Ai thường xuyên ăn lựu cần phải tránh ít nhất 3 điều sau đây

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, không phải ai cũng có thể ăn quả lựu, đặc biệt đối với những người mắc các bệnh như bệnh viêm dạ dày hay bệnh đái tháo đường…

Lưu là loại cây được trồng nhiều để để lấy quả ăn, làm cảnh và làm thuốc. Hầu hết các bộ phận của lựu đều có công dụng chữa bệnh. Theo các nghiên cứu Đông y, vỏ quả lựu có vị chua, chát, tính ấm giúp chỉ tả, chỉ huyết, khử trùng. Vỏ thân và vỏ rễ lựu vị đắng chát, tính ấm, giúp sát trùng, tẩy giun sán.

Ảnh minh họa

Còn với những nghiên cứu y học hiện đại, lựu là một trong những loại thực phẩm giàu chất chống oxy hóa nhất. Trong quả lựu có chứa vitamin C và vitamin B, axit hữu cơ, đường, protein, chất béo, canxi, phốt pho, kali và các khoáng chất khác. Trong đó, vitamin C ở quả lựu cao gấp táo 1-2 lần.

Nước lựu chứa nhiều axit amin và nguyên tố vi lượng, giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, chống viêm loét, làm mềm các mạch m.áu, ổn định huyết áp và lượng đường trong m.áu, giảm cholesterol và nhiều tính năng khác.

Hạt lựu chín có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa. Nếu phơi khô hay rang khô rồi pha với nước uống sẽ có tác dụng chữa bệnh tiêu chảy và nhiều công dụng dược lý khác.

Tuy nhiên khi ăn lựu cần đặc biệt lưu ý những điều sau đây:

Cẩn thận với lựu có tẩm hóa chất

Ảnh minh họa

Lựu có nhiều công dụng cho sức khỏe nhưng thực chất quả lựu cũng không an toàn nếu ăn phải lựu Trung Quốc có ngâm tẩm hóa chất.

Trước đó, Cục Bảo vệ Thực vật, Bộ NN&PTNT đã lấy mẫu nho, mận và lựu nhập khẩu từ Trung Quốc kiểm nghiệm và phát hiện chứa carbendazim và tebuconazole với dư lượng vượt mức cho phép từ 1,5 – 5 lần. Đây là những chất diệt nấm sử dụng trong bảo quản trái cây, nếu dùng vượt quá mức cho phép có thể gây vô sinh, mẹ bầu sử dụng một liều cao bất thường có thể gây dị tật bẩm sinh, người thường tiếp xúc nhiều lâu dần nguy hại đến sức khỏe, thậm chí gây ung thư.

Người bị tiểu đường, dạ dày không nên ăn

Ảnh minh họa

Mặc dù cực kỳ tốt cho sức khỏe nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng không phải ai cũng có thể ăn quả lựu như những người dính bệnh viêm dạ dày.

Cũng theo các chuyên gia dinh dưỡng, tuy quả lựu có tác dụng kiểm tra lượng đường trong m.áu, nhưng không phải là loại quả lý tưởng để ăn thường xuyên.

Bên cạnh đó, những người bị sâu răng hoặc gặp các vấn đề về răng miệng, sau khi ăn bạn cần đ.ánh răng ngay lập tức.

Không nuốt hạt nếu chưa nhai kỹ

Nước ép lựu sẽ an toàn hơn ăn nếu như không nhai kỹ hạt. Ảnh minh họa

Hạt lựu chín có giá trị dinh dưỡng cao, có tác dụng chống vi khuẩn, chống oxy hóa và tác dụng tẩy giun hiệu quả. Tuy nhiên thực tế đã có trường hợp t.rẻ e.m nguy kịch vì tắc ruột do ăn nhiều hạt lựu. Vì vậy, t.rẻ e.m được khuyến cáo không nên ăn nếu không biết nhè hạt, còn với người lớn thì cần phải nhai kỹ trước khi nuốt.

Để tận dụng hết được những dưỡng chất có trong quả lựu, bạn có thể cho lựu ép lấy nước để uống thay vì ăn.

