Một công nhân xây dựng 46 t.uổi ở Trung Quốc bị co giật sau khi ăn nồi lẩu, khi chụp MRI thấy có sán dây trong não – bác sĩ nghi ngờ do ăn thịt chưa nấu chín.
Anh Zhu ở thị trấn Lu Châu, phía Đông tỉnh Chiết Giang, mua thịt heo và thịt cừu để nấu lẩu cay. Vài ngày sau, anh bắt đầu xuất cảm thấy chóng mặt và đau đầu. Khi đang ngủ anh thường có những biểu hiện giống như động kinh.
Ngay sau khi được các đồng nghiệp phát hiện, họ nhanh chóng đưa anh đến một bệnh viện gần đó. Tại đây, kết quả chụp CT não cho thấy anh bị “vôi hóa liên sọ” và tổn thương hộp sọ. Tuy nhiên, anh Zhu đã từ chối tiếp tục làm xét nghiệm và về nhà vì không muốn tốn t.iền.
Tuy nhiên, sau đó các triệu chứng trên không hề thuyên giảm mà Zhu còn tiếp tục bị co giật. Cuối cùng, anh đến Bệnh viện ĐH Chiết Giang để chụp MRI và kết quả là anh bị sán dây lên não.
Khi tìm hiểu biết được gần đây anh Zhu có ăn lẩu, bác sĩ tại bệnh viện nghi ngờ có thể thịt lợn và thịt cừu bị nhiễm ấu trùng sán dây, sau đó xâm nhập vào đường tiêu hóa của Zhu vì thịt không được nấu chín đúng cách.
Sán dây xâm nhập não người đàn ông khi anh ta ăn thịt không được nấu chín. Ảnh: Bệnh viện ĐH Chiết Giang
“Tôi chỉ đun sôi thịt một chút thôi. Đáy nồi đọng lại nước dùng cay có màu đỏ nên tôi không thể kiểm tra được thịt chín kỹ chưa”- anh Zhu cho biết
Hiện anh Zhu đã hồi phục sau khi các bác sĩ đã loại bỏ được sán dây và giảm áp lực lên não của anh.
Neurocysticercosis là một chứng bệnh nhiễm ký sinh trùng diễn ra khi ai đó vô tình nuốt phải trứng sán dây nằm trong những con vật bị nhiễm sán đường ruột. Ấu trùng bò ra khỏi trứng, sau đó xâm nhập vào các mô cơ và não. Tại đây, chúng hình thành các nang, giống như “hiện tượng vôi hóa” xuất hiện trong phim chụp CT của anh Zhu.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, n.hiễm t.rùng Cysticercosis xảy ra trên toàn thế giới và nó thường xuất hiện ở các vùng nông thôn kém vệ sinh.
Mặc dù vậy hồi tháng 6-2019, một phụ nữ ở TP New York – Mỹ gặp phải ảo giác và mất phương hướng mà các bác sĩ tin là do bị u não, cho đến khi họ phát hiện ra một con sán dây trong não cô.
Gia Minh
Theo CNN/nguoilaodong
Ý tưởng công nghệ độc đáo: Dùng robot loại bỏ chứng phình mạch não
Một nhóm bác sĩ Canada mới đây đã dùng robot để thực hiện ca phẫu thuật não loại bỏ chứng phình mạch não. Đây cũng là lần đầu tiên robot được ứng dụng để thực hiện loại phẫu thuật này trên thế giới.
Theo các bác sĩ, việc sử dụng công nghệ robot sẽ giúp cải thiện chất lượng điều trị cho bệnh nhân bị phình mạch não (sự phình to của một phần thành mạch m.áu não tại nơi thành mạch m.áu bị yếu) và đột quỵ.
Trước đó, vào tháng 8/2019, nhóm bác sĩ nói trên đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ 64 t.uổi bị chứng chóng mặt bất thường và chụp MRI tại bệnh viện. Qua kết quả chụp, các bác sĩ đã xác định bà bị phình động mạch gây chứng chóng mặt, có nguy cơ bị vỡ. Sau 2,5 giờ phẫu thuật, các bác sĩ phẫu thuật của Bệnh viện West Toronto sử dụng một máy vi điều khiển với điều hướng tích hợp (cấu tạo như một robot) được đưa vào cơ thể thông qua một vết mổ nhỏ ở háng để tới não. Toàn bộ quá trình di chuyển của thiết bị diễn ra dưới sự kiểm soát x-quang nghiêm ngặt.
Các bác sĩ đã dùng hệ thống robot nói trên để cài đặt stent (một ống kim loại hoặc nhựa được đưa vào trong lòng của một ống giải phẫu hoặc ống dẫn để giữ cho lối đi mở) sửa chữa động mạch, cũng như cấy các cuộn dây cắt đứt nguồn cung cấp m.áu cho vị trí phình mạch.
Quá trình robot tiến hành phẫu thuật được điều khiển thông qua một hệ thống theo dõi hiện đại.
Bệnh nhân được xuất viện sau ngày phẫu thuật và hệ thống này cũng được cho là phù hợp để điều trị đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ khi lưu lượng m.áu đến não bị ngăn chặn.
Bác sĩ Vitor Pereira – người điều khiển robot từ bàn điều khiển trong phòng phẫu thuật chia sẻ rằng cánh tay robot hoạt động như một phần nối dài cánh tay của ông, nhưng với độ chính xác cao hơn bên trong bệnh nhân.
Với thành công nói trên, các bác sĩ Canada hy vọng các ca phẫu thuật với sự hỗ trợ của robot có thể được thực hiện từ xa cho các bệnh nhân ở khu vực nông thôn hoặc khu vực không có chuyên môn. Trường hợp các hệ thống robot được đặt trong bệnh viện, chúng có thể được vận hành với một kỹ thuật viên được đào tạo tại chỗ và một bác sĩ phẫu thuật thần kinh ở bất cứ đâu trên thế giới.
Bảo Lâm
Theo CTV News/vietQ