Nếu cứ vì sợ món “ nóng” mà nhịn miệng, kết quả có thể khiến bạn ăn uống không đa dạng, dẫn đến thiếu dinh dưỡng cho cơ thể.
“Nhiệt độ” của món ăn theo quan niệm Đông y
Bất kỳ ai trong chúng ta có lẽ không xa lạ với những câu nói như “món đó nóng lắm, ăn ít thôi”. Không ai biết câu nói này có từ bao giờ, từ đâu nhưng nhiều người vẫn tin tưởng, từ đó có lựa chọn và sử dụng lựa thực phẩm thiếu cân bằng và hợp lý.
Thực tế, khái niệm về tính nóng hay lạnh của thực phẩm phần lớn xuất phát từ quan niệm Đông y. Trong y học cổ truyền, tính vị của thực phẩm bao gồm tứ vị là hàn – lương – ôn – nhiệt, tương ứng là lạnh – mát – ấm – nóng, trong đó khái niệm thực phẩm hàn – nhiệt là phổ biến và được biết đến nhiều hơn cả.
Những thực phẩm có tính nhiệt được cho là các loại thực phẩm ăn vào tạo cảm giác nóng và khô như các loại thịt đỏ, các loại gia vị (gừng, tỏi, ớt); các loại trái cây có vị ngọt (đào, nhãn, vải). Còn những thực phẩm có tính hàn lại là các thực phẩm tạo cảm giác mát và cung cấp độ ẩm cho cơ thể, ví dụ như các loại rau xanh, hải sản.
Thực phẩm có tính nhiệt được cho là các loại thực phẩm ăn vào tạo cảm giác nóng và khô như các loại thịt đỏ, các loại gia vị.
Tuy nhiên, Đông y không kết luận bản thân thực phẩm được xếp vào nhóm “món nhiệt” hay “món hàn” là nguyên nhân gây nóng hay gây lạnh cho cơ thể. Do cơ thể mỗi người cũng được chia theo thể hàn và thể nhiệt khác nhau nên có người ăn thực phẩm hay món ăn nào đó thấy cảm giác nóng, còn người khác lại thấy bình thường.
Hơn nữa, thực phẩm có tính nhiệt có thể tốt cho tiêu hóa, làm tiêu tan dịch nhầy, nhưng nếu ăn quá nhiều sẽ ảnh hưởng đến dạ dày, gây nhiệt miệng, phát ban… Trong khi đó, thực phẩm có tính hàn giúp bổ sung dinh dưỡng, năng lượng cho cơ thể, giúp làm mát cơ thể khi nhiệt độ bên ngoài nóng. Nhưng ít ai biết rằng, ăn nhiều thực phẩm hàn có thể khó tiêu hóa và làm cho hệ miễn dịch hoạt động kém hiệu quả.
Không nhất định phải kiêng khem “món nóng”
Thực tế, thực phẩm có tính hàn (lạnh), tính nhiệt (nóng) nhưng để nhận biết thực phẩm nào là hàn là nhiệt thì nhiều người vẫn còn hay nhầm lẫn.
Ví dụ, có người cho rằng đu đủ là nóng nhưng theo Đông y, đu đủ có tính hàn. Hay nhiều người nghĩ rằng quả mơ có tính nhiệt do vị chua, ngọt nhưng thực chất quả mơ có tính hàn, ấm vị. Chuối tiêu có vị ngọt, tính hàn, không độc, thành phần chủ yếu là protein, tinh bột, chất béo, các loại đường, photpho, canxi, kẽm, vitamin A, C, E, B11… Kết quả khiến không ít người quyết định kiêng khem quá nhiều chỉ vì… sợ nóng.
Để nhận biết thực phẩm nào là hàn là nhiệt thì nhiều người vẫn nhầm lẫn.
Thực tế, bản thân mỗi thực phẩm không phải là nguyên nhân gây ra tình trạng nóng trong người khi ăn. Chia sẻ về vấn đề này, chuyên gia cho biết: “Đa số mọi người đ.ánh giá thực phẩm nóng hay cơ thể mình bị nóng dựa theo kinh nghiệm bản thân.
Thực ra, thực phẩm gây ra nóng không đơn thuần dựa vào cảm giác gây cay nóng tại cơ quan vị giác, khứu giác, tiêu hóa… mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, trong đó bao gồm thể trạng, tình trạng chuyển hóa và bệnh tật của mỗi người, cũng như thành phần dinh dưỡng của thực phẩm”.
Chuyện ăn uống nên phù hợp với cơ thể mỗi người và quan trọng nhất là phải cân bằng. Theo y học cổ truyền, thực phẩm có tính nóng sẽ phù hợp hơn với những người có cơ địa hàn và thực phẩm có tính hàn phù hợp với người có cơ địa nóng.
Nắm được quy tắc ăn uống này, chúng ta có thể dễ dàng chọn lựa các món ăn phù hợp để đa dạng dinh dưỡng, bổ sung đủ dưỡng chất cho cơ thể, tránh tính trạng ăn uống không phù hợp, không cân bằng hàn nhiệt dẫn đến suy nhược sức khỏe.
Cụ thể như món mì gói, nhiều người vẫn cho rằng nó mang tính nóng, ăn vào chỉ làm tăng nhiệt độ cơ thể, dễ nổi mụn… Nhưng thực tế nếu kết hợp mì gói với các loại rau và thực phẩm khác thì sẽ có được món ăn vừa hấp dẫn hơn nữa các tính vị cũng được cân bằng đáng kể.
Nếu chế biến mì gói với các loại rau và thực phẩm khác thì sẽ có được món ăn vừa hấp dẫn mà các tính vị cũng được cân bằng đáng kể.
Bên cạnh đó, ăn uống cũng cần cũng cần phải thoải mái tâm lý. Điều này sẽ tạo cảm giác ngon miệng và khiến cho hệ tiêu hóa làm việc tốt hơn. Khi ăn, thay vì nghĩ rằng ăn món này nóng lắm thì hãy biết cách kết hợp thực phẩm để vừa trông ngon mắt, vừa cân bằng tính vị của thực phẩm.
Theo nguyên tắc thực phẩm nóng kết hợp cùng thực phẩm hàn trong một món ăn, một bữa ăn cần cân bằng đủ các nhóm chất thì chắc chắn những món ăn dọn ra trên bàn sẽ đem lại sự vừa lòng cũng như thoải mái cho mọi người khi ăn.
Bổ sung kẽm có tác dụng gì đối với cơ thể của bạn?
Kẽm là một vi chất dinh dưỡng cần thiết để hỗ trợ miễn dịch và sức khỏe tế bào, đồng thời là một trong những chất dinh dưỡng quan trọng nhất cho sự phát triển tối ưu của trẻ nhỏ và chống lại chứng viêm.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ cho biết: “Trẻ em cần kẽm để tăng trưởng và phát triển. Kẽm là một khoáng chất quan trọng đối với chức năng miễn dịch, chữa lành vết thương, cũng như khứu giác và vị giác.
Thực phẩm có kẽm đặc biệt quan trọng đối với trẻ chỉ bú sữa mẹ.
Hàm lượng kẽm trong sữa mẹ cao sau khi sinh và giảm dần trong 6 tháng đầu. Sau 6 tháng, điều quan trọng là phải giới thiệu thức ăn có kẽm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng”.
Dưới đây là những gì mà việc bổ sung kẽm mang lại cho cơ thể của bạn, theo Eat This, Not That!
1. Hỗ trợ miễn dịch
Kẽm được tìm thấy ở hàm lượng cao trong hàu. Ảnh SHUTTERSTOCK
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ miễn dịch.
“Tổ chức Y tế Thế giới báo cáo rằng từ 17% đến 30% dân số thế giới bị thiếu kẽm, có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe”, tiến sĩ Heather Moday, bác sĩ chuyên khoa dị ứng, miễn dịch học và y học chức năng ở Mỹ cho biết.
“Kẽm là một khoáng chất vi lượng có tác động quan trọng đến hiệu quả của các tế bào và cytokine của hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng của chúng ta.
Kẽm hỗ trợ trong việc chống lại vi rút, bảo vệ chúng ta khỏi tác hại của các gốc tự do đối với tế bào của chúng ta, và đã được chứng minh là có thể rút ngắn thời gian bị cảm lạnh khi được dùng dưới dạng thực phẩm bổ sung.
Kẽm được tìm thấy với hàm lượng cao trong hàu, thịt bò và cua, và với lượng thấp hơn trong các loại đậu, đậu phụ, hạt bí ngô, hạt điều và các loại hạt khác”, tiến sĩ Moday cho biết thêm.
2. Sửa chữa DNA và giảm stress oxy hóa
Lượng kẽm được khuyến nghị hằng ngày là 8 mg đối với phụ nữ và 11 mg đối với nam giới trưởng thành, nhưng nghiên cứu cho thấy dùng nhiều hơn một chút có thể mang lại những lợi ích ấn tượng cho việc sửa chữa DNA và giảm stress oxy hóa.
Tiến sĩ Janet King cho biết: “Chúng tôi rất ngạc nhiên khi thấy rằng chỉ cần một sự gia tăng nhỏ về kẽm trong chế độ ăn uống cũng có thể có tác động đáng kể đến quá trình trao đổi chất diễn ra khắp cơ thể. Những kết quả này đưa ra một chiến lược mới để đo lường tác động của kẽm đối với sức khỏe và củng cố bằng chứng rằng các biện pháp can thiệp dựa trên thực phẩm có thể cải thiện tình trạng thiếu vi chất dinh dưỡng trên toàn thế giới”.
3. Chống nắng
Kẽm là một công cụ vô cùng hiệu quả giúp chống lại tác hại của ánh nắng mặt trời.
Amy Shapiro, chuyên gia dinh dưỡng, cho biết: “Kẽm (oxit) là một trong hai chất chống nắng vật lý có khả năng làm chệch hướng tia UV, bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời như ban đỏ đến lão hóa sớm”.
4. Chữa lành vết thương
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong mọi phần của quá trình chữa lành vết thương, từ quá trình đông m.áu đến hình thành sẹo.
Tiến sĩ Jennifer Sallit cho biết: “Vai trò của kẽm trong việc chữa lành vết thương là đa yếu tố, và nó cần thiết cho sự tổng hợp collagen và protein, tăng sinh tế bào và chức năng miễn dịch, tất cả đều cần thiết cho quá trình tái tạo và sửa chữa mô. Kẽm cần thiết cho việc sản xuất kháng thể và hoạt động bình thường của tế bào bạch huyết và đóng vai trò quan trọng trong một số bước của quá trình đông máu”.
5. Quá nhiều kẽm có hại gì?
Hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi bạn bổ sung kẽm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Theo Viện Y tế Quốc gia (Mỹ), người lớn không nên dùng quá 40 mg kẽm mỗi ngày.
Các tác dụng phụ của việc hấp thụ quá nhiều kẽm bao gồm chán ăn, buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, nôn mửa và đau quặn bụng.
Hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ của bạn trước khi bạn bổ sung kẽm, theo Eat This, Not That!