Theo giadinh.net

Bệnh đái tháo đường đang ngày càng trẻ hóa

Bệnh đái tháo đường ngày càng trẻ hóa với nhiều ca mắc đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ 9 – 13 t.uổi; thanh niên 20 – dưới 30. Đó là con số thống kê vừa được nêu ra tại một chương trình vừa tổ chức ở Huế.

Theo thông báo mới nhất của Liên đoàn đái tháo đường thế giới (IDF), năm 2017 toàn thế giới có 424,9 triệu người bị bệnh đái tháo đường (ở độ t.uổi từ 20-27), có nghĩa là cứ 11 người, có 1 người bị bệnh đái tháo đường. Tới năm 2045 con số này sẽ là 629 triệu, tăng 48%. Bệnh đái tháo đường ngày càng gia tăng do lối sống ít vận động, ăn uống không hợp lý làm gia tăng béo phì, rối loạn chuyển hóa… Đặc biệt, bệnh ngày càng trẻ hóa với nhiều ca mắc đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ 9 – 13 t.uổi; thanh niên 20 – dưới 30.

Đó là một trong những số liệu thống kế được nêu ra tại “Chương trình đào tạo nâng cao trong điều trị ĐTĐ (iSTEP-D plus) do bệnh viện Trung ương Huế phối hợp với Hội Nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam tổ chức 2 ngày qua (11-12/10) với hơn 60 BS Nội tiết, BS đa khoa đến từ Lâm Đồng, Kon Tum, Gia Lai, Bình Định, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình…

Chương trình tổ chức trong 2 ngày 11-12/10.

Số liệu tại chương trình này cũng cho hay, ở Việt Nam, theo nghiên cứu năm 2012 của bệnh viện Nội tiết Trung ương thì tỷ lệ mắc đái tháo đường trên toàn quốc ở người trưởng thành là 5.42%, tỷ lệ đái tháo đường chưa được chẩn đoán trong cộng đồng là 63,6%. Do trình độ hiểu biết còn hạn chế, người bệnh mắc đái tháo đường ở nước ta thường được phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn và thường đến bệnh viện với những biến chứng nặng nề kéo theo gánh nặng kinh tế gây ra do bệnh đái tháo đường cũng rất lớn.

Chương trình được tổ chức lần này, thời gian lý thuyết tương đương với thực hành. Một số bài lý thuyết hấp dẫn được các chuyên gia đầu ngành truyền đạt: Các lưu đồ điều trị ĐTĐ típ 2: ADA và IDC; Hành trình phát triển của insulin: quá khứ- hiện tại- tương lai; Sử dụng insulin ở BN ĐTĐ típ 2; quản lý ĐTĐ thai kỳ; Quản lý tăng đường huyết nội viện và Theo dõi glucose m.áu liên tục (CGM).

Các bác sĩ còn được tham gia thảo luận, khám bệnh thực tế trên bệnh nhân về các chủ đề: BN ĐTĐ có biến chứng, cách chuyển insulin từ truyền tình mạch sang tiêm dưới da; ĐTĐ người cao t.uổi; điều trị BN ĐTĐ ngoại trú và điều trị insulin tăng cường. Khóa đào tạo được đ.ánh giá cao về công tác tổ chức, chất lượng các bài giảng lý thuyết và đặc biệt là hình thức thảo luận nhóm và chia sẻ các ca lâm sàng trong thực hành hàng ngày sẽ giúp các bác sĩ nắm bắt tốt hơn các kiến thức đã được truyền đạt.

Trong thời gian tới bệnh viện Trung ương Huế tiếp tục phối hợp với Hội Nội tiết- Đái tháo đường Việt Nam, công ty Sanophi tổ chức các chương trình đào tạo về đái tháo đường cho các bệnh viện tuyến dưới trong khu vực Miền Trung – Tây Nguyên.

Bệnh viện Trung ương Huế là nơi cung cấp dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao cho nhân dân các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên và nhiều vùng miền khác, đồng thời là cơ sở đào tạo cán bộ y tế cho mạng lưới y tế khu vực và cả nước. Bên cạnh phát triển chuyên môn, phát triển các kỹ thuật cao, kỹ thuật chuyên sâu mang tầm khu vực và quốc tế; bệnh viện Trung ương Huế còn rất chú trọng đến công tác đào tạo và chỉ đạo tuyến.

Lê Kông

Theo nguoiduatin

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *