Nghiên cứu hiện cho thấy mọi người nhận được lợi ích lớn nhất nếu bắt đầu uống tách cà phê đầu tiên từ 9 giờ 30 sáng, theo tờ Daily Mail.
Nghĩa là thay vì uống cà phê trước khi đi làm, bạn hãy ăn sáng và để dành tách cà phê cho đến giờ giải lao giữa buổi!
Thống kê cho thấy cứ 10 người thì hết 7 người nghiện cà phê và nhiều người không thể sống thiếu cà phê.
Hầu hết mọi người đều uống tách cà phê đầu tiên trong vòng vài phút sau khi thức dậy hoặc ngay khi ngồi vào bàn làm việc. Nhưng các nghiên cứu cho thấy thời gian tốt nhất để uống cà phê thực sự là từ 9 giờ 30 đến 11 giờ.
Nghiên cứu hiện cho thấy mọi người nhận được lợi ích lớn nhất nếu bắt đầu uống tách cà phê đầu tiên từ 9 giờ 30 sáng. Ảnh SHUTTERSTOCK
Tại sao nên uống cà phê trong khoảng thời gian này?
Thời điểm uống cà phê có liên quan đến hoóc môn cortisol – loại hoóc môn gây căng thẳng và cảnh báo của cơ thể, và ở mức độ cao, nó giúp tỉnh táo.
Các nghiên cứu cho thấy nồng độ hoóc môn này tăng cao khi thức dậy và việc uống cà phê sớm sẽ làm tăng mức độ hoóc môn này nhiều hơn, dẫn đến bồn chồn, căng thẳng và lo lắng.
Mức cortisol thay đổi trong suốt cả ngày. Vào buổi sáng sớm, nồng độ cortisol là cao nhất để kích thích thức dậy, sau đó giảm dần trong suốt cả ngày. Các nghiên cứu trước đây cho thấy mức cortisol cao nhất vào buổi sáng và giảm xuống trong suốt cả ngày, với hai lần giảm chính trong khoảng thời gian từ 9 giờ 30 đến 11 giờ và từ 13 giờ đến 17 giờ.
Nhiều chuyên gia khuyên chỉ nên uống cà phê khi mức cortisol thấp hơn – đó là từ 9 giờ 30 đến 11 giờ sáng, để đạt được những lợi ích năng lượng cao nhất và tránh cảm giác bồn chồn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Vì caffein cũng kích thích loại hoóc môn này tiết ra nhiều hơn, nên nhiều chuyên gia khuyên chỉ nên uống cà phê khi mức cortisol thấp hơn – đó là từ 9 giờ 30 đến 11 giờ sáng, để đạt được những lợi ích năng lượng cao nhất và tránh cảm giác bồn chồn, theo Daily Mail.
Chuyên gia Amanda Maucere, chuyên gia dinh dưỡng thể thao ở Florida (Mỹ), trước đây đã nói với trang web sức khỏe Well and Good: Chờ một chút trước khi uống tách cà phê đầu tiên vào buổi sáng là một ý kiến hay.
Cô nói thêm: Mặc dù cortisol hữu ích cho việc giúp tỉnh táo, nhưng mức độ tăng cao của nó cũng có hại trong thời gian căng thẳng.
Vì vậy, kết hợp lượng cortisol đã tăng cao với lượng cà phê tăng đột biến sẽ tạo ra phản ứng căng thẳng không cần thiết trong cơ thể.
Phản ứng này sẽ được giảm thiểu bằng cách đợi khoảng 1 giờ trước khi thưởng thức tách cà phê buổi sáng.
Một nghiên cứu khác cũng cho thấy uống cà phê vào sáng sớm cũng có thể thay đổi hệ thống hoóc môn của cơ thể, theo Daily Mail.
‘3 không’ khi uống cà phê để tốt cho sức khỏe
Nếu bạn thích khởi động ngày mới với một cốc cà phê, bạn nên lưu ý 3 điều cần cân nhắc trước khi tiêu thụ caffeine.
Nhiều người có thói quen bắt đầu ngày mới của mình với một tách trà hoặc cà phê nóng.
Tuy nhiên, việc tiêu thụ caffeine có thể đi kèm với một số bất lợi vì nó đã được nghiên cứu và chứng minh rằng cà phê là một chất kích thích hệ thần kinh trung ương và việc sử dụng caffeine thường xuyên sẽ gây ra sự phụ thuộc nhẹ về thể chất.
Vì vậy, nếu bạn thích khởi động ngày mới với một cốc cà phê, bạn nên lưu ý 3 điều cần cân nhắc trước khi tiêu thụ caffeine.
1. Không bao giờ uống cà phê khi bụng đói
Caffeine có thể loại bỏ chất nhờn và lớp lót chất béo tốt trong thành dạ dày của bạn, gây ra sự mất cân bằng trong dạ dày lâu dài. Hãy đảm bảo ăn một bữa sáng cân bằng lành mạnh để lót thành dạ dày trước khi bạn tiêu thụ caffeine.
Tiến sĩ Karishma Shah, một chuyên gia dinh dưỡng đã giải thích rằng caffeine là một chất lợi tiểu trong tự nhiên, có thể gây mất nước và do giá trị pH là 5, cà phê đen có tính axit.
Không nên uống cà phê khi bụng đói.
Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng, caffeine có mối quan hệ trực tiếp với nồng độ cortisol (hormone gây căng thẳng). Vì vậy, một người nhạy cảm uống cà phê khi bụng đói có thể bắt đầu bị đ.ánh trống ngực và rùng mình, dần dần dẫn đến mức độ lo lắng cao hơn.
Điều này là do cortisol của bạn tăng lên khi bạn tiêu thụ caffein, và đối với những người vốn đã dễ bị căng thẳng, mức cortisol tăng cao hơn nữa có thể tạo ra sự tàn phá hệ thống.
Các chuyên gia khuyến cáo, nếu bạn ngừng sử dụng caffeine đột ngột, bạn có thể có các triệu chứng cai nghiện như đau đầu, mệt mỏi, lo lắng, cáu kỉnh, tâm trạng chán nản và khó tập trung.
2. Không nên uống cà phê vào buổi tối
Caffeine khi vào cơ thể sẽ nhanh chóng được hấp thụ, một số caffeine sẽ tồn tại trong cơ thể trong vài giờ. Thời gian bán hủy điển hình của caffeine dao động từ 5-7 giờ. Thời gian bán hủy khi đặt trong bối cảnh dinh dưỡng, là khoảng thời gian cần thiết để cơ thể loại bỏ một nửa liều lượng ban đầu của một phân tử.
Ví dụ, nếu bạn thưởng thức một tách cà phê với khoảng 100mg caffeine lúc 3 giờ chiều, đến 9 giờ tối khi bạn đã sẵn sàng đi ngủ, khoảng 50mg caffeine đó có thể vẫn còn trong cơ thể bạn.
Nên uống cà phê cách giờ đi ngủ khoảng 6-7 giờ.
Nếu bạn muốn ngủ ngon vào ban đêm, hãy biết giới hạn của bạn với việc bạn nên uống cà phê muộn nhất vào giờ nào. Cần lưu ý thêm là caffeine vẫn có thể làm mất ngủ ngay cả khi bạn uống nó 6 giờ trước khi đi ngủ.
3. Không nên thêm chất béo vào đồ uống
Một số ý kiến cho rằng nên thêm chất béo vào cà phê sẽ giúp xoa dịu dạ dày và điều này giúp làm chậm quá trình hấp thụ caffeine vào m.áu, nâng mức cortisol của bạn một cách từ từ và ổn định.
Tuy nhiên, theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, thực ra cà phê cũng có nhiều chất chống ôxy hóa làm hệ thần kinh tỉnh táo, làm việc hiệu quả hơn. Nhưng khi uống cà phê mọi người hay uống cà phê sữa hoặc cho thêm đường thì lại nạp thêm nhiều năng lượng vào cơ thể và là vấn đề đáng ngại cho những người đang thừa cân.
Không nên thêm chất béo vào cà phê.
PGS.TS. Nguyễn Thị Lâm cho biết, lượng cà phê uống mỗi ngày phụ thuộc vào tổng lượng caffeine có trong cà phê và các thức uống có cafein (như các loại nước trà). Bạn không nên nạp vào cơ thể quá 400mg caffeine/ngày (tương đương với khoảng 3 tách cà phê).
Khi uống cà phê bạn nên hạn chế cho thêm đường ngọt, hay sữa đặc có đường (có thể dùng sữa tươi tách béo, không đường hay sữa gầy).