Nước dừa rất tốt nhưng bạn có biết nó cũng có thể giúp kiểm soát và cải thiện lượng đường trong m.áu.
Người bệnh tiểu đường cần kiểm tra chặt chẽ chế độ ăn uống của mình để giữ lượng đường trong m.áu ở mức tối ưu. Trong tình huống như vậy, nước dừa có thể là một vị cứu tinh thực sự, theo trang tin Health Shots (Ấn Độ).
Nước dừa không chỉ ngon mà còn chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể để giữ lượng đường trong m.áu được kiểm soát.
Nghiên cứu nói gì?
Nghiên cứu, được công bố trên tạp chí y tế Journal of Medicinal Food, cho thấy nước dừa giúp cải thiện bệnh tiểu đường.
Nước dừa không chỉ ngon mà còn chứa nhiều dinh dưỡng và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong một nghiên cứu, những con chuột mắc bệnh tiểu đường được điều trị bằng nước dừa đã duy trì lượng đường trong m.áu tốt hơn những con chuột mắc bệnh tiểu đường khác, theo tờ Express.
Các nghiên cứu trên động vật khác cho thấy tiêu thụ nước dừa có thể làm giảm lượng đường trong m.áu và giảm cả mức chỉ số đường huyết BbA1c, theo chuyên trang sức khỏe Healthline.
Các nhà nghiên cứu cho rằng sở dĩ nước dừa có tác dụng này là nhờ hàm lượng kali, magiê, mangan, vitamin C và L-arginine cao trong nước dừa, tất cả đều giúp cải thiện độ nhạy insulin.
Tuy cần có nhiều nghiên cứu thêm, nhưng nước dừa là nguồn dồi dào magiê, đã được chứng minh là cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng đường trong m.áu ở những người mắc bệnh tiểu đường loại 2 và t.iền tiểu đường.
Sau đây là 6 lý do khiến nước dừa có thể cải thiện lượng đường trong m.áu và giúp ích cho người bệnh tiểu đường:
1. Chứa đầy chất dinh dưỡng quan trọng
Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất. Nó rất giàu chất xơ, kali, canxi, magiê và sắt. Những thành phần này giữ cho lượng đường trong m.áu luôn ở mức kiểm soát.
2. Cải thiện lưu thông m.áu
Lưu thông m.áu kém là một vấn đề phổ biến đối với người mắc bệnh tiểu đường. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực, chuột rút và suy thận. Nước dừa cải thiện lưu thông m.áu và bình thường hóa lưu lượng m.áu trong cơ thể, giúp cơ thể tránh được các vấn đề xảy ra do lưu thông m.áu kém.
3. Hỗ trợ giảm cân
Thừa cân có thể dẫn đến các vấn đề về lượng đường trong m.áu. Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường thường bị tăng cân bất thường. Nước dừa có hàm lượng calo thấp và chứa nhiều enzym sinh học giúp cải thiện tiêu hóa. Uống nước dừa thường xuyên giúp tránh ăn quá nhiều, giúp giảm lượng calo tiêu thụ.
Nước dừa chứa lượng đường tự nhiên rất thấp, điều này giúp giữ cho mức đường huyết không tăng đột biến. Ảnh SHUTTERSTOCK
4. Lượng đường tự nhiên thấp
Nước dừa chứa lượng đường tự nhiên rất thấp, điều này giúp giữ cho mức đường huyết không tăng đột biến.
5. Nguồn chất xơ phong phú
Nước dừa có nhiều chất xơ và cũng chứa các axit amin, giúp kiểm soát lượng đường. Chất xơ giúp giảm bớt tốc độ tiêu hóa và hấp thụ đường và cải thiện tình trạng của bệnh nhân tiểu đường.
Người bệnh tiểu đường nên uống bao nhiêu nước dừa?
