Đổ mồ hôi đầm đìa ngay cả khi không vận động cảnh báo bệnh gì?

Đổ mồ hôi là hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng nếu đổ mồ hôi quá nhiều ngay cả khi không vận động lại là dâu hiêu cảnh báo bênh tât.

Khi cơ thể con người ở trong môi trường nóng bức hoặc sau khi vận động mạnh, cơ thể đổ mồ hôi là điều bình thường. Lúc này một số chất thải trao đổi chất trong cơ thể con người cũng sẽ được thải ra ngoài, từ đó giải độc.

Tuy nhiên, một số người rõ ràng đang ở trong trạng thái tĩnh nhưng cơ thể không ngừng đổ mồ hôi. Tình trạng này nêu xảy ra thường xuyên sẽ là dâu hiêu cảnh báo bênh tât.

Hạ đường huyêt

Khi hạ đường huyết xảy ra, do lượng đường trong m.áu giảm có thể khiến thần kinh giao cảm hưng phấn quá mức, từ đó kích thích tiết adrenaline. Người bệnh sẽ đổ mồ hôi đầm đìa kèm theo run tay, da nhợt nhạt, đ.ánh trống ngực, chóng mặt, tim đ.ập nhanh.

Nếu chứng tăng tiết mồ hôi là do hạ đường huyết gây ra, bệnh nhân có thể ăn một ít đường, bánh quy và các thức ăn khác một cách thích hợp, triệu chứng có thể cải thiện rõ rệt. Trường hợp nặng cần phải đến bệnh viện để truyền glucose vào tĩnh mạch.

Ảnh minh họa.

Bênh cường giáp

Chức năng chính của tuyến giáp là tiết ra hormone tuyến giáp, có ảnh hưởng lớn đến quá trình trao đổi chất của cơ thể con người. Hormone tuyến giáp tiết ra quá nhiều sẽ đẩy nhanh quá trình trao đổi chất của cơ thể, gây đổ mồ hôi nhiều.

Do đó, những bệnh nhân này thường rất sợ nóng, dễ đổ mồ hôi, quá trình trao đổi chất diễn ra nhanh nên họ còn có các biểu hiện như cáu gắt, đói, ăn quá nhiều, sút cân, kém tập trung, chất lượng giấc ngủ kém.

Ảnh minh họa.

Hội chứng mãn kinh

Nếu phụ nữ trên 40 t.uổi có các triệu chứng tăng tiết mồ hôi, hãy cảnh giác xem liệu đó có phải là do hội chứng mãn kinh gây ra hay không.

Sau khi phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh, do chức năng buồng trứng suy giảm nên dễ gây rối loạn chức năng tự chủ dẫn đến đổ mồ hôi, nhất là về đêm có thể xuất hiện triệu chứng bốc hỏa, đổ mồ hôi trộm, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

Phụ nữ bước vào thời kỳ mãn kinh nên chú ý điều tiết cảm xúc và chế độ ăn uống, ngủ nghỉ, vận động,… đê cải thiện hiệu quả các triệu chứng mãn kinh.

Còi xương

Nếu trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ ra nhiều mồ hôi cần cảnh giác xem có phải do còi xương hay không. Trẻ bị thiếu vitamin D có thể dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi và phốt pho, gây ra các tổn thương ở xương.

Ngoài hiện tượng đổ mồ hôi trộm, những trẻ này còn hay quấy khóc về đêm, kèm theo triệu chứng cáu gắt, tóc thưa, tình trạng nặng hơn còn có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng như chân chữ O, chữ X.

Ảnh minh họa.

U tế bào ưa crôm

Triệu chứng chính của pheochromocytoma cũng là tăng tiết mồ hôi, chủ yếu là kịch phát và đôi khi dai dẳng. Khi đổ mồ hôi, sắc mặt có thể đỏ bừng và trắng bệch, chân tay lạnh, đ.ánh trống ngực.

Ngoài ra, trong thời gian khởi phát bệnh, huyết áp của người bệnh cũng tăng cao kèm theo triệu chứng đau đầu. Pheochromocytoma ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe, trường hợp nặng có thể nguy hiểm đến tính mạng, hiện nay chủ yếu điều trị bằng phẫu thuật.

Phát hiện mới: Thuốc trị đái tháo đường có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim

Người mắc đái tháo đường lâu năm có nguy cơ cao bị đau tim hoặc đột quỵ. Đây là những nguyên nhân gây t.ử v.ong phổ biến nhất đối với người lớn mắc bệnh đái tháo đường.

Phát hiện mới về thuốc điều trị đái tháo đường

Trước đây, Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) yêu cầu các loại thuốc hạ đường huyết phải trải qua thử nghiệm để chứng minh rằng chúng không gây hại trên tim mạch.

Nhưng gần đây, các nhà nghiên cứu đã phát hiện có những loại thuốc trị đái tháo đường”>đái tháo đường lại có thêm tác dụng điều trị tốt trên bệnh tim. Mặc dù những loại thuốc này không phải là mới, nhưng phát hiện mới này lại là một tin tốt lành cho người bệnh đái tháo đường.

Người mắc đái tháo đường phải dùng thuốc để giữ mức đường huyết trong vùng an toàn.

TS.BS.Michael Blaha – Giám đốc nghiên cứu lâm sàng tại Trung tâm Phòng chống Bệnh tim Johns Hopkins Ciccarone cho biết: “Qua thử nghiệm lâm sàng, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số loại thuốc điều trị đái tháo đường không chỉ an toàn cho tim mà còn thực sự giúp ngăn ngừa bệnh tim. Đó là một lợi ích to lớn mà trước đây chúng ta không biết đến. Nó mang đến cho chúng ta nhiều lựa chọn mới trong điều trị bệnh tim”.

N hững thuốc trị đái tháo đường nào giúp n găn ngừa bệnh tim ?

Có 2 loại thuốc điều trị bệnh đái tháo đường type 2″>đái tháo đường type 2 đã được chấp thuận để điều trị bệnh tim. Theo TS.Blaha: “Những bệnh nhân dùng những loại thuốc này, chỉ sau vài năm đã giảm đáng kể nguy cơ t.ử v.ong do bệnh tim, điều này thật đáng quan tâm”.

Khuyến cáo mới trong điều trị đái tháo đường

Theo các nhà nghiên cứu, thuốc đầu tiên là empagliflozin – thuộc nhóm chất ức chế đồng vận chuyển natri-glucose 2 (SGLT2) là loại thuốc hiệu quả nhất để giảm nguy cơ nhập viện do suy tim ở những bệnh nhân có phân suất tống m.áu bảo tồn và tống m.áu giảm nhẹ. Cả hai trong số đó có phân suất tống m.áu thất trái (LVEF) từ 40% trở lên.

Empagliflozin có tác dụng làm giảm lượng đường trong m.áu bằng cách giúp cơ thể bài tiết nó qua nước tiểu. Chúng cũng ngăn dịch thừa tích tụ trong cơ thể, giúp giảm nguy cơ tiến triển bệnh suy tim.

Một loại thuốc khác đã được FDA chấp thuận sử dụng cho bệnh tim là liraglutide – thuộc nhóm chất chủ vận thụ thể glucagonlike peptide 1 (GLP-1 RA). Thuốc giúp tuyến tụy giải phóng insulin để kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, thuốc tạo cảm giác cho người bệnh no lâu hơn, vì vậy có thể làm giảm cân và giảm nguy cơ bị đau tim hay đột quỵ.

Hiện tại, cả empagliflozin và liraglutide chỉ được chấp thuận để điều trị hoặc ngăn ngừa bệnh tim ở những bệnh nhân đái tháo đường.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *