Chế độ ăn hợp lý, khoa học là nhân tố quan trọng để phòng và chống tăng huyết áp hiệu quả.
Tại Việt Nam, theo số liệu công bố của Bộ Y tế hiện khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, tức là cứ 5 người trưởng thành thì 1 người mắc.
Tăng huyết áp là nguyên nhân chủ yếu gây tai biến mạch m.áu não, nhồi m.áu cơ tim, suy tim, suy thận làm cho hàng trăm nghìn người bị liệt, tàn phế hoặc mất sức lao động mỗi năm. Các bệnh tim mạch này đang là nguyên nhân t.ử v.ong số một tại Việt Nam, chiếm tới 31% tổng số ca t.ử v.ong toàn quốc. Số liệu cũng cho thấy trên thế giới đa số những người t.ử v.ong do bệnh dịch COVID-19 đều có bệnh nền như tăng huyết áp, bệnh tim mạch hoặc các bệnh mãn tính khác.
Nhiều nguyên nhân ảnh hưởng tới bệnh tăng huyết áp như các yếu tố tâm lý xã hội; chế độ ăn (ăn mặn, uống rượu bia hay dùng các chất kích thích như nước chè, cà phê, t.huốc l.á…). Bởi vậy, một chế độ ăn hợp lý, khoa học là một nhân tố quan trọng để phòng và chống tăng huyết áp hiệu quả. Khuyến khích áp dụng chế độ dinh dưỡng giúp kiểm soát tăng huyết áp (DASH diet) là chế độ ăn khuyến khích nhiều rau xanh, quả chín, các chế phẩm bơ sữa ít béo.
Chế độ ăn ít muối
Nhu cầu muối ăn trung bình của một người khoảng 15g/ngày, trong đó tới 10g sẵn có trong thực phẩm tự nhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm 5g muối, tức là một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ. Lượng muối trung bình mỗi người tiêu thụ từ 18 – 22g mỗi ngày, trong khi lượng khuyến cáo không quá 5g.
Như vậy, lượng muối ăn nhiều gấp 3 – 4 lần so với khuyến cáo. Để làm giảm yếu tố nguy cơ gây bệnh tăng huyết áp ngoài việc giảm lượng muối trong khi nấu nướng, thì cũng cần hạn chế dùng thêm muối hoặc nước chấm ở bàn ăn, tránh dùng thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn.
Lưu ý: Cách đọc hàm lượng muối trên sản phẩm, muối ăn có tên hóa học là sodium chloride, các sản phẩm ghi muối thấp (low sodium), hoặc không muối (free sodium) hoặc các sản phẩm có hàm lượng muối
Ăn nhiều trái cây, rau xanh
Nên ăn nhiều cá, hải sản giảm các loại thịt đỏ như thịt lợn, thịt bò; ăn giảm mỡ động vật và lòng đỏ trứng vì chúng có hàm lượng mỡ bão hòa cao, là nguồn gốc phát sinh ra các chứng xơ vữa.
Hàng ngày nên ăn khoảng 55 – 85g các chế phẩm từ sữa như phomat, sữa chua… Nên ăn chất béo có nguồn gốc thực vật, các loại dầu thực vật, dầu cá và một số hạt có chất béo như hạt mè, hạt hướng dương, hạt hạnh nhân. Acid béo omega-3 trong cá và các loại hạt này có tác dụng làm hạ cholesterol xấu, tăng lượng cholesterol tốt và giảm nguy cơ m.áu đông.
Khuyến khích người bệnh ăn nhóm thực phẩm giàu chất xơ: gạo lứt, ăn nhiều rau xanh, quả chín. Người bệnh nên ăn quả chín dạng miếng/múi, không ép/xay hay vắt lấy nước để tăng cường chất xơ.
Ngoài chất xơ và những vi chất khác, ăn nhiều rau quả còn giúp bảo đảm chế độ ăn có nhiều kali và ít natri là yếu tố vô cùng quan trọng giúp ổn định huyết áp. Nhiều loại củ quả như: khoai tây, bơ, dưa hấu, đậu nành có lượng kali rất cao.
Bỏ các thói quen xấu
Bỏ t.huốc l.á, tránh xa khói thuốc giúp cải thiện huyết áp, giảm đột quỵ. Hạn chế lượng rượu uống. Lượng rượu có thể uống theo khuyến cáo mỗi ngày: 720ml bia, 300ml rượu vang, 60ml rượu mạnh, lượng rượu này giảm phân nửa ở phụ nữ và người nhẹ cân.
Hơn 47% người Việt bị tăng huyết áp
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinhh dưỡng Quốc gia cho biết, tình trạng bệnh tim mạch và huyết áp của người Việt Nam đang ở mức đáng báo động.
Theo Hội Tim mạch học Việt Nam, năm 2015, nghiên cứu thống kê trên 5.454 người trưởng thành (từ 25 t.uổi trở lên) trong quần thể 44 triệu người tại 8 tỉnh thành trên toàn quốc về bệnh tăng huyết áp, kết quả cho thấy có 47,3% người bị tăng huyết áp, đặc biệt, trong số đó có 39,1% không được phát hiện bị tăng huyết áp, 69% bị tăng huyết áp chưa kiểm soát được.
Có thể thấy tình trạng bệnh tim mạch và huyết áp của người Việt Nam đang ở mức đáng báo động. PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, ngoài những nguyên nhân về bệnh lý, yếu tố di truyền, thì ăn mặn (tức là ăn nhiều muối ăn NaCl) có mối liên quan trực tiếp đến bệnh tăng huyết áp, có thể dẫn đến các biến chứng tim mạch, gây t.ử v.ong hàng đầu trong các bệnh mãn tính ở Việt Nam, làm giảm chất lượng sống và giảm t.uổi thọ. Ăn mặn có thể xem là một thói quen bất lợi cho sức khỏe người Việt.
Theo PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, một người có thể ăn mặn nhưng không ý thức được điều đó do đã quen với khẩu vị mặn. Với thực trạng có đến hơn 39% người bị tăng huyết áp không được phát hiện, chuyên gia dinh dưỡng cho rằng mỗi người cần xem lại khẩu vị của bản thân.
Chuyện ăn mặn hại sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe tim mạch đúng là chuyện biết rồi nhưng vẫn phải nhắc đi nhắc lại vì hệ quả đến muộn nên nhiều người vẫn chủ quan. Có thể bạn đang ăn mặn và đã, đang có nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp mà không biết.
Đa số người Việt đang ăn mặn quá khuyến nghị
PGS. TS Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia chia sẻ có rất nhiều các trường hợp bệnh nhân thăm khám trong độ t.uổi trung niên 35-45, được chuẩn đoán nguy cơ cao mắc bệnh huyết áp.
Tuy nhiên, các bệnh nhân này không hề có t.iền sử bệnh lý, yếu tố bệnh lý di truyền, và có lối sống cân bằng như ăn nhiều rau xanh, luyện tập thể dục… Vậy nguyên nhân có thể bắt nguồn từ việc hằng ngày bệnh nhân ăn mặn nhưng không nhận biết được, và chế độ ăn này đã xảy ra trong thời gian dài.
Số liệu thực tế cũng nêu rõ thực trạng này, trong khi Tổ chức Y tế Thế Giới khuyến nghị chỉ nên ăn ít hơn 5g muối mỗi ngày để giảm thiểu nguy cơ về bệnh tim mạch, thì điều tra của Bộ Y tế năm 2015, người Việt đang ăn mặn gấp đôi con số này với khoảng 9,4g trung bình đầu người.
Do đó, việc ăn giảm mặn cần được thực hiện một cách nghiêm túc, trở thành một phần trong lối sống bảo vệ sức khỏe của mọi lứa t.uổi, càng sớm càng tốt.
Ăn mặn được chứng minh có mối liên quan với bệnh tăng huyết áp.
Ăn uống giảm mặn giúp bảo vệ tim mạch
Theo PGS.TS Nguyễn Thị Lâm, ăn uống giảm mặn có vai trò đặc biệt trong việc kiểm soát huyết áp. Kết hợp ăn giảm mặn với chế độ giàu Kali (nhiều rau củ, rau xanh, quả chín), giàu magie, đủ canxi có tác dụng hạ huyết áp tương đương với thuốc hạ huyết áp thể nhẹ (có thể giảm14mmHg huyết áp tối đa, và 7,4mmHg huyết áp tối thiểu).
Ngoài ra, ăn giảm mặn còn mang lại các lợi ích như: Giảm phù ở bệnh nhân suy thận hoặc các bệnh lý thận; Giảm nguy cơ vữa xơ động mạch dẫn đến biến chứng đột quỵ ở bệnh nhân suy tim; Giảm nguy cơ ung thư dạ dày; Ngăn ngừa việc mất canxi, ảnh hưởng tới chất lượng xương.
Theo chuyên gia, ăn uống giảm mặn có ý nghĩa đặc biệt trong việc kiểm soát huyết áp.
Tuy nhiên, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm lưu ý, giảm số gram muối ở đây không chỉ là số gram muối dùng trực tiếp hàng ngày. Chúng ta nên biết rằng muối có mặt ở nhiều nguồn như bột nêm, bột canh, các loại nước chấm, mắm tôm, dưa cà muối.
Muối cũng có sẵn nhiều trong các thực phẩm chế biến sẵn như giò, chả, thịt nướng, pate, bánh mỳ, bánh quy, các gói gia vị trong phở-cháo-mỳ. Do đó cần nhớ rõ kim chỉ nam cho việc Giảm mặn là “cần phải giảm mặn trong mọi gia vị và đồ ăn”.
Bạn có thể bắt đầu lối sống giảm mặn bằng việc ưu tiên sử dụng gia vị, thực phẩm có công thức giảm mặn – các sản phẩm này có thể nhận biết bởi logo hoặc thông tin giảm mặn thể hiện trên bao bì. Ví như chuyện chọn nước mắm, nên lựa chọn nước mắm có công thức giảm mặn giúp bạn bảo vệ sức khỏe và vẫn giữ bữa cơm ngon đúng điệu món Việt.