Vì sao Bộ Y tế đề nghị cấm t.huốc l.á điện tử?

Để qua mặt được sự quản lý của các cơ quan chức năng hiện nay, nhiều loại t.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á nung nóng “núp bóng” dưới muôn hình dạng khác nhau để rao bán cho giới trẻ, đặc biệt là học sinh.

Nhiều người trẻ sử dụng t.huốc l.á điện tử – Ảnh: D.LIỄU

Cần mạnh tay với t.huốc l.á điện tử. Mới đây, Bộ Y tế đã đề nghị cấm toàn bộ các sản phẩm t.huốc l.á thế hệ mới vì các sản phẩm này, bao gồm t.huốc l.á điện tử và t.huốc l.á nung nóng. Đây đều là các sản phẩm có hại cho sức khỏe. Đề nghị này được các chuyên gia và nhiều người đồng tình, cho rằng chúng có thể gây nguy hại đến thế hệ trẻ dài lâu.

Nhập viện, tổn thương não vì t.huốc l.á điện tử

Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai cho hay gần như tuần nào cũng tiếp nhận những trường hợp bệnh nhân ngộ độc t.huốc l.á điện tử vào điều trị. Thậm chí có nhiều ca bệnh gặp di chứng nặng nề, tổn thương não…

Gần đây, bệnh viện điều trị cho K.N. (20 t.uổi), N. được bạn rủ đi chơi, có sử dụng t.huốc l.á điện tử trong chuyến đi. Sau khi dùng, cô gái bất tỉnh và được đưa đến y tế cơ sở trong tình trạng hôn mê, tụt huyết áp và được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Các bác sĩ cho biết qua kiểm tra đ.ánh giá, bệnh nhân có tổn thương đa cơ quan nặng nề, suy tim, não có tổn thương lan tỏa, xung huyết não. Ngoài ra xuất hiện cả tổn thương gan, thận, tình trạng bệnh nhân rất nặng, trong khi trước đó bệnh nhân hoàn toàn khỏe mạnh.

“Mẫu t.huốc l.á điện tử bệnh nhân sử dụng đã được gửi đi xét nghiệm tại Viện Pháp y quốc gia. Qua xét nghiệm, các chuyên gia tìm thấy một chất cần sa tổng hợp là ADB- BUTINACA” – bác sĩ Nguyễn Trung Nguyên, giám đốc Trung tâm chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết.

Hay một trường hợp khác cũng nhập viện cấp cứu trong tình trạng khó thở, co giật sau thời gian hút t.huốc l.á điện tử. Cháu N.A. (12 t.uổi) là học sinh trung học ở Hà Nội, trước đó N.A. là học sinh ngoan, học giỏi, nhưng cha đi làm xa, mẹ bận công việc nên không dành thời gian quan tâm.

Gần đây, N.A. hay tụ tập với các anh lớp trên ở trường học, các anh đã rủ N.A. sử dụng t.huốc l.á điện tử.

Sau đó, N.A. có tự mua trên mạng về để hút. Sau khi hút t.huốc l.á điện tử, N.A. xuất hiện cơn run tay chân, chóng mặt, hoảng sợ, khó thở và xuất hiện cơn co giật. Cháu được gia đình đưa đến Bệnh viện Nhi trung ương theo dõi, điều trị.

Ủng hộ cấm t.huốc l.á điện tử, nung nóng

Bác sĩ Nguyễn Hữu Hoàng – giảng viên Trung tâm giáo dục y học, Đại học Y dược TP.HCM – cho biết t.huốc l.á điện tử và t.huốc l.á nung nóng hiện nay đều có hại cho sức khỏe, nguy hiểm như t.huốc l.á điếu.

Hiện t.huốc l.á điện tử và t.huốc l.á nung nóng được ẩn nấp dưới nhiều hình dạng rất khó bị kiểm soát, vì có nhiều mùi vị khác nhau nên nhiều người có thể sử dụng được. Đặc biệt là giới trẻ, học sinh, sinh viên đang có xu hướng sử dụng rất nhiều.

Bên cạnh việc được nhiều đơn vị trên thế giới chứng minh sự nguy hiểm cho sức khỏe, hiện nay t.huốc l.á điện tử còn bị biến tướng, chứa m.a t.úy (các chất gây nghiện, an thần) gây hại nhiều hơn. Đây cũng là cơ hội để các chất gây nghiện như h.eroin xâm nhập, núp bóng t.huốc l.á điện tử.

Bác sĩ Nguyên cho rằng hiện nay t.huốc l.á điện tử và t.huốc l.á nung nóng tiềm ẩn nhiều nguy cơ bởi “công thức” sản xuất thay đổi từng ngày. Các thành phần trong hỗn hợp dung dịch được sản xuất theo trào lưu khác nhau.

Mỗi thời điểm lại điều chế ra các loại t.huốc l.á điện tử có mùi vị và thay đổi liên tục, không đoán định được. Nguy hiểm nhất là các chất thay đổi liên tục và thậm chí cho các chất m.a t.úy, cần sa vào để làm tăng cảm giác “phê” và nghiện.

Theo bác sĩ Nguyên, việc kiểm soát các loại chất trong t.huốc l.á điện tử là rất khó. Do các hỗn hợp này chứa các loại m.a t.úy, cần sa tổng hợp (không phải cần sa cổ điển, tự nhiên, khó xét nghiệm) và chứa hàng trăm chất thay đổi khác nhau, mỗi ngày có một chất mới, một công thức mới nên rất khó để kiểm soát. Vì vậy nên cấm t.huốc l.á điện tử tránh gây nguy hại đến sức khỏe, đặc biệt là giới trẻ.

Bát nháo thị trường t.huốc l.á điện tử

Bệnh viện Bạch Mai lưu giữ nhiều loại dung dịch t.huốc l.á điện tử gây ngộ độc nhập viện – Ảnh: D.LIỄU

Để tìm hiểu rõ sự bát nháo của thị trường, chỉ cần gõ từ khóa tìm kiếm “mua t.huốc l.á điện tử giá rẻ” trên thanh công cụ Facebook, Google, sàn thương mại điện tử… chỉ trong vòng vài giây, có đến hàng trăm ngàn kết quả rao bán công khai các loại t.huốc l.á điện tử.

Các loại này được bán với giá từ vài chục đến vài trăm nghìn đồng “núp bóng” dưới nhiều hình dáng khác nhau.

Thông qua một trang Facebook chuyên rao bán các loại t.huốc l.á điện tử, chúng tôi liên hệ và được một nhân viên nữ mách cách để… trốn phụ huynh, thầy cô phát hiện bằng cách giấu trong túi quần vì có thiết kế nhỏ chỉ bằng hai đầu ngón tay nên rất khó phát hiện.

Mỗi bộ t.huốc l.á điện tử chúng tôi phải trả 500.000 đồng và được “tặng” đủ mùi hương như sô cô la, sầu riêng, trà sữa…, chị này cũng cam kết khói nhiều, không cần lo lắng.

“Thuốc này không có giấy chứng nhận gì đâu em, đây là hàng sản xuất ở Trung Quốc nhưng yên tâm hút, không ảnh hưởng đến sức khỏe…”, người này tự giới thiệu.

Các loại t.huốc l.á điện tử, t.huốc l.á nung nóng còn được “ngụy trang” dưới nhiều hình dạng giống như chiếc bút, cây s.úng, cốc trà sữa…, vừa bắt mắt, vừa “lừa” được phụ huynh.

Chị Hoa (Hà Nội) giật mình khi cậu con trai mới 13 t.uổi, đang học lớp 7 nhưng đã sử dụng t.huốc l.á điện tử. Chị Hoa kể lại khi kiểm tra trong cặp sách thấy con có một vật giống như chiếc bút màu.

“Do lần đầu tiên nhìn thấy, tôi còn tưởng đó là dụng cụ học tập của con nên truy hỏi con lấy ở đâu. Khi đó thấy con ấp úng, chối quanh nói mượn bạn thì tôi mới tìm hiểu và biết đó là t.huốc l.á điện tử. Tôi rất bất ngờ vì bình thường con rất ngoan, không nghĩ rằng con lại dùng đến thứ độc hại này. Con nói ở trường các bạn mua về và bán để cùng nhau hút”, chị Hoa chia sẻ.

Nhiều nước cấm t.huốc l.á điện tử

T.huốc l.á điện tử và t.huốc l.á nung nóng làm tăng tỉ lệ sử dụng t.huốc l.á. Bà Trần Thị Trang, phó vụ trưởng Vụ Pháp chế (Bộ Y tế), cho hay hiện nay đã có ít nhất 32 quốc gia và vùng lãnh thổ áp dụng chính sách cấm hoàn toàn các sản phẩm t.huốc l.á điện tử.

7 quốc gia áp dụng quy định quản lý chặt chẽ như cấp phép dược phẩm, nhưng chưa có bất kỳ sản phẩm nào đạt tiêu chuẩn để cấp phép lưu hành. Tại khu vực ASEAN có 5 quốc gia cấm hoàn toàn là Thái Lan, Singapore, Lào, Brunei, Campuchia.

Bà Trang cũng cho hay việc cho phép thí điểm t.huốc l.á thế hệ mới (t.huốc l.á điện tử và t.huốc l.á nung nóng) gây tốn kém thêm ngân sách, giảm thu thuế, ảnh hưởng đến sản xuất trong nước.

Hiện nay cũng chưa đủ điều kiện kỹ thuật để thực hiện trong khi sản phẩm này chỉ gây hại. Bên cạnh đó, việc cho phép thêm t.huốc l.á mới là đi ngược với nguyên tắc giảm cung, giảm cầu của Công ước khung về kiểm soát t.huốc l.á, Chiến lược quốc gia về phòng, chống tác hại của t.huốc l.á và Luật phòng, chống tác hại của t.huốc l.á.

Vì vậy, Bộ Y tế đề nghị không thí điểm các sản phẩm có hại cho sức khỏe.

Bệnh viện ở TP.HCM nói gì trường hợp ngưng tim bất ngờ tỉnh lại?

Liên quan đến trường hợp bệnh nhân ngưng tim bất ngờ được cứu sống trên đường về nhà, bệnh viện tại TP.HCM cho biết do gia đình kiên quyết xin đưa bệnh nhân về chứ không phải bác sĩ “chê”.

Ông Nguyễn Đình Khanh bị ngưng tim hồi phục kỳ diệu trên đường về – Ảnh: LÊ TRUNG

Theo lời kể của người nhà bệnh nhân Nguyễn Đình Khanh (47 t.uổi, Quảng Nam), ngày 22-10, trong lúc đang ngồi dự đám thôi nôi cháu ngoại mình, ông có nhấp một tí rượu, bia thì bất ngờ thấy ngực bị nhói đau. Ông được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện huyện Bình Chánh, sau đó được chuyển đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương.

“Bệnh viện huyện Bình Chánh đã sơ cứu ban đầu, sau đó chuyển ông Khanh đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương. Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, các bác sĩ báo với gia đình tôi ông Khanh bị rất nặng, chuẩn bị tinh thần để đưa về nhà, và có báo chi phí can thiệp là 1,8 tỉ đồng nhưng không chắc chắn về cơ hội sống vì đã tắt thở 45 phút rồi.

Gia đình chúng tôi đã quyết định đưa ông về nhà. Trên đường về, gia đình có ghé một bệnh viện ở Phan Rang, Ninh Thuận. Sau khi xem hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, nơi này cũng khuyên đưa về nhà và cho thở oxy. May mắn khi ghé Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam thì được các bác sĩ mổ, cứu sống”, người nhà ông Khanh nói.

Trao đổi với T.uổi Trẻ Online, ông Võ Ngọc Cường – phó giám đốc điều hành Bệnh viện huyện Bình Chánh (TP.HCM) – cho biết khoảng 21h đêm 22-10, bệnh viện có tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Đình Khanh nhập viện trong tình trạng nguy kịch, hôn mê. Ngay lập tức các bác sĩ đã cố gắng sơ cứu ban đầu cho bệnh nhân, nhưng vì vượt quá khả năng điều trị nên đã chuyển đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương ngay trong đêm.

TS Lê Cao Phương Duy – phó giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) – xác nhận bệnh viện có tiếp nhận bệnh nhân Nguyễn Đình Khanh bị nhồi m.áu cơ tim và được Bệnh viện huyện Bình Chánh chuyển lên vào đêm 22-10.

“Trên đường chuyển đến Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân đã bị ngưng tim ngưng thở, ê kíp chuyển viện đã hồi sức tim phổi ngay trên xe cấp cứu. Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân tiếp tục được hồi sức tim phổi nâng cao với nhiều lần phải sốc điện chuyển nhịp (5 lần). Sau khoảng 1 giờ hồi sức tích cực, tim bệnh nhân đ.ập lại, huyết áp đo được nhưng rất thấp và phải sử dụng nhiều loại thuốc hỗ trợ tim và nâng huyết áp với liều rất cao.

Chẩn đoán xác định đây là một trường hợp nhồi m.áu cơ tim cấp mức độ nặng (Killip 4) đã có biến chứng ngưng tim ngoại viện, các bác sĩ Bệnh viện Nguyễn Tri Phương chuẩn bị ê kíp để can thiệp động mạch vành cấp cứu.

Tuy nhiên, khi bác sĩ phẫu thuật giải thích cho người nhà về các lợi ích cũng như tiên lượng của bệnh nhân thì gia đình không đồng ý ký để bác sĩ can thiệp và xin cho bệnh nhân về. Về nguyên tắc Luật khám, chữa bệnh, người nhà phải đồng ý và ký vào đơn cam kết đồng ý thực hiện thủ thuật thì bác sĩ mới được can thiệp. Gia đình kiên quyết xin đưa bệnh nhân về”, bác sĩ Duy nói.

Bác sĩ Duy cho biết thêm đây là một trường hợp nhồi m.áu cơ tim cấp diễn tiến nặng, tỉ lệ t.ử v.ong cao nhưng vẫn có một tỉ lệ bệnh nhân được cứu sống nếu động mạch vành được can thiệp tái thông kịp thời. Vì bệnh nhân rất nặng, tỉ lệ t.ử v.ong theo y văn khá cao, có lẽ khi nghe bác sĩ giải thích tiên lượng, gia đình không đồng ý can thiệp.

Về mặt chuyên môn, bệnh nhân ngưng tim do nhồi m.áu cơ tim cấp, một khi đã hồi sức tim phổi thành công, vấn đề can thiệp tái thông động mạch vành sau đó là không quá khó khăn, nhưng do tình trạng ngưng tim và phải hồi sức tim phổi kéo dài, bệnh có khả năng tổn thương não do thiếu m.áu nuôi.

Đây là nguyên nhân giải thích cho nhiều trường hợp dù can thiệp tái thông mạch vành thành công nhưng bệnh nhân vẫn không hồi phục và t.ử v.ong sau đó. Những vấn đề này bác sĩ phải giải thích cho gia đình trước khi thực hiện thủ thuật.

Xác nhận với T.uổi Trẻ Online một lần nữa, người nhà bệnh nhân ông Nguyễn Đình Khanh cho biết gia đình đúng là đã không đồng ý ký vào cam kết để can thiệp cứu sống ông Khanh. Lý do là khi nghe bác sĩ giải thích vì sợ tiên lượng sống của ông không cao và tốn chi phí nên gia đình đưa về.

“Khi đưa ông Khanh đến Bệnh viện Đa khoa Quảng Nam, gia đình cũng chỉ nghĩ sống được ngày nào hay ngày đó, nhưng các bác sĩ tại đây đã yêu cầu can thiệp và báo giá cho gia đình tôi là khoảng 50 triệu đồng không có bảo hiểm y tế nên chúng tôi quyết định can thiệp”, người nhà cho biết.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *