Gần đây, một nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng việc nghịch điện thoại quá lâu sẽ dẫn đến hôi miệng. Liệu điều này có thực sự đúng?
Mới đây, nghiên cứu được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu đến từ Bệnh viện Nhân dân thứ hai của tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) do bác sĩ Lưu Tuân Vọng, Trưởng Khoa Nha khoa, Bệnh viện Nhân dân thứ hai của tỉnh Hồ Nam làm trưởng nhóm, cho rằng, khi cúi đầu xem điện thoại, tư thế này sẽ giảm việc tiết nước bọt, nếu duy trì trong thời gian dài có thể dẫn đến hôi miệng.
Nghịch điện thoại lâu gây ra hôi miệng?
Theo đó, nghiên cứu giải thích việc chơi điện thoại dễ dàng khiến chúng ta quên đi thời gian và bị chìm đắm vào những nội dung trên chiếc điện thoại, và không nói chuyện, hàm dưới không hoạt động khó kích thích tiết nước bọt. Nước bọt có tác dụng giúp khoang miệng loại bỏ hầu hết vi khuẩn. Do đó, nếu nước bọt giảm, vi khuẩn trong khoang miệng sẽ sinh sôi nhanh chóng và miệng có mùi hôi.
Bác sĩ Lưu Tuân Vọng, Trưởng Khoa Nha khoa, Bệnh viện Nhân dân thứ hai của tỉnh Hồ Nam, trưởng nhóm nghiên cứu nêu trên cho biết: Vi khuẩn kỵ khí, trong tình trạng thiếu khí oxy sẽ nhân lên nhanh chóng, tạo ra sunfua dễ bay hơi với hương vị trứng thối, dẫn đến hôi miệng.
Các nguyên nhân khác gây hôi miệng?
Hầu hết hôi miệng đều bắt nguồn từ chính khoang miệng. Bác sĩ Lưu cho biết thêm: sâu răng, chân răng còn sót lại, giải phẫu không đúng cách, viêm nướu và các bệnh về niêm mạc miệng, khoang miệng đều dễ dàng sinh ra vi khuẩn và gây hôi miệng. Ngoài ra, không chú ý vệ sinh khoang miệng, đ.ánh răng không đúng cách, hút thuốc, uống rượu, uống cafe hoặc ăn những thực phẩm kích thích như hành, tỏi, đậu phụ thối và các loại thực phẩm có mùi khác cũng đều có thể gây hôi miệng.
Ngoài các vấn đề về khoang miệng, các bệnh về đường tiêu hoá cũng có thể gây hôi miệng. Chẳng hạn như loét dạ dày, viêm dạ dày mãn tính, chức năng tiêu hoá không tốt, đều có khả năng bị hôi miệng.
Vậy làm thế nào để phòng ngừa hôi miệng khi nghịch điện thoại di động?
Chủ nhiệm Lưu Tuân Vọng gợi ý, bạn có thể cử động miệng khi nghịch điện thoại, chẳng hạn như đóng mở hàm, cử động cằm dưới, thúc đẩy quá trình tiết nước bọt. Ngoài ra, phát triển thói quen sinh hoạt lành mạnh, tích cực điều trị các yếu tố bệnh lý cũng có thể phòng ngừa hôi miệng.
Cụ thể hơn đó là tăng cường vệ sinh khoang miệng, đ.ánh răng hai lần một ngày, súc miệng sau bữa ăn. Chú ý cân bằng chế độ ăn uống, ăn nhiều trái cây và rau củ, uống nhiều nước hơn, bỏ rượu và t.huốc l.á, hạn chế uống cafe, ăn ít thức ăn cay, giữ cho dạ dày thông thoáng ngăn ngừa táo bón.
Nguồn: QQ
Theo Helino
Bị người yêu chia tay vì hôi miệng, cô gái choáng váng khi bác sĩ lấy ra thứ này bên trong miệng
Ngoại hình rất bắt mắt, quyến rũ xong mỗi khi mở miệng, cô gái trẻ khiến người xung quanh cảm thấy choáng váng với mùi hôi miệng của mình…
Câu chuyện của cô gái trẻ này được bác sĩ Ngô Triệu Khoan chia sẻ trong chương trình “Doctor is hot“. Theo miêu tả của bác sĩ, bệnh nhân nữ này khoảng 20 t.uổi, ngoại hình rất bắt mắt. Bệnh nhân vừa khóc vừa nói với bác sĩ rằng không hiểu sao miệng của mình có mùi rất hôi, đến mức bạn trai cô không thể chịu đựng nổi mà nói lời chia tay.
Theo suy đoán của cô gái trẻ, lý do khiến miệng cô phát ra mùi hôi là do sâu răng hoặc mắc bệnh nha chu, tuy nhiên dù cô gái đã cố gắng làm sạch răng miệng nhưng tình trạng không hề tiến triển và còn trở nên trầm trọng hơn. Miệng cô gái có mùi giống như cá c.hết, đôi khi còn chảy ra dịch lạ màu vàng.
Miệng cô gái có mùi giống như cá c.hết, đôi khi còn chảy ra dịch lạ màu vàng.
Nghe những gì bệnh nhân miêu tả, bác sĩ Ngô đã sắp xếp kiểm tra nội soi cho cô gái và kết quả đã khiến bác sĩ thực sự choáng váng.
Bác sĩ Ngô Triệu Khoan đã tìm thấy một viên sỏi lớn có màu trắng đục trên amidan bên trái của bệnh nhân nữ. Ban đầu, bệnh nhân cho rằng đó thực ra là miếng phô mai mình ăn buổi sáng xong bác sĩ Ngô giải thích rằng đây thực sự là sỏi amidan. Thông thường, sỏi amidan có kích thước khá nhỏ, nhưng viên sỏi này mắc kẹt quá lâu trong khoang miệng nên chúng ngày một to hơn, bốc mùi hôi thối.
Bác sĩ Ngô Triệu Khoan.
Bác sĩ khoa cấp cứu Điền Trí Học sau khi nghe bác sĩ Ngô kể, cũng chia sẻ thêm rằng những trường hợp có sỏi amidan thường xuất hiện dấu hiệu viêm, sưng, sốt cao. Trước đây bác sĩ cũng từng chữa trị cho một bệnh nhân nữ, bệnh nhân kể rằng đêm nào mình cũng mơ một giấc mơ giống nhau đó là bị mắc kẹt trong nhà vệ sinh hôi thối, xong thực tế mùi hôi đó lại phát ra từ chính miệng cô. Bác sĩ thăm khám và phát hiện bệnh nhân này cũng đã có sỏi amidan.
Sỏi amidan của cô gái 20 t.uổi.
Sỏi amidan là gì?
Sỏi amidan có tên tiếng Anh là tonsil stone. Sỏi amidan còn được gọi là bã đậu amidan.
Sỏi amidan hình thành trong thời gian ngắn. Nguyên nhân khiến hình thành sỏi là do cấu trúc và chức năng của amidan. Khi con người ăn uống, một phần nhỏ thức ăn sẽ bị giữ lại trong hốc amidan, kết hợp cùng các tế bào c.hết, muối vô cơ trong hốc amidan và tạo thành sỏi.
Sỏi amidan có đặc điểm: Cứng, màu trắng đục, có chứa khí sulfur gây hôi, thối khi thở, nói chuyện.
Dấu hiệu có sỏi amidan
– Bị hôi miệng.
– Đau họng: Sỏi amidan có thể gây đau và khó chịu ở họng, tại vị trí có sỏi amidan.
– Xuất hiện các chấm trắng trong họng: Các chấm trắng hai bên họng có thể là sỏi amidan.
– Khó nuốt: Tùy thuộc vào vị trí và kích thước của sỏi, nó có thể gây khó khăn hoặc đau đớn cho người bệnh khi nuốt thức ăn.
– Đau tai: Sỏi amidan có thể phát triển ở bất cứ nơi nào trong amidan bởi vì các dây thần kinh kết nối với nhau, sỏi amidan cũng có thể khiến nhiều người gặp phải tình trạng đau ở tai, mặc dù sỏi không có bất cứ tiếp xúc nào với tai.
– Sưng amidan: Sỏi amidan và tình trạng viêm nhiễm có thể khiến amidan bị sưng.
Làm sao để phòng tránh bệnh sỏi amidan?
Bạn hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh sỏi amidan, viêm amidan bằng cách sau:
– Dùng khẩu trang khi đi ngoài đường, hạn chế tiếp xúc với ô nhiễm môi trường.
– Vệ sinh họng, miệng, amidan bằng nước muối sinh lý mỗi ngày.
– Khám sức khỏe định kỳ.
– Ăn uống, tập luyện đều đặn để tăng cường sức đề kháng của bản thân.
Theo Ettoday/Helino