Gan nhiễm mỡ thường không có triệu chứng rõ rệt, khi làm các xét nghiệm và siêu âm kiểm tra mới có thể xác định được bệnh.
Cỏ nhọ nồi là vị thuốc có tác dụng tốt đối với bệnh gan nhiễm mỡ trong giai đoạn bệnh mới xuất hiện.
1.Gan nhiễm mỡ ảnh hưởng đến sức khỏe như thế nào?
Khi gan bị nhiễm mỡ, lượng phospholipid hợp thành trong tế bào gan và lượng lipoprotein trong huyết tương thường bị giảm, dần dần sẽ ảnh hưởng xấu đến chức năng thần kinh và huyết quản, dẫn đến hiện tượng giảm trí nhớ, xơ vữa động mạch…
Gan nhiễm mỡ còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất trong gan, khiến chức năng tổng hợp albumin của gan bị suy yếu. Như ta biết, albumin là loại protein đóng vai trò trọng yếu trong việc duy trì hoạt động của tất cả các tổ chức và cơ quan bên trong cơ thể. Thiếu albumin nặng sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, tinh thần và thể xác mệt mỏi, dễ mắc bệnh do chức năng miễn dịch suy giảm…
Người bị gan nhiễm mỡ dễ mắc bệnh do chức năng miễn dịch suy giảm
Khi bị gan nhiễm mỡ, tế bào gan bị xơ hóa dần dần, dẫn đến xơ gan. Có người lo ngại, gan nhiễm mỡ có thể dẫn đến ung thư gan. Thực ra, giữa gan nhiễm mỡ và ung thư gan không có mối liên quan trực tiếp. Thế nhưng, nếu như người bị gan nhiễm mỡ lại đồng thời mắc bệnh viêm gan siêu vi trùng, hoặc là vẫn tiếp tục uống rượu vô độ, thì gan có thể bị xơ hóa nhanh chóng.
Các nghiên cứu cho thấy, có tới 70% trường hợp xơ gan có thể dẫn đến ung thư gan. Do đó, xơ gan có thể xem như một trạng thái ban đầu của ung thư gan, và cũng là “chiếc cầu nối” nguy hiểm giữa bệnh gan nhiễm mỡ và ung thư gan.
Gan nhiễm mỡ do bất kỳ nguyên nhân nào, cũng đều có ảnh hưởng nhất định đối với hoạt động sinh mệnh, làm giảm t.uổi thọ. Ví dụ, gan nhiễm mỡ do béo phì hoặc đái tháo đường, tuy không đe dọa trực tiếp đến sinh mạng, nhưng t.uổi thọ vẫn bị giảm một cách đáng kể. Các nghiên cứu đã phát hiện thấy, trong số những người thọ trên 90 t.uổi, có khá nhiều người bị các bệnh về tim mạch, bệnh phổi, bệnh thận… nhưng số người mắc bệnh gan rất ít.
2. Công dụng của cỏ nhọ nồi
Theo Đông y, cỏ nhọ nồi có vị ngọt, chua; tính mát; lợi vào các kinh can và thận; có tác dụng bổ can thận, lương huyết, chỉ huyết (cầm m.áu).
Dùng cỏ nhọ nồi chữa âm hư huyết nhiệt, râu tóc bạc sớm, đầu choáng mắt hoa, tai ù, lưng gối mỏi yếu, thổ huyết, nục huyết (m.áu cam), niệu huyết, băng lậu hạ huyết, ngoại thương xuất huyết…
Các nghiên cứu hiện đại cho thấy, cỏ nhọ nồi có tác dụng bảo vệ tế bào gan và tăng cường chức năng miễn dịch.
3. Cách sử dụng cỏ nhọ nồi ở người bệnh gan nhiễm mỡ
Cỏ nhọ nồi có tác dụng điều trị tốt đối với bệnh gan nhiễm mỡ trong giai đoạn bệnh mới xuất hiện.
– Bài thuốc: Cỏ nhọ nồi 30-40g, nữ trinh tử 20g, trạch tả 15g, đương quy 15g. Sắc nước uống mỗi ngày 1 thang.
– Gia giảm trong bài thuốc:
Trường hợp gan nhiễm mỡ do nghiện rượu, thêm: Cát căn (rễ sắn dây) 30g, bồ công anh 15g.
Trường hợp gan nhiễm mỡ kèm theo viêm gan virus, nhất là viêm gan B mạn tính, thêm: Hổ trượng căn (cốt khí củ) 15g.
Trường hợp gan nhiễm mỡ kèm theo đái tháo đường, thêm: Huyền sâm 15g, thương truật 15g.
Béo phì dẫn đến gan nhiễm mỡ, thêm: Đại hoàng 6-10g, hà diệp (lá sen) 15g.
Trường hợp gan nhiễm mỡ kèm theo chức năng tiêu hóa kém (tỳ hư), thêm: Phục linh 12g, bạch truật 20g.
Lòng đỏ trứng có tốt cho người bị gan nhiễm mỡ?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ và các vấn đề khác như xơ gan trung bình chỉ nên ăn 1-3 quả trứng mỗi tuần.
Theo The Times Now, trứng được coi là một trong những thực phẩm bổ dưỡng, không chỉ giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần tổng thể mà còn hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, tùy vào mỗi cá nhân khác nhau, việc tiêu thụ trứng có thể cực kỳ bổ dưỡng hoặc thậm chí có thể gây hại cho sức khỏe.
Đối với một người trứng được coi là siêu thực phẩm, chúng là nguồn cung cấp protein và nhiều chất dinh dưỡng khác nhau, mặt khác, một số người tin rằng lòng đỏ trứng có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim hoặc thậm chí là gan nhiễm mỡ.
Ăn lòng đỏ trứng có thể làm tăng lượng chất béo trong gan và bị coi là không tốt cho gan nhiễm mỡ. Ảnh: Pexels
Theo các chuyên gia, lòng đỏ trứng có hàm lượng cholesterol tương đối cao nên có thể khiến chất béo tích tụ nhiều hơn trong gan, cùng với đó là lượng protein và lipid tăng lên đáng kể, tạo thêm gánh nặng cho gan. Cuối cùng có thể dẫn đến xơ gan.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Mantwa Radebe từ MSN, cho biết: “Không giống như lòng trắng trứng, lòng đỏ trứng được phát hiện là nguồn cung cấp cholesterol được cho là không tốt cho sức khỏe và có thể gây ra bệnh tim mạch vành. Vì vậy, ăn lòng đỏ trứng có thể làm tăng lượng chất béo trong gan và bị coi là không tốt cho gan nhiễm mỡ.”
Tại sao trứng có thể có hại cho gan nhiễm mỡ?
Các nhà dinh dưỡng cho biết toàn bộ quả trứng có hai thành phần chính, bao gồm lòng trắng trứng chứa chủ yếu là protein và lòng đỏ trứng, phần màu vàng hoặc cam, chứa nhiều chất dinh dưỡng.
Các chuyên gia cho biết, lòng đỏ trứng có hàm lượng cholesterol cực cao – một chất sáp có trong thực phẩm có thể gây ra các vấn đề về tim, bao gồm cả đau tim. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến cáo nên hạn chế cholesterol trong chế độ ăn uống, theo National Center for Biotechnology Information.
Tiến sĩ Naveen Polavarapu, Bác sĩ tư vấn cấp cao về tiêu hóa, Chuyên gia về gan và Bác sĩ nội soi và nội soi trị liệu nâng cao, Bệnh viện Yashoda Hyderabad, cho biết: “Các nghiên cứu hiện tại trên mô hình động vật cho thấy lượng cholesterol dư thừa trong chế độ ăn uống được coi là yếu tố chính liên quan đến nguy cơ viêm gan nhiễm mỡ và viêm gan”.
Bạn nên kết hợp trứng vào chế độ ăn uống như thế nào?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, những người mắc bệnh gan nhiễm mỡ và các vấn đề khác như xơ gan trung bình chỉ nên ăn 1-3 quả trứng mỗi tuần.
Ăn trứng luộc thay vì trứng chiên hoặc trứng rán, thậm chí bạn có thể lấy lòng đỏ ra.
Tuy nhiên, bạn không nên ăn trứng liên tục khi bị xơ gan vì gan sẽ phải làm việc nhiều hơn, làm tăng áp lực lên gan và khiến bệnh gan trở nên trầm trọng hơn, theo Times Now.