Nước dừa chứa nhiều chất dinh dưỡng và khoáng chất cùng với chỉ số đường huyết thấp, nên nó thường được khuyến khích cho những người bị bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, nên chỉ uống 1 – 2 ly nước dừa mỗi ngày để giúp điều trị bệnh tiểu đường. Vượt quá giới hạn này có thể không tốt cho sức khỏe. Hãy nhớ rằng, điều độ là bí quyết, theo Health Shots.
Vũ khí đ.ánh bay cả cholesterol và đường huyết cao có trong bếp nhà bạn
Nhiều nghiên cứu đã chứng minh tỏi và gừng – có đặc tính chống oxy hóa giúp bảo vệ thành mạch m.áu, giảm huyết áp cao, giảm cholesterol cao và giảm cả mức đường huyết cao.
Theo chuyên gia dinh dưỡng Anjali Mukerjee, nhà nghiên cứu, nhà dinh dưỡng hàng đầu của Ấn Độ, các thành phần thực vật chống viêm mạnh được tìm thấy trong tỏi và gừng có thể giúp giảm đến 15% cholesterol và triglyceride bằng cách ngăn chặn quá trình oxy hóa cholesterol xấu LDL và hạn chế sự hình thành của mảng bám động mạch, theo tờ Indian.
Các nghiên cứu đã chứng mình điều gì?
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tỏi và gừng có thể giảm huyết áp cao, cholesterol cao và lượng đường trong m.áu cao, theo chuyên trang sức khỏe của Mỹ Healthline.
Nghiên cứu cho thấy chỉ cần ăn 1 tép tỏi mỗi ngày trong 3 tháng là đủ để giảm tổng lượng cholesterol xuống 9%. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu về tác dụng của tỏi
Nghiên cứu cho thấy chỉ cần ăn 1 tép tỏi mỗi ngày trong 3 tháng là đủ để giảm tổng lượng cholesterol xuống 9%, theo tờ Express.
Một đ.ánh giá về 22 nghiên cứu chất lượng cao cho thấy rằng tiêu thụ bột tỏi làm giảm đáng kể mức cholesterol toàn phần và cholesterol xấu LDL, cũng như lượng đường trong m.áu lúc đói và mức huyết áp.
Các nghiên cứu khác đã chỉ ra rằng tỏi giúp giảm huyết áp, lượng đường trong m.áu, cholesterol và ngăn ngừa mảng bám trong động mạch.
Một đ.ánh giá năm 2018 về 33 nghiên cứu cho thấy, viên bổ sung tỏi có hiệu quả hơn trong việc giảm chất béo trung tính, đường huyết lúc đói, cholesterol toàn phần, cholesterol xấu LDL và chỉ số đường huyết HbA1c ở người mắc bệnh tiểu đường.
Nghiên cứu cho thấy trà gừng có thể làm giảm cholesterol xấu LDL. Ảnh SHUTTERSTOCK
Nghiên cứu về tác dụng của gừng
Nghiên cứu cho thấy trà gừng có thể làm giảm cholesterol xấu LDL. Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2018 cho thấy người bị cholesterol cao, tiêu thụ 5 gram bột gừng mỗi ngày sẽ giảm 17% mức cholesterol xấu LDL, theo Express.
Một nghiên cứu năm 2020 cho thấy những người mắc bệnh tiểu đường uống 1,2 gram chất bổ sung gừng mỗi ngày trong 90 ngày, đã giảm lượng đường trong m.áu và mức cholesterol toàn phần nhiều hơn, theo Healthline.
Một đ.ánh giá năm 2018 bao gồm 10 nghiên cứu chất lượng cao cho thấy uống viên bổ sung gừng làm tăng cholesterol tốt HDL và giảm chỉ số đường huyết HbA1c.
Để đạt được những lợi ích này, hãy thường xuyên sử dụng gừng, tỏi trong nấu ăn hoặc thêm gừng vào nước ép rau củ, uống trà gừng, chuyên gia Mukerjee khuyên.
Tuy nhiên, nếu muốn uống viên bổ sung tỏi và gừng liều cao, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ vì có thể tương tác với thuốc làm loãng m.áu dùng điều trị bệnh tim, theo Healthline.