Nguy cơ tai biến do hẹp động mạch cảnh

Bệnh thiếu m.áu não do hẹp động mạch cảnh rất phổ biến, nhưng ít người bệnh chú ý để thăm khám và điều trị.

Đã có nhiều trường hợp bác sĩ bỏ quên khi khám lâm sàng cho người bệnh, dẫn đến nguy cơ tai biến nặng đáng tiếc.

BS CKI Trương Trọng Tuấn, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân 115, thăm khám cho người bệnh. Ảnh: QUANG HUY

Dễ nhầm lẫn với bệnh t.iền đình

Sáng 29-12 vừa qua, ông H.H.H. (68 t.uổi, ngụ TP Thủ Đức, TPHCM) được người nhà chuyển đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân 115 trong tình trạng tăng huyết áp, chóng mặt, choáng váng… Khai thác bệnh sử, người nhà ông H. cho biết, thời gian gần đây ông thường bị chóng mặt, đau đầu nhẹ, sức khỏe suy giảm. Truy tìm nguyên nhân, siêu âm động mạch chủ, các bác sĩ phát hiện ông H. bị hẹp 90% động mạch chủ bên trái, có nhồi m.áu nhỏ trong não chưa dẫn tới đột quỵ, nên ông được chuyển lên Khoa Bệnh lý mạch m.áu não của bệnh viện điều trị tích cực. Trước đó, ông H. đến bệnh viện địa phương thăm khám và được kết luận thiếu m.áu não do rối loạn t.iền đình!

Tương tự, ông B.Đ.C. (49 t.uổi, ngụ quận 11, TPHCM) có t.iền sử hút t.huốc l.á gần 30 năm, hơn 1 năm qua hay bị choáng, giữ thăng bằng kém, chịu nhiều cơn đau đầu dữ dội. Ông C. đã đi khám nhiều nơi, điều trị cả đông và tây y đều không tìm ra nguyên nhân, bác sĩ kết luận ông bị hội chứng t.iền đình.

Kết quả siêu âm doppler mạch m.áu và CT Scan động mạch cảnh cho thấy người bệnh có mảng xơ vữa type IV (kèm ổ loét bề mặt) và huyết khối gây hẹp nặng khoảng 90% nơi xuất phát động mạch cảnh trong bên phải. Mảng xơ vữa type IV cũng gây hẹp trung bình động mạch cảnh bên trái. Ngoài tình trạng hẹp động mạch cảnh hai bên nghiêm trọng, người bệnh còn có t.iền sử rối loạn lo âu, t.iền đái tháo đường, rối loạn lipid m.áu…

“Đây chính là nguyên nhân dẫn đến cơn thiếu m.áu não cục bộ và các triệu chứng người bệnh gặp gần đây”, BS CKI Trương Trọng Tuấn, Phó trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nhân dân 115, thông tin.

Theo bác sĩ Trương Trọng Tuấn, hiện có trên 70 người bệnh đang nằm cấp cứu tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện 115. Lũy tính từ đầu tháng 6 đến cuối năm 2023, đã có trên 10.000 người bệnh nhập viện cấp cứu, trong đó 70%-80% là người lớn t.uổi, có bệnh lý như: hô hấp, tim mạch, thần kinh, tiêu hóa…; trong đó số ca cấp cứu liên quan tới bệnh lý động mạch cảnh được phát hiện khoảng 10 ca/ngày (trung bình 2-5 ca do phát hiện khi khám bệnh; 5-8 ca là những người có t.iền sử bị tai biến). Đặc biệt, theo các chuyên gia y tế, 25%-30% các trường hợp đột quỵ là do hẹp động mạch cảnh.

Phát hiện sớm để tránh đột quỵ

TS-BS Nguyễn Minh Anh, Trưởng khoa Ngoại thần kinh, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM, cho biết, động mạch cảnh là mạch m.áu chính mang m.áu và oxy đến não. Khi khỏe mạnh, những động mạch này trơn tru và thông thoáng; còn khi những động mạch này bị thu hẹp, được gọi là hẹp động mạch cảnh. Nguyên nhân thường là do xơ vữa động mạch. Đây là sự tích tụ các chất béo, canxi và các chất thải khác bên trong lớp nội mạc mạch m.áu. Hẹp động mạch cảnh tương tự như bệnh động mạch vành, trong đó sự tích tụ xảy ra trong các động mạch của tim và có thể gây ra cơn đau tim.

“Hẹp động mạch cảnh làm giảm lưu lượng oxy đến não. Não cần được cung cấp oxy liên tục để hoạt động. Ngay cả việc tạm dừng cung cấp m.áu trong thời gian ngắn cũng có thể gây ra vấn đề. Các tế bào não bắt đầu c.hết chỉ sau vài phút không có m.áu hoặc oxy. Nếu tình trạng hẹp động mạch cảnh trở nên nghiêm trọng đến mức lưu lượng m.áu bị tắc nghẽn, nó có thể gây ra đột quỵ. Một mảnh mảng bám vỡ ra cũng có thể chặn lưu lượng m.áu đến não.

Điều này cũng có thể gây đột quỵ. Hẹp động mạch cảnh có thể xảy ra ở 1 trong 2 động mạch ở cổ hoặc cả hai. Tình trạng này có thể trở nên trầm trọng hơn theo thời gian nếu không được chăm sóc y tế, dẫn đến đột quỵ với các biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến t.ử v.ong”, TS-BS Nguyễn Minh Anh cảnh báo.

Bệnh hẹp động mạch cảnh ít khi được phát hiện sớm, khi tai biến mạch m.áu não xảy ra thì sẽ dẫn đến việc điều trị gặp khó khăn. Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là cơn thiếu m.áu cục bộ thoáng qua (TIA – là tình trạng mất lưu lượng m.áu đột ngột, tạm thời đến một vùng não) hoặc đột quỵ.

Nó thường kéo dài vài phút đến 1 giờ. Các triệu chứng biến mất hoàn toàn trong vòng 24 giờ và hồi phục hoàn toàn. Khi các triệu chứng vẫn tồn tại thì đó là đột quỵ. Các triệu chứng của TIA hoặc đột quỵ có thể bao gồm: đột ngột yếu đi hoặc vụng về ở một bên cơ thể; đột ngột tê liệt cánh tay hoặc chân ở một bên cơ thể; mất sự phối hợp hoặc chuyển động; ngất xỉu hoặc đau đầu…

TS-BS CKII Võ Văn Tân, Trưởng khoa Nội thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Gia Định (TPHCM), khuyến cáo, tất cả mọi người, nhất là những người từ 50 t.uổi trở lên, có bệnh lý tăng huyết áp, rối loạn lipid m.áu, hút t.huốc l.á, đái tháo đường, béo phì, người có lối sống ít vận động… nếu có bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng trên thì hãy gọi trợ giúp y tế ngay lập tức. Nếu người bệnh được chẩn đoán hẹp động mạch cảnh dưới 50% sẽ được điều trị bằng thuốc và thay đổi lối sống.

Trường hợp động mạch bị thu hẹp từ 50%-70%, có thể sử dụng thuốc hoặc phẫu thuật, tùy theo trường hợp, lứa t.uổi… Người dân, nhất là người cao t.uổi, người có bệnh lý nền, cần thường xuyên kiểm tra, siêu âm động mạch cảnh, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa nhằm phát hiện sớm tình trạng hẹp, không chỉ động mạch cảnh mà cả động mạch chủ bụng và những vấn đề liên quan tai biến của mạch m.áu.

Tắm gội như thế nào để không rước họa vào thân?

Tắm gội là việc làm hằng ngày không thể bỏ qua nhưng bạn làm không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sức khỏe thậm chí gây co mạch, đột quỵ, t.ử v.ong nhanh chóng.

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng – Trung tâm Oxy cao áp Việt Nga, Bộ Quốc phòng, tắm đúng cách giúp giảm stress, tạo cho cơ thể cảm giác thoải mái, tỉnh táo. Mọi người thường làm theo sở thích của cá nhân khi lựa chọn độ nóng – lạnh, thời điểm tắm. Tuy nhiên, việc tắm không đúng thời điểm, trình tự có thể gây hại cho bạn.

Thực tế, các cơ sở y tế ghi nhận không ít trường hợp người vào cấp cứu vì đột qụy trong khi tắm.

Bác sĩ Hoàng chỉ ra các lưu ý bạn cần nhớ như sau:

Tắm trong 10 phút: Các nghiên cứu chỉ ra rằng việc tắm rửa thực hiện trong 10 phút là hợp lý. Bạn không nên tắm quá lâu ảnh hưởng đến độ pH tự nhiên trên da, gây ra một số bệnh về da. Thậm chí, có thể dẫn tới tình trạng cảm cúm, nhiễm lạnh, ảnh hưởng đến sức khỏe và công việc.

Nên gội đầu sau khi tắm: Đa số chúng ta đều có thói quen gội đầu trước rồi mới tắm từ cổ xuống. Tuy nhiên, bác sĩ Hoàng cho rằng đây là thói quen không tốt. Bạn nên cho tay chân làm quen với nước trước sau đó nhẹ nhàng cho nước tiếp xúc với da từ cổ xuống. Khi cơ thể làm quen với nước và tắm sạch sẽ, bạn mới nên gội đầu. Massage nhẹ nhàng tóc từ 3 tới 5 phút rồi xả nước, có thể thêm bước dưỡng tóc với dầu xả và các loại dầu khác.

Nhiệt độ nước tắm: Bác sĩ Hoàng cho biết, nhiệt độ nước thích hợp để tắm khoảng 40 độ C. Nước quá nóng có thể ảnh hưởng tới da, tóc, mạch m.áu. Nước lạnh cũng nguy hiểm nhất là với người có bệnh lý tim mạch, tăng huyết áp. Nước lạnh tiếp xúc với da gây ra hiện tượng co mạch khiến m.áu không lưu thông được ở người có sẵn bệnh nền như rối loạn mỡ m.áu, hẹp động mạch, dễ gây đột qụy, nhồi m.áu cơ tim.

Vì vậy, bác sĩ Hoàng lưu ý chúng ta nên sử dụng nước vừa đủ ấm. Trước khi tắm, bạn có thể lấy tay thử độ ấm của nước, vỗ lên da nhẹ nhàng để cơ thể thích nghi với nhiệt độ của nước.

Thời điểm tắm: Đây là yếu tố quan trọng, quyết định cả vấn đề sức khỏe, mạng sống của bạn. Thời điểm tắm tốt nhất là buổi tối trước 20h vì khi đó cơ thể của bạn hạ dần thân nhiệt theo nhịp sinh học giúp bạn ngủ ngon, dễ đi vào giấc ngủ hơn, giảm tiết mồ hôi khi ngủ.

Tắm buổi sáng giúp bạn tỉnh táo, sảng khoái, phù hợp với một số người thích vận động thể dục thể thao.

Bác sĩ Hoàng nhấn mạnh thời điểm tuyệt đối không nên tắm là khi vừa ngủ dậy, ăn quá no, quá đói hoặc đang say rượu, tắm sau 22h. Ngoài ra, người vừa đi ngoài đường về, người toát mồ hôi, mệt mỏi thường có suy nghĩ tắm cho tỉnh táo nhưng bác sĩ Hoàng cho rằng, họ không nên tắm ngay mà cần nghỉ ngơi khoảng 30-40 phút. Trước khi đi ngủ, bạn cần sấy tóc cho khô để tránh cảm lạnh, viêm dây thần kinh.

Những người có bệnh nền như thiếu m.áu, tiểu đường, tăng huyết áp, bệnh tim mạch thường nhạy cảm với sự thay đổi tuần hoàn m.áu khi tắm. Vì vậy, người bệnh không tắm vào sáng sớm, đây cũng là lúc nhiệt độ môi trường xuống thấp trong khi huyết áp cơ thể lại tăng cao dễ bị đột quỵ hơn. Các nghiên cứu ở châu Âu, Hàn Quốc cho thấy, tỷ lệ người đột quỵ do tắm đêm vào mùa đông cao hơn mùa hè do sự xáo trộn nhiệt độ khiến cơ thể phản ứng mạnh. Khi trời lạnh, cần tắm ở phòng kín, thời gian ngắn hơn.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *