Dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Khi mắc căn bệnh này, đường thở của bệnh nhân bị chít hẹp, luồng không khí ra vào khó khăn, nhất là luồng khí thở ra.

Bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, Bệnh viện Đa khoa Medlatec cho biết, khi mắc căn bệnh này, đường thở của bệnh nhân bị chít hẹp do nhiều nguyên nhân khiến luồng không khí ra vào khó khăn, nhất là luồng khí thở ra.

Người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) thường gặp phải các triệu chứng ho, khó thở, thở khò khè và tiết chất nhầy (đờm) ra ngoài.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính có tỷ lệ t.ử v.ong cao. (Ảnh minh họa)

Bệnh COPD đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu đến từ việc người bệnh tiếp xúc lâu với các hạt vật chất kích thích, chất khí trong đó chủ yếu là khói t.huốc l.á. Tác nhân t.huốc l.á không chỉ gây ra bệnh COPD, mà nó còn là nguyên nhân hàng đầu gây ra ung thư phổi, ung thư vòm họng, xơ vữa động mạch, và một số bệnh lý nghiêm trọng khác.

COPD có 2 thể: khí phế thũng và viêm phế quản mạn tính. Trong đó:

Khí phế thũng: là tình trạng các phế nang của người COPD bị căng giãn trong một thời gian dài gây giãn phế nang, lâu dần hình thành nên các kén khí khiến cho việc trao đổi khí trong phổi ngày càng suy giảm.

Viêm phế quản mạn tính: thường có biểu hiện ho khạc ra đờm trong ít nhất 3 tháng liên tục và kéo dài trong tối thiểu hai năm, đặc trưng của tình trạng này là đờm nhầy trong phế quản tiết ra rất nhiều so với lúc bình thường.

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính thường gặp ở độ t.uổi từ trung niên đến người cao t.uổi, đặc biệt là người có thói quen hút thuốc.

Triệu chứng của bệnh này tương tự như nhiều bệnh lý khác nên nhiều người không nhận ra bản thân đang mắc COPD. Thế nhưng, theo thời gian vấn đề hô hấp sẽ trở nên tồi tệ hơn, làm ảnh hưởng đến các hoạt động bình thường. Do đó, cần phải điều trị sớm để hạn chế tình trạng xấu xảy ra.

Triệu chứng

Vậy, đâu là những dấu hiệu ban đầu để nhận biết liệu mình có đang bị COPD? Theo Bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, khó thở là triệu chứng thường gặp và quan trọng nhất.

Ban đầu người bệnh khó thở thành cơn, khó thở khi gắng sức sau khó thở tăng dần, liên tục cả khi gắng sức lẫn khi nghỉ ngơi và giai đoạn cuối bệnh nhân có thể xuất hiện các cơn suy hô hấp bất chợt.

Ngoài ra, là tình trạng ho dai dẳng, ho khan, ho có đờm kéo dài; sốt nhẹ hoặc cảm thấy ớn lạnh khi có tình trạng bội nhiễm; tức ngực; người cảm thấy mệt mỏi, thiếu năng lượng.

“Những biểu hiện ban đầu thường khiến người bệnh chủ quan lầm tưởng mình đang bị viêm phế quản thông thường. Nếu như không được can thiệp kịp thời sẽ khiến tình trạng trở nên nặng hơn, xuất hiện triệu chứng khó thở liên tục. Từ đó, khi bệnh bước vào giai đoạn cuối sẽ dẫn đến những biến chứng vô cùng nghiêm trong như suy hô hấp, suy tim,…”, bác sĩ Vũ Thanh Tuấn nói.

Ở giai đoạn COPD trở nặng, chức năng của phổi bị suy giảm nặng nề, khiến bệnh nhân phải nhập viện thường xuyên. Dấu hiệu, triệu chứng khi bị COPD nặng bao gồm tình trạng khó thở kéo dài và nặng dần, thở khò khè, thở rít; ngực bị đau tức, hay cảm thấy nặng ngực; thường xuyên đau đầu vào buổi sáng.

Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện tình trạng nói khó hoặc thều thào, ngắt quãng; tím môi; người bệnh thường ở trạng thái lơ mơ; nhịp tim bất thường; có cảm giác mệt mỏi, chán ăn và cân nặng giảm.

Khi nhận biết bản thân đang gặp phải những triệu chứng này cần phải đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị tránh tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và những biến chứng không mong muốn xảy ra.

Theo bác sĩ Vũ Thanh Tuấn, COPD là căn bệnh viêm phổi mạn tính với mức độ nguy hiểm cao, có thể tồi tệ hơn nếu như không được điều trị kịp thời.

