Ai không nên ăn cải bắp?

Bắp cải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng sẽ không tốt đối với một số người, vậy ai không nên ăn bắp cải?

Theo BSCK2 Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y dược TP.HCM, trong Đông y, cải bắp vị ngọt, tính hàn, không độc, có tác dụng hoạt huyết, chỉ huyết, lợi tiểu, thanh phế, thanh nhiệt, trừ đàm thấp, giải độc, sinh tân, chỉ khát, mát dạ dày, bổ tỳ vị.

Ông cũng nhấn mạnh, bắp cải không dùng cho người tạng hàn, nếu muốn dùng phải phối hợp với gừng tươi.

Cải bắp chứa hàm lượng nhỏ Goitrin – chất chống ôxy hóa, thế nhưng chính chất này cũng là một trongg những tác nhân gây bướu cổ. Vì vậy, người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không ăn bắp cải, sẽ làm tuyến giáp hoặc bướu cổ phù to ra.

Những người suy thận nặng, phải chạy thận nhân tạo cũng không nên ăn bắp cải. Người táo bón, tiểu ít thì không ăn bắp cải sống hoặc dưa bắp cải muối mà phải nấu chín.

Bắp cải mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng sẽ không tốt đối với một số người. (Ảnh minh họa)

Chuyên gia cũng thông tin, cải bắp được dùng làm thuốc chữa bệnh từ thời thượng cổ ở châu Âu. Người ta đã gọi nó là “thuốc của người nghèo”.

Về mặt dinh dưỡng, trong 100g cải bắp cung cấp cho cơ thể 50 calo, canxi, photpho, kali, sắt. Lượng vitamin C trong bắp cải chỉ thua cà chua và nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt, gấp 3,6 lần so với khoai tây, hành tây.

Tác dụng chữa bệnh của bắp cải có thể dùng làm thuốc trị giun, đắp ngoài làm thuốc tẩy uế và làm liền sẹo các vết thương, mụn nhọt, các vết thương ác tính, đồng thời là loại thuốc trị sâu bọ tốt (ong, nhện…).

Bắp cải còn được dùng làm thuốc giảm đau trong bệnh thấp khớp, thống phong, đau thần kinh hông (lấy lá cải bắp ủi cho mềm, sau đó đắp lên các phần bị đau); giúp làm sạch đường hô hấp bằng cách dùng đắp (trị viêm họng khàn tiếng), hoặc uống trong (chữa ho, viêm sưng phổi).

Cải bắp cũng là thuốc chống hoại huyết, trị lỵ và là nguồn cung cấp lưu huỳnh cho cơ thể. Nước sắc bắp cải dùng để lọc m.áu. Đặc biệt cải bắp còn là vị thuốc chống kích thích thần kinh và chứng mất ngủ rất tốt. Những người hay lo âu, học sinh sắp đi thi, người bị suy nhược thần kinh, mệt mỏi liên miên nên dùng cải bắp thường xuyên.

Bắp cải rất “độc” với những người này, thèm mấy cũng nên cân nhắc

Một loại rau thường xuyên xuất hiện trong mâm cơm của người Việt chính là bắp cải.

Tuy nhiên, chuyên gia khuyến cáo những người sau nên hạn chế loại rau này.

Bắp cải là loại rau rất quen thuộc và phát triển mạnh vào mùa đông. Thế nhưng, đây lại là loại rau bổ dưỡng, vừa dùng để ăn, chữa bệnh, vừa dùng để làm đẹp…

Thành phần dinh dưỡng và lượng vitamin trong bắp cải nhiều gấp 4,5 lần so với cà rốt và 3,6 lần so với khoai tây. Ngoài ra, vitamin A và P trong cải bắp kết hợp với nhau làm cho thành mạch m.áu bền vững hơn.

Trong cải bắp còn có các chất chống ung thư như sulforaphane, phenethyl isothiocyanate và indol-33 carbinol.

Đặc biệt bắp cải còn có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh ung thư. Cụ thể, theo kết quả của một nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí Cancer Biomarkers & Prevention của Mỹ, bắp cải chứa hàm lượng glucosinolates tương đối cao có đặc tính chống ung thư.

Glucosinolates được cơ thể hấp thụ chuyển thành hợp chất isothiocyanate giúp ngăn ngừa ung thư vú, ung thư tuyến t.iền liệt, ung thư bàng quang và ung thư đại tràng.

Bắp cải giàu chất chống oxy hóa glucosinolate (Ảnh minh họa)

Một số công trình nghiên cứu của viện đại học New York cũng cho thấy ăn bắp cải thường xuyên giúp giảm nguy cơ mắc ung thư đường tiêu hóa.

Tất cả các loại cải đều có tác dụng phòng chống ung thư, nhưng rõ rệt nhất được xác định là bắp cải. Nếu ăn 1 tuần 1 lần bắp cải giảm 70% xác suất bị ung thư ruột. Nếu 2 tuần 1 lần sẽ giảm được 40%.

Tuy có nhiều lợi ích nhưng không phải ai ăn bắp cải cũng tốt nhất là nếu bạn thuộc một trong những trường hợp sau:

Người có hệ tiêu hóa kém không nên ăn bắp cải: Bắp cải giàu chất xơ, có tác dụng nhuận tràng, người bị bệnh tiêu chảy không nên ăn loại rau ngày. Ngoài ra ăn bắp cải sống trong các món salad, dưa muối xổi, … dễ sinh ra nhiều khí gây đầy bụng, đặc biệt đối với người bị đau dạ dày. Vì thế nếu mắc các bệnh về đường tiêu hóa nên thận trọng khi ăn bắp cải và tuyệt đối không nên ăn sống, nếu ăn thì phải nấu chín.

Người bị bệnh tuyến giáp, bướu cổ: Bắp cải giàu chất chống oxy hóa glucosinolate. Tuy nhiên trong một số điều kiện, glucosinolate bị thủy phân chuyển thành isothiocyanate và thiocyanate có thể gây bệnh tuyến giáp.

Bắp cải là loại rau rất quen thuộc và phát triển mạnh vào mùa đông (Ảnh minh họa)

Bên cạnh đó bắp cải cũng chứa một hàm lượng nhỏ goitrin có thể gây bướu cổ. Người bị rối loạn tuyến giáp hoặc bướu cổ không nên ăn bắp cải vì có thể khiến bệnh diễn biến nghiêm trọng hơn.

Nếu muốn nên ăn bắp cải với lượng vừa phải, trước khi ăn nên cắt từng lá, ngâm rửa cẩn thận rồi thái nhỏ, để khoảng 10-15 phút rồi mới chế biến bởi khi đó goitrin sẽ bị p.hân h.ủy hết.

Người bị bệnh thận: Axit oxalic có trong bắp cải có thể kết hợp với các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể (canxi, mangiê, sắt, kali…) tạo thành các muối oxalat, khiến cơ thể thiếu các chất dinh dưỡng cần thiết này. Oxalat calci có thể lắng đọng ở thận, lâu ngày tạo thành sỏi thận. Do đó người có t.iền sử sỏi thận hoặc đang mắc các bệnh về thận nên hạn chế ăn bắp cải.

Để giảm lượng acid oxalic hấp thu, mọi người nên dùng thực phẩm chứa acid oxalic chung với thực phẩm hoặc thuốc có nhiều canxi, magiê, kali… hoặc sử dụng một số kỹ thuật chế biến thực phẩm giúp giảm lượng acid oxalic có sẵn trong bắp cải bằng cách xay, nghiền, cắt nhỏ hoặc nấu kỹ.

Người tạng hàn: Theo Đông y, bắp cải có tính hàn, do vậy những ai yếu người, lạnh tay chân hay gặp các vấn đề liên quan đến phong hàn không nên ăn bắp cải vì sẽ làm bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn ăn bắp cải thì có thể cho thêm một nhánh gừng đ.ập dập và luộc cùng bắp cải sẽ khiến trung hòa bớt tính hàn có trong bắp cải.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *