Các bác sĩ tiết lộ một trường hợp cực kỳ hiếm gặp – một b.é g.ái ở Mexico sinh ra với một cái đuôi.Đứa trẻ sơ sinh được sinh ra bằng phương pháp sinh mổ tại một bệnh viện ở Nuevo Leon.
Cha mẹ bé khỏe mạnh và ở độ t.uổi cuối đôi mươi.
Các bác sĩ nhanh chóng phát hiện ra cái đuôi dài 5,7 cm mềm, được bao phủ bởi da và lông mịn, có chóp nhọn, theo tờ Daily Mail.
Trình bày chi tiết về vụ việc trên tạp chí báo cáo trường hợp phẫu thuật nhi khoa Journal of Paediatric Surgery Case Reports, các bác sĩ, đứng đầu là tiến sĩ Josue Rueda, cho biết đây là trường hợp đầu tiên được ghi nhận ở Mexico.
Bé được sinh ra đủ tháng, khỏe mạnh và không có biến chứng nào trong thai kỳ.
Nhưng ngay sau khi bé được sinh ra, các bác sĩ đã nhanh chóng phát hiện ra cái đuôi nhô ra ở cuối xương cụt với phần gốc hơi lệch về bên trái, có đường kính từ 3 mm đến 5 mm, thu hẹp dần về phía chóp nhọn.
Trường hợp trẻ có đuôi là cực kỳ hiếm gặp. Ảnh MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các bác sĩ viết: Cấu trúc mềm, được bao phủ bởi da và lông mịn, có thể cử động một cách thụ động mà không gây đau đớn, nhưng không có cử động tự phát.
Khi châm kim vào đuôi, bé vẫn thấy đau và khóc.
Kết quả chụp phim cho thấy cái đuôi không phải là vấn đề về cột sống.
Các bác sĩ cho bé xuất viện và kiểm tra lại khi bé được 2 tháng t.uổi. Bé có cân nặng và chiều cao tốt và đuôi dài ra thêm 0,8 cm, theo Daily Mail.
Các bác sĩ đã phẫu thuật gây tê cắt bỏ cái đuôi. Kiểm tra kỹ hơn cho thấy nó chứa mô mềm, động mạch, tĩnh mạch và các bó dây thần kinh.
Đuôi người do đâu mà ra?
Đuôi người được chia thành 2 loại.
“Đuôi giả” (Psudotails) là sự phát triển giống như đuôi nhưng do các vấn đề về cột sống hoặc khối u gây ra.
Trong khi đó, “đuôi thật” chứa cơ, mạch m.áu và dây thần kinh nhưng không có xương – giống như ở động vật.
Nó được cho là xuất hiện từ đuôi của phôi thai mà tất cả trẻ sơ sinh đều có khi còn trong bụng mẹ.
Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, nó được thu lại tạo thành xương cụt, theo Daily Mail.
Tất cả trẻ sơ sinh đều có đuôi khi còn trong bụng mẹ và hầu hết được thu lại tạo thành xương cụt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Và chỉ phát triển thành đuôi trong những trường hợp cực kỳ hiếm – với chưa đến 200 trường hợp từng được báo cáo.
Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng “đuôi thật” cực kỳ hiếm gặp, chỉ có 195 trường hợp được xác định cho đến năm 2017, với trường hợp dài nhất là 20 cm.
Thường xảy ra nhiều nhất ở các b.é t.rai và cứ 17 bé có đuôi thì có một bé bị rối loạn phát triển não hoặc hộp sọ.
Căn bệnh khiến b.é g.ái đang chơi đột ngột lăn ra, co quắp chân tay
Nhiều lần đang chơi, b.é g.ái N.T.K.T. (13 t.uổi) bỗng nhiên ngã lăn ra, co quắp tay chân.
Bệnh nhi N.T.K.T năm nay 13 t.uổi, sống ở Bắc Giang. Cách đây 2 năm, trẻ bị tê bì chân tay, khó đi lại. Nhiều khi đang chơi, T. đột nhiên lăn ra co quắp tay chân.
Đi khám ở bệnh viện địa phương, T. được chẩn đoán là thiếu canxi, nhưng điều trị suốt 2 năm không đỡ. Sau đó, em được phát hiện mắc u ở tiểu khung phúc mạc, chèn ép dây thần kinh. Gia đình đưa con đi điều trị ở nhiều nơi nhưng không đem lại kết quả.
Anh Nguyễn Thế Thủy (30 t.uổi), bố của T. cho biết: “Đang chơi, đang đi, con lăn ra co quắp tay chân, thầy cúng báo T. bị ma làm. Gia đình đưa con đến Thanh Hoá chữa nhưng không khỏi, hết 100 triệu…”.
Bố mẹ cháu tiếp tục đưa con xuống một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội, chi phí mổ dự kiến quá cao, nằm ngoài khả năng chi trả của gia đình. Bé được chuyển sang một bệnh viện khác ở Hà Nội, nhưng đang phẫu thuật thì c.hảy m.áu quá nhiều, nguy cơ biến chứng, t.ử v.ong cao nên các bác sĩ đóng vết mổ. Đi rất nhiều nơi, làm rất nhiều cách vẫn không chữa bệnh được cho con, gia đình bắt đ.ầu r.ơi vào tuyệt vọng.
Tại Bệnh viện Nhi trung ương, T. được thăm khám, làm các xét nghiệm và được xác định có khối u lớn ở tiểu khung sau phúc mạc. Khối u xâm lấn, chèn ép tĩnh mạch chậu trong và chậu ngoài, khiến niệu quản bị đẩy lồi từ bên phải sang bên trái, một phần niệu quản nằm dưới vỏ u.
Bệnh nhi được làm sinh thiết kim cho kết quả là u lành tính, nhưng sau nhiều lần hội chẩn các chuyên khoa, hội đồng vẫn quyết định chuyển bệnh phẩm sang Mỹ. Kết quả từ Mỹ gửi về cho thấy khối u của trẻ lành tính. Các bác sĩ quyết định tiến hành mổ để cứu cháu bé.
Ca mổ dưới sự chỉ đạo của PGS.TS Phạm Duy Hiền, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi trung ương và BSCKII Vũ Mạnh Hoàn, Trưởng khoa Ngoại Gan – Mật – Tuỵ, Trung tâm Ngoại tổng hợp trực tiếp phẫu thuật. Dù dự kiến đây là ca phẫu thuật khó, nhiều nguy cơ, nhưng sau 5 tiếng đồng hồ, khối u được cắt bỏ thành công. Hiện tại, bé T. đã hoàn toàn hồi phục sức khỏe.
“Sức khỏe cháu bé đã ổn định. Kỉ niệm làm tôi nhớ nhất đó là 2 bố con người dân tộc vô cùng chân thật, tình cảm và thật thà. Bố cháu bé xuống cảm ơn bác sĩ bằng chai rượu và túi lạc. Món quà đạm bạc, các bác sĩ thấy xúc động vô cùng”, BSCKII Hoàn vui vẻ kể lại.