Đặc biệt, với những người có độ t.uổi từ 40 trở lên đã và đang hút thuốc trong thời gian dài với lượng thuốc lớn thì cần phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa ngay lập tức nếu như gặp phải các triệu chứng của COPD.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ tìm hiểu tình trạng người bệnh thông qua một số triệu chứng đang gặp, có hút thuốc hay có t.iền sử hút thuốc hay không. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định bệnh nhân đo chức năng hô hấp, test hồi phục phế quản và chụp X quang ngực để phục vụ cho việc chẩn đoán bệnh.

Bệnh nhân thoái hóa đốt sống cổ ngày càng trẻ hóa

Theo chuyên gia y tế, thoái hóa cột sống cổ là bệnh mạn tính, tiến triển từ từ tăng dần gây đau, hạn chế vận động, biến dạng cột sống mà không có biểu hiện viêm.

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa cột sống cổ là người già từ 40-50 t.uổi, gồm cả nam và nữ. Tuy nhiên, hiện nay đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đang dần trẻ hóa (từ 25-30 t.uổi) bởi thói quen sinh hoạt cũng như lao động thiếu khoa học.

Bác sĩ Vũ Thanh Tuấn – Bệnh viện đa khoa Medlatec cho biết, công việc là một trong những yếu tố trực tiếp gây ảnh hưởng tới đốt sống cổ ở người trẻ t.uổi hiện nay. Đối với các công việc văn phòng, chủ yếu các bạn có tư thế các tư thế ngồi gập cổ, khum lưng, hay ngủ trưa gục tại bàn làm việc… Những thói quen tưởng chừng bình thường này lại vô hình tạo áp lực cho phần cổ và vai và gây ra căn bệnh thoái hóa. Đặc biệt với những người liên tục tăng ca, làm qua đêm, làm quá sức… khiến cơ thể không có đủ thời gian thư giãn và nghỉ cũng là một nguy cơ lớn dẫn tới thoái hóa đốt sống cổ. Bên cạnh đó, người trẻ t.uổi hiện nay đa phần chỉ chú tâm và mải mê chạy theo công việc. Khi hết giờ làm thường về nhà nghỉ ngơi và sử dụng điện thoại, ít có các hoạt động thể chất, không tham gia các trò chơi thể thao. Trong công việc càng áp lực, căng thẳng người trẻ càng ít vận động. Những thói quen xấu ngày càng kéo dài khiến xương khớp khô cứng và không còn dẻo lâu dần dẫn tới thoái hóa. Đồng thời, trong chế độ ăn uống hàng ngày hiện nay của người trẻ t.uổi có thực đơn đa phần là thức ăn nhanh và không đủ dinh dưỡng, các chất có lợi cho xương khớp (như magie, canxi, các loại vitamin…) Người trẻ đang chủ yếu hướng tới việc ăn uống theo sở thích của cá nhân thay vì hướng tới sức khỏe và các thói quen tốt. Điều này dẫn tới việc bị thiếu hụt nhiều chất, vitamin cần thiết trong khi đó bị dư thừa các chất không cần thiết có thể gây béo phì, ảnh hưởng cho xương khớp.

Để phòng ngừa bệnh thoái hóa đốt sống cổ, các bác sĩ khuyến cáo, người trẻ t.uổi cần thay đổi từ thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cung cấp dinh dưỡng hàng ngày cho bản thân; Ngồi làm việc với tư thế thẳng lưng, tay đặt lên, phần khuỷu tay tạo với cơ thể một góc khoảng 90 độ, cổ tay thẳng, bàn chân chạm đất. Đặc biệt sau khoảng 1-2 giờ ngồi làm việc cần đứng dậy đi lại cho đốt sống cổ, lưng được cử động và thay đổi tư thế thư giãn. Ngoài ra có thể xoa b.óp c.ổ vai tránh ngồi quá lâu 1 tư thế dễ làm căng cơ.

Bên cạnh đó muốn phòng ngừa thoái hóa đốt sống cổ, cần có một chế độ ăn uống khỏe và lành mạnh. Tăng cường sử dụng các thực phẩm giàu dinh và tốt cho xương khớp như: Canxi, vitamin C từ các loại rau củ, vitamin D, sữa từ các loại hạt, thịt, cá… Và hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều chất béo và dầu mỡ, nước uống có chứa chất kích thích.

Đồng thời, cần chú trọng và sắp xếp thời gian luyện tập thể dục thể thao phù hợp với bản thân. Sau những giờ làm việc căng thẳng, cần có những khoảng thời gian thư giãn và giải phóng cơ thể. Các hoạt động thể dục thể thao đơn giản có thể tham gia như đạp xe, cầu lông, bóng đá, bóng rổ…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *