Tỷ lệ mắc ung thư mới và t.ử v.ong do ung thư tiếp tục tăng

Thời gian xảy ra đại dịch Covid-19, hàng triệu người mắc ung thư trên thế giới bị ảnh hưởng trong chẩn đoán, điều trị và chuyên gia cảnh cáo nguy cơ xảy ra đại dịch ung thư nếu không có các biện pháp can thiệp khẩn cấp.

Trong 3 ngày 30.11, 1 và 2.12 đã diễn ra Hội thảo hàng năm phòng chống ung thư TP.HCM lần thứ 25.

Tại hội thảo, TS-BS Phạm Xuân Dũng, Giám đốc Bệnh viện Ung bướu TP.HCM, Chủ tịch Hội ung thư TP, kiêm Phó chủ tịch Hội ung thư Việt Nam, cho biết bệnh lý ung thư đến nay đã và đang là gánh nặng cho gia đình, xã hội và nhất là trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trên thế giới, trong đó Việt Nam cũng không ngoại lệ.

Hội thảo hàng năm phòng chống ung thư TP.HCM lần thứ 25. Ảnh DUY TÍNH

Tỷ lệ ung thư mới và t.ử v.ong do ung thư tiếp tục gia tăng. Số liệu được Globocan (dự án của Cơ quan nghiên cứu ung thư quốc tế) công bố năm 2020, trên thế giới ước tính có khoảng 19,3 triệu ca mới và 9,9 triệu ca t.ử v.ong, cao hơn nhiều so với khoảng 14 triệu ca mới và 8,2 triệu ca t.ử v.ong vào năm 2012.

Cũng theo Globocan, năm 2020 Việt Nam có khoảng 182.563 ca ung thư mới và 122.690 ca t.ử v.ong do ung thư. Đáng lưu ý, năm 2020, Việt Nam xếp hạng 91/185 nước có số mắc mới ung thư và số t.ử v.ong xếp hạng 50/185 nước (so với 99/185 và 56/185 năm 2018). Điều này chứng tỏ sự tăng nhanh số ca mắc mới và t.ử v.ong do ung thư.

Riêng tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM số lượng bệnh nhân ung thư gửi đến điều trị hằng năm khoảng 23.000 ca mới (2019).

Cũng theo TS-BS Phạm Xuân Dũng, đại dịch Covid-19 ảnh hưởng trên tất cả các lĩnh vực, bệnh nhân ung thư cũng ảnh hưởng rất nặng nề. Theo đ.ánh giá của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), công tác quản lý, phục vụ liên quan đến nghi ngờ điều trị bệnh nhân ung thư đã giảm 50% ở tất cả các quốc gia. Tại châu Âu trong 2 năm đại dịch thì việc tầm soát, chẩn đoán đoán và điều trị ung thư đều chậm, ước tính cả triệu ca bị ảnh hưởng. Tại Mỹ cũng ghi nhận giảm hàng triệu test tầm soát và chẩn đoán ung thư vú. Các chuyên gia tại châu Âu cảnh báo thế giới sẽ đối mặt với đại dịch ung thư trừ phi có những hành động khẩn cấp để thúc đẩy việc chẩn đoán, điều trị và nghiên cứu ung thư.

Hiện nay, với sự đầu tư xây mới cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị hiện đại ở các trung tâm ung bướu lớn trên cả nước, cùng với đội ngũ y bác sĩ có tay nghề đã phục vụ cho việc chẩn đoán và điều trị ung thư nâng cao.

Phẫu thuật ung thư tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Ảnh BS NGUYỄN VĂN TIẾN

“Các phương pháp phẫu thuật và xạ trị không chỉ ảnh hưởng đến việc điều trị khỏi bệnh mà còn ảnh hưởng đến chất lượng sống và yếu tố thẩm mỹ của người bệnh. Bệnh nhân đã có thể tiếp tục các loại thuốc hóa trị và thuốc nhắm cận đích mới và gần đây là thuốc miễn dịch, điều trị gien ngay tại Việt Nam”, TS-BS Phạm Xuân Dũng thông thông tin.

Bên cạnh sự tham gia của các chuyên gia chuyên ngành ung thư cả nước, Hội thảo còn thì còn có sự tham gia trực tiếp và trực tuyến của các chuyên gia trong lĩnh vực phòng chống ung thư ở Đài Loan, Nhật Bản, Nga, Đức… Hội thảo lần này đã thu hút sự quan tâm đăng ký tham dự của 1.600 đại biểu, 125 đề tài được chọn báo cáo qua 20 phiên hội thảo chuyên đề.

“Điều này cho thấy mối quan tâm thực tế của ngành y tế trong và ngoài nước về bệnh ung thư và là cơ sở thuận lợi để thực hiện chương trình phòng chống ung thư trên phạm vi cả nước”, TS-BS Phạm Xuân Dũng nhận định.

‘Siêu’ thực phẩm giúp bạn ngăn ngừa ung thư hiệu quả

Gấc, tỏi, bắp cải… là những thực phẩm bạn cần tăng cường ăn thường xuyên để ngăn ngừa ung thư.

Tỏi

Ăn tỏi đều đặn giúp bạn tăng sức đề kháng.

Theo Reader’s Digest, tỏi chứa hợp chất lưu huỳnh có khả năng kích thích sức đề kháng tự nhiên của hệ miễn dịch, giúp ngăn ngừa ung thư và giảm khả năng phát triển của các khối u. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng tỏi có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư dạ dày khoảng 12%.

Gấc

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ, hàm lượng chất chống ung thư lycopen trong gấc cao hơn trong cà chua gấp 70 lần. Ngoài ra, gấc còn chứa nhiều các chất khác như vitamin E, carotene… làm vô hiệu hóa 75% các chất gây ung thư, đặc biệt là ung thư vú, ung thư tuyến t.iền liệt…

Chanh tươi

Các nhà nghiên cứu Australia phát hiện ăn chanh hoặc các loại trái cây họ cam quýt mỗi ngày có thể giảm nguy cơ ung thư miệng, cổ họng, ung thư dạ dày tới 50%.

Cải bắp

Cải bắp chứa nhiều polyphenol, chất chống oxy hóa giảm viêm loét dạ dày, probiotic sản sinh khi được lên men tăng cường sức khỏe tiêu hóa. Chất sulforaphane, phenethyl, isothiocyanate, indol-33 carbinol có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành tế bào ung thư vú, phòng tránh ung thư dạ dày, ruột, thanh quản, phổi, thực quản, t.iền liệt tuyến và bàng quan. Lưu ý, người gầy dễ nhiễm lạnh nên dùng bắp cải với gừng tươi. Người tiểu ít, táo bón không nên ăn cải sống, cải muối mà phải được nấu chín.

Rượu vang đỏ

Chỉ với một ly rượu vang đỏ khoảng 100ml mỗi ngày, là bạn đang nắm giữ bí quyết sống lâu sống khỏe theo nghiên cứu của Mỹ, Canada, Séc, Tây Ban Nha và Uruguay. Rượu vang đỏ chứa nhiều chất polyphenol, vitamin B, các enzym có lợi, omega-3 đóng vai trò ngăn ngừa ung thư ruột kết và bệnh tim mạch.

Chuối

Chuối có tính hàn, vị ngọt, giúp thanh nhiệt, thông tiện, rất thích hợp với người bị ung thư đại tràng. Theo nghiên cứu của y học hiện đại, chuối giàu nguyên tố vi lượng kẽm, có tác dụng phòng chống ung thư. Từ năm 1986, nghiên cứu đã khẳng định dịch chiết xuất từ chuối có tác dụng khống chế ung thư

Cam

Cam chứa hàm lượng chất chống Oxy hóa cao nhất trong các loại cây trái, với hơn 170 hóa chất có đặc tính chống u bướu, tụ m.áu, viêm nhiễm. Nhóm các nhà khoa học Australia từng chứng minh ăn các loại trái thuộc giống cam quýt có thể giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vòm miệng, thanh quản, dạ dày tới 50% và giảm nguy cơ đột quỵ 19%.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *