẻ không bị khô rát và nghẹt, mũi của trẻ sẽ thông thoáng dễ thở hơn.
Khi nào trẻ bị chảy mũi cần nhập viện?
Cha mẹ nên đưa trẻ tới ngay cơ sở y tế để thăm khám khi trẻ có biểu hiện chảy mũi kéo dài trên 2 ngày, xuất hiện thêm ho hoặc do các nguyên nhân:
Dị vật mũi.
Trẻ sốt>= 38,5 độ C.
Trẻ bỏ ăn, bỏ bú.
Chảy mũi nhiều, mũi vàng xanh trong nhiều ngày.
Chảy mũi kèm theo ho có đờm, ho kéo dài.
Trẻ khó thở hay tím tái vùng môi và các đầu ngón tay.
Để phòng tránh chảy mũi ở trẻ khi thời tiết lạnh, cần mặc đủ ấm và mặc ấm đúng cách cho trẻ. Cha mẹ cần cho trẻ ăn chế độ dinh dưỡng hợp lý. Vệ sinh nơi ở đảm bảo nơi ở và sinh hoạt luôn thông thoáng, sạch sẽ. Cần cho trẻ tránh tiếp xúc với các dị nguyên như phấn hoa, khói thuốc… Tuyệt đối không sử dụng nước muối xịt rửa mũi.
Nam thanh niên bị điếc đột ngột vì thói quen thường gặp ở người trẻ
Bỗng nhiên mất thính lực sau khi ngủ dậy, chàng trai 22 t.uổi không ngờ nguyên nhân đến từ thói quen hầu hết các bạn trẻ ngày nay mắc phải.
Sáng hôm đó, Tiểu Húc (Giang Tô, Trung Quốc) vừa thức dậy thì điện thoại đổ chuông. Điều kỳ lạ là tiếng chuông này đột nhiên trở nên rất nhỏ, kèm theo nhiều tạp âm lạ mà anh chưa từng nghe thấy bao giờ. Khi áp điện thoại di động vào tai phải, Tiểu Húc không thể nghe rõ lời nói của đầu dây bên kia. Phía bên tai trái thì rất khó chịu, giống như bị ù tai kèm theo âm thanh vo ve của cả đàn ong.
Nghĩ rằng đường truyền mạng có vấn đề, cộng thêm mình chưa tỉnh ngủ nên Tiểu Húc không để tâm mà đi tắm rửa rồi chuẩn bị bữa sáng. Trong lúc ăn sáng, anh gọi lại cho khách hàng một lần nữa. Lần này anh còn cẩn thận dùng bông sạch ngoáy tai, mở sẵn loa ngoài nhưng vẫn không nghe thấy gì.
Anh thử dùng chiếc điện thoại dự phòng khác gọi cho một người bạn nhưng tình trạng cũng tương tự; ngay cả khi mở nhạc trên laptop cũng không có gì thay đổi.
Lúc này, Tiểu Húc thực sự lo lắng nên quyết định nhắn tin xin nghỉ làm và bắt xe tới Bệnh viện Đại học Y Nam Kinh (Trấn Giang, Giang Tô, Trung Quốc) thăm khám.
TS Mã Vĩnh Minh, Trưởng khoa Tai mũi họng và Phẫu thuật đầu cổ của Bệnh viện Đại học Y Nam Kinh, cũng là bác sĩ điều trị cho Tiểu Húc cho biết, khi nhận được kết quả chẩn đoán điếc đột ngột, chàng trai trẻ đã không giữ được bình tĩnh. Một phần vì không nghe thấy âm thanh xung quanh nên bệnh nhân khó kiểm soát âm lượng, liên tục la hét cho rằng các y bác sĩ bị nhầm lẫn.
Trong suy nghĩ của Tiểu Húc, nếu không phải do gặp tai nạn nghiêm trọng thì điếc chỉ có thể là bệnh t.uổi già. Một chàng trai 22 t.uổi khỏe mạnh như anh không thể mắc bệnh này.
Theo bác sĩ Mã, điếc đột ngột là một rối loạn tai mũi họng không hề hiếm gặp nhưng lại dễ bị xem nhẹ. Nếu phát hiện muộn, có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng về thính giác, thậm chí có thể gây mất thính lực vĩnh viễn.
Điếc đột ngột chỉ tình trạng giảm sức nghe ít nhất 30 decibel ở ít nhất 3 tần số liên tiếp xảy ra trong vòng 72 giờ, thường xảy ra ở một bên tai, các dấu hiệu thường rõ ràng nhất vào buổi sáng sau khi thức dậy. Bệnh xảy ra khi có tổn thương tai trong, thần kinh thính giác hoặc trung tâm thính giác ở não.
Những người bị điếc đột ngột thường phát hiện mất thính giác khi thức dậy vào buổi sáng, có những người phát hiện ra giảm thính lực đột ngột khi đang cố gắng nghe gì đó, chẳng hạn như khi đang sử dụng điện thoại, thậm chí có những trường hợp ngược lại, người bệnh nghe thấy tiếng ồn ào ngay trước khi thính giác của họ biến mất.
Những người bị điếc đột ngột cũng có thể nhận thấy một hoặc nhiều triệu chứng như: cảm giác đầy tai, chóng mặt và/hoặc ù tai….
Một số người bị điếc đột ngột không đến gặp bác sĩ vì họ nghĩ rằng mất thính lực là do dị ứng, viêm xoang, ráy tai nhiều hoặc các tình trạng thông thường khác như viêm tai giữa, viêm tai ngoài,… Tuy nhiên, điếc đột ngột là một cấp cứu trong chuyên khoa Tai Mũi Họng nên cần phải khám điều trị sớm.
Điếc đột ngột có thể tự phục hồi một phần hoặc hoàn toàn thính lực một cách tự nhiên trong vòng một đến hai tuần, tuy nhiên việc đ.ánh giá tự hồi phục trên lâm sàng rất khó, nếu chẩn đoán và điều trị điếc đột ngột muộn có thể ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Ngược lại, nếu người bệnh được điều trị sớm, đúng phác đồ thì khả năng phục hồi thính lực sẽ tốt hơn rất nhiều.
Về dịch tễ học, điếc đột ngột xảy ra với tỉ lệ từ 1 đến 6 người trên 5.000 người mỗi năm, nhưng trên thực tế có thể cao hơn nhiều vì điếc đột ngột nhiều lúc không được chẩn đoán.
Hầu hết là điếc đột ngột không tìm thấy nguyên nhân, chỉ khoảng 10% những người được chẩn đoán điếc đột ngột tìm thấy được nguyên nhân như:
-Do Virus: Các bệnh lý có thể gây bệnh điếc đột ngột như: Quai bị, thủy đậu, zona, HIV, cúm, sởi,…..
-Do bệnh lý mạch m.áu: Tăng huyết áp, bệnh m.áu tăng đông,…
-Do chấn thương gây rách màng nhĩ, dò ngoại dịch, vỡ xương thái dương, gây trật khớp xương con (xương làm nhiệm vụ dẫn truyền âm thanh),….
-Do nhiễm độc: Ngộ độc thuốc nhóm Aminozid, ngộ độc rượu, ngộ độc t.huốc l.á,…
-Do rối loạn chuyển hóa: Đái tháo đường, tăng Lipid m.áu, suy giáp trạng,… gây thiếu m.áu của động mạch tai trong, dẫn đến nhiễm độc tai trong
-Do miễn dịch: Bệnh Lupus ban đỏ hệ thống,…
-Do tổn thương thần kinh thính giác: U dây thần kinh số VIII, viêm dây thần kinh,…
-Do rối loạn thần kinh: Rối loạn lo âu, trầm cảm, căng thẳng, stress,…
Nếu như trước đây, điếc đột ngột chủ yếu gặp ở người trung niên, cao t.uổi thì khoảng 5-10 năm trở lại đây, bệnh này rất phổ biến ở người trẻ, nhất là thanh niên dưới 30 t.uổi. Nguyên nhân gây bệnh ở Tiểu Húc cũng chính là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất về lối sống dẫn tới tình trạng trên.
Đeo tai nghe quá nhiều, đeo sai cách, sử dụng âm lượng quá lớn có thể gây hại cho thính giác và sức khỏe con người. Ảnh minh họa
Cụ thể, Tiểu Húc sử dụng tai nghe quá nhiều với âm lượng quá lớn trong thời gian dài. Sau khi tốt nghiệp cao đẳng, vì quá khó để tìm được công việc đúng ngành học nên Tiểu Húc làm telesale hơn 1 năm. Công việc của anh phải gọi điện thoại rất nhiều, giao tiếp với khách hàng ngay cả buổi tối, trong lúc đi xe buýt về nhà nên chiếc tai nghe dần trở thành “vật bất ly thân”.
Để giải tỏa căng thẳng trong công việc, Tiểu Húc cũng có sở thích nghe nhạc bất cứ khi nào rảnh rỗi. Đáng nói, anh có thói quen nghe nhạc, nghe điện thoại ở mức âm lượng tai nghe rất lớn. Tổng thời gian sử dụng tai nghe, nhất là loại tai nghe nhét tai (in ear) của Tiểu Húc ít nhất là 10 tiếng mỗi ngày, có những ngày thậm chí còn đeo luôn tai nghe đi ngủ.
Một khảo sát của Tổ chức Y tế Thế giới cho thấy, gần một nửa số người trên thế giới trong độ t.uổi từ 12 – 35, tương đương 1,1 tỷ người có nguy cơ bị suy giảm thính lực, chủ yếu do thường xuyên đeo tai nghe để nghe nhạc âm lượng lớn.
Bác sĩ Mã giải thích thêm: “Sử dụng tai nghe quá nhiều tác động tiêu cực đến tai theo 2 cách chính. Đầu tiên, nó khiến cho các tế bào thần kinh trong ốc tai phải làm việc quá sức. Thứ 2 là làm không khí và m.áu khó lưu thông, dẫn đến tai dễ bị viêm nhiễm, tích tụ nhiều ráy tai. Từ đó gây ra suy giảm thính lực, điếc tạm thời hay thậm chí là bị mất thính lực vĩnh viễn.
Hơn nữa, khó mà tránh được tổn thương tai và suy giảm thính lực nếu hằng ngày tiếp xúc với âm thanh có cường độ 85 – 90 decibels (dB) liên tục trên 2 giờ đồng hồ và kéo dài trên 12 tháng. Bởi vì với âm thanh ở ngưỡng 94dB, tai chúng ta có thể chịu đựng được 1 tiếng mỗi ngày. Còn với ngưỡng âm thanh là 105dB, tai con người chỉ có thể chịu đựng được khoảng 4 phút mỗi ngày”.
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, tốt nhất không nên đeo tai nghe quá 2 giờ đồng hồ mỗi ngày. Không dùng tai nghe liên tục quá 15 phút mà cần cho tai có thời gian nghỉ ngơi giữa những lần sử dụng, nhất là với các loại tai nghe nhét sâu vào trong tai. Đương nhiên, không nên nghe tai nghe ở âm lượng quá lớn, vượt quá 60% tổng mức âm lượng thiết bị và vệ sinh tai nghe thường xuyên.
May mắn là trường hợp của Tiểu Húc chỉ bị mất thính lực tạm thời. Sau khi nhập viện và điều trị 5 ngày, anh đã lấy lại được trên 90% thính lực và được xuất viện tiếp tục điều trị ngoại trú.