Mỹ: Con dâu cắt bỏ tử cung, mẹ chồng mang thai hộ và sinh cháu nội

Bà Nancy Hauck ở Mỹ vừa là bà nội vừa là người mang thai hộ để sinh cháu nội. Bà Nancy quyết định mang thai thay cho con dâu vì cô đã cắt bỏ tử cung sau biến chứng từ ca sinh đôi trước đó.

Bà Nancy Hauck, 56 t.uổi, sống với chồng là ông Jason ở bang Utah (Mỹ). Con trai bà là anh Jeff, 33 t.uổi, đã kết hôn với chị Cambria, 30 t.uổi, theo tờ People (Mỹ).

Bà Nancy Hauck đã mang thai hộ cho con trai và con dâu, sau đó sinh cháu nội khỏe mạnh. Ảnh SHUTTERSTOCK

Chị Cambria và chồng kết hôn vào năm 2012. Đến nay, họ đã có 4 đứa con. Đó là 2 cặp sinh đôi. 2 b.é g.ái (4 t.uổi) và 2 b.é t.rai (1 t.uổi). Tất cả đều sinh ra bằng phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm.

Tuy nhiên, khi chị Cambria mang thai và sinh đôi 2 cậu con trai thì biến chứng đã xảy ra. Bác sĩ đã buộc phải cắt bỏ tử cung chị Cambria vào tháng 9.2021. Điều này có nghĩa là cô không thể tự mang thai được nữa.

Cô Cambria và chồng rất muốn có thêm một đứa con nhưng không thể. Tuy nhiên, mẹ chồng cô là bà Nancy đã hiểu được ao ước này của 2 con nên đã chủ động đề nghị giúp đỡ. Bà muốn mang thai hộ và sinh cháu nội.

“Tôi đột nhiên có cảm giác là tôi nên đề nghị điều đó với các con. Tôi nói với con trai mình, nó đã khóc và có vẻ rất sốc. Lúc đó, tôi thậm chí còn chưa nói với chồng về điều này”, bà Nancy chia sẻ.

Các bác sĩ đã lấy t.inh t.rùng của anh Jeff, trứng của chị Cambria và thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm. T.inh t.rùng và trứng kết hợp thành công sẽ thành phôi thai. Phôi thai sau đó được cấy vào tử cung bà Nancy và phát triển đến khi chào đời.

Ban đầu, các thành viên trong gia đình nghĩ phương pháp này có thể thất bại. Tuy nhiên, mọi thứ sau đó đã thành công như mong đợi.

Sau khi trải qua 9 giờ đau bụng chuyển dạ, bà Nancy đã sinh cháu gái vào ngày 2.11. Đ.ứa b.é được đặt tên là Hannah.

Vào lúc bà lâm bồn, cả gia đình gồm ông Jason, con trai Jeff và con dâu Cambria rất hồi hộp. Tất cả đều chờ nhiều giờ trước phòng sinh.

Sau khi chào đời, bé Hannah không sống với ông bà nội mà trở về sống với bố mẹ. Điều này khiến bà Nancy có cảm xúc vui buồn lẫn lộn. Vui vì đã giúp con trai và con dâu hoàn thành ước mơ có thêm con. Buồn vì cảm thấy hụt hẫng khi xa cháu nội do chính mình mang trong bụng và sinh ra, theo tờ People (Mỹ).

Dự trữ dầu Mỹ tăng, giá ‘vàng đen’ đi xuống

Trong phiên giao dịch chiều 9/11, giá dầu thô đi xuống giữa bối cảnh dự trữ dầu thô của Mỹ tăng mạnh hơn dự kiến.

Bên cạnh đó, mối lo ngại về sự gia tăng các ca mắc COVID-19 tại Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới, sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu nhiên liệu.


Bơm dầu thô tại một cơ sở lọc dầu ở Salt Lake City, bang Utah, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

Vào lúc 14 giờ 27 phút giờ Việt Nam, giá dầu Brent giao dịch kỳ hạn giảm 9 xu Mỹ (0,1%) xuống 95,27 USD/thùng, trong khi giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giảm 20 xu (0,2%) xuống 88,71 USD/thùng. Trong phiên 8/11, giá hai mặt hàng này đã giảm khoảng 3%.

Theo số liệu của Viện Xăng dầu Mỹ, trong tuần kết thúc vào ngày 4/11, dự trữ dầu thô của Mỹ tăng khoảng 5,6 triệu thùng, cao hơn ước tính tăng khoảng 1,4 triệu thùng của các nhà phân tích trước đó.

Stephen Innes, đối tác quản lý tại công ty quản lý tài sản SPI Asset Management có trụ sở tại Thụy Sỹ, nhận định số liệu về đà tăng của lượng dầu tồn kho cho thấy nhu cầu tại Mỹ giảm.

Tuần trước, thị trường đã nuôi hy vọng về khả năng Trung Quốc nới lỏng chính sách kiểm soát chặt dịch COVID-19, song cuối tuần trước, các quan chức y tế Trung Quốc đã tái khẳng định quyết tâm theo đuổi chính sách “Không COVID”.

Ngày 9/11, số ca mắc COVID-19 tại Quảng Châu và các thành phố khác của Trung Quốc tiếp tục tăng, với hàng triệu người được yêu cầu xét nghiệm COVID-19.

Theo nhà phân tích Tina Teng của công ty dịch vụ tài chính CMC Markets của Anh, dù nguồn cung thắt chặt, sự suy giảm nhu cầu tại Trung Quốc có tác động lớn đến thị trường dầu kỳ hạn.

Tuy nhiên, thị trường vẫn lo ngại về sự thiếu hụt nguồn cung. Các chiến lược gia hàng hóa của ngân hàng ING của Hà Lan lưu ý ngoài việc Tổ chức các Nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và các đồng minh, còn gọi là OPEC đang tiếp tục cắt giảm sản lượng, nguồn cung dầu từ Nga cũng giảm khi lệnh cấm của châu Âu.

Liên minh châu Âu (EU) sẽ cấm nhập khẩu dầu thô của Nga từ ngày 5/12 và các sản phẩm dầu của Nga vào ngày 5/2, do vấn đề liên quan đến Ukraine.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *