Một nghiên cứu quy mô lớn cho thấy vi khuẩn trở thành nguyên nhân gây t.ử v.ong cao thứ 2 thế giới, chỉ sau bệnh tim thiếu m.áu cục bộ
Nghiên cứu quốc tế được công bố trên tạp chí y học hàng đầu The Lancet hôm 22-11 chỉ ra trong năm 2019 có tới 7,7 triệu ca t.ử v.ong liên quan đến 33 mầm bệnh vi khuẩn, chiếm 13,6% tổng số ca t.ử v.ong toàn cầu.
Số ca t.ử v.ong do bệnh truyền nhiễm nói chung là 13,7 triệu ca, tức vi khuẩn đã lấn át cả virus. Như vậy, vi khuẩn trở thành nguyên nhân gây t.ử v.ong xếp hàng thứ 2 thế giới, chỉ sau bệnh tim thiếu m.áu cục bộ.
“Chúng nên được coi là ưu tiên khẩn cấp để can thiệp trong cộng đồng y tế toàn cầu” – trang MedScape dẫn lời chuyên gia Mohsen Naghavi của Trường ĐH Washington (Mỹ), cho biết.
33 vi khuẩn nói trên được tìm thấy trong 11 hội chứng truyền nhiễm chính ở 204 quốc gia và vùng lãnh thổ. Trong số này, có 5 loài đặc biệt nguy hiểm là tụ cầu vàng, E.coli, phế cầu khuẩn, trực khuẩn Klebsiella pneumoniae và trực khuẩn mủ xanh và chúng gây ra 54,9% số ca t.ử v.ong do vi khuẩn. Tụ cầu vàng (gây ngộ độc tiêu hóa, n.hiễm t.rùng da, n.hiễm t.rùng huyết, n.hiễm t.rùng bệnh viện…) gây t.ử v.ong nhiều nhất với hơn 1 triệu ca.
Nghiên cứu cũng chỉ ra khoảng cách về tỉ lệ t.ử v.ong do vi khuẩn giữa các vùng giàu và nghèo. Vùng châu Phi Hạ Sahara ghi nhận số ca t.ử v.ong do nhiễm khuẩn là 230 ca trên 100.000 dân nhưng con số này ở những vùng được cho là có thu nhập cao, như Tây Âu, Bắc Mỹ… là 52 ca trên 100.000 dân.
Khoảng cách vắc-xin, tình trạng sử dụng kháng sinh không đúng ở các quốc gia đang phát triển được chỉ ra trong sự khác biệt này.
Trại tị nạn Alla Futo ở vùng ngoại ô thủ đô Mogadishu – Somalia, một quốc gia thuộc vùng châu Phi Hạ Sahara, tâm điểm của bệnh do vi khuẩn Ảnh: REUTERS
Cuộc nghiên cứu trên là đ.ánh giá toàn cầu đầu tiên về tỉ lệ t.ử v.ong do vi khuẩn gây ra. Giới chuyên gia nhận định những dữ liệu này nêu bật thách thức mà các bệnh nhiễm khuẩn gây ra đối với y tế công cộng toàn cầu.
Họ cho rằng cần đưa kết quả nghiên cứu mới vào các sáng kiến y tế toàn cầu để có thể nghiên cứu sâu hơn những mầm bệnh có khả năng gây c.hết người, cũng như cần có sự đầu tư phù hợp để giảm số ca nhiễm và t.ử v.ong.
Riêng nhóm tác giả cho rằng việc thiếu dữ liệu về gánh nặng toàn cầu do vi khuẩn khiến việc thiết lập các ưu tiên về sức khỏe cộng đồng trở nên khó khăn. Giờ đây, kết quả công trình trên giúp đề ra các chiến lược nhằm giảm bớt gánh nặng này.
Trước hết, dự phòng lây nhiễm là nền tảng, trong đó có các chương trình nhằm giảm n.hiễm t.rùng bệnh viện, giáo dục sức khỏe cộng đồng, quản lý suy dinh dưỡng, giúp người dân tiếp cận nước sạch và điều kiện vệ sinh tốt hơn…
Ngoài ra, cần tăng cường tiêm chủng vì một số loài đã có vắc-xin, ví dụ phế cầu khuẩn; cũng như đầu tư phát triển vắc-xin thế hệ mới.
Bên cạnh đó, cần bảo đảm sự sẵn sàng của các dịch vụ chăm sóc khẩn cấp nhằm giảm số ca t.ử v.ong do nhiễm khuẩn, bao gồm tiếp cận kịp thời với kháng sinh thích hợp, nâng cao năng lực vi sinh để xác định mầm bệnh. Cuối cùng, đẩy mạnh phát triển kháng sinh mới trước mối đe dọa ngày càng tăng của vi khuẩn kháng thuốc.
Cũng liên quan đến mối đe dọa trên, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) hôm 21-11 cho biết đã triệu tập hơn 300 nhà khoa học để xem xét bằng chứng về 25 họ vi khuẩn và virus có nguy cơ gây ra đợt bùng phát dịch bệnh hoặc đại dịch tiếp theo.
Nỗ lực này sẽ đưa ra hướng dẫn cho sự đầu tư, nghiên cứu và phát triển toàn cầu nhằm chống lại các mầm bệnh nguy hiểm nhất, đặc biệt trong lĩnh vực vắc-xin, xét nghiệm và thuốc điều trị.
Đi vệ sinh: ‘Bật mí’ tác hại của tư thế ngồi ‘sợ bẩn’ của chị em
Trong một số trường hợp thì nhà vệ sinh công cộng không được sạch sẽ cho lắm. Vì vậy, khi phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nhiều phụ nữ thường ngồi xổm lưng chừng để tránh chạm vào bệ ngồi.
Mặc dù đây là một giải pháp tạm thời tốt, nhưng thói quen này có thể tiềm ẩn hình thành các vấn đề có hại theo thời gian, theo trang tin Bright Side.
Có thể có nguy cơ cao bị n.hiễm t.rùng đường tiết niệu
Khi ngồi xổm lưng chừng bên trên bồn vệ sinh, các cơ sàn chậu bị căng khoảng 40% và bàng quang không được thư giãn hoàn toàn.
Vì vậy, khi đứng lên, có thể sẽ còn sót nước tiểu lại bên trong. Nước tiểu tồn đọng đó có thể tạo ra vi khuẩn và dẫn đến nguy cơ n.hiễm t.rùng đường tiết niệu cao hơn.
Khi phải sử dụng nhà vệ sinh công cộng, nhiều phụ nữ thường ngồi xổm lưng chừng để tránh chạm vào bệ ngồi. Ảnh SHUTTERSTOCK
Khiến phải đi tiểu nhiều lần
Nước tiểu còn sót lại trong bàng quang sẽ dẫn đến nguy cơ bị rò rỉ vô tình khi hắt hơi, nhảy, cười hoặc ho. Nó cũng có thể gây kích ứng bên trong bàng quang, dẫn đến cảm giác như thể cần phải đi gấp hoặc thường xuyên hơn so với thực tế.
Tư thế ngồi này dẫn đến nguy cơ n.hiễm t.rùng đường tiết niệu cao hơn. Ảnh SHUTTERSTOCK
Bàng quang dần dần có thể trở nên yếu hơn
Việc ngồi xổm lưng chừng bên trên bồn vệ sinh khiến không thể sử dụng các cơ vùng chậu theo cách tự nhiên. Vì vậy, đi vệ sinh theo cách này thường xuyên là tập cho cơ không được thư giãn, và sau nhiều năm, bàng quang có thể trở nên yếu đi, theo Bright Side.
Còn bạn, bạn có cách nào để “tránh vi trùng” khi đi nhà vệ sinh công cộng?