Cà rốt là loại rau củ rất tốt cho sức khỏe, vậy ăn cà rốt luộc có tác dụng gì với sức khỏe?
Cà rốt là loại rau củ phổ biến của người Việt Nam. Cà rốt không chỉ ăn ngon mà còn tốt cho sức khỏe. Vậy, ăn cà rốt luộc có tác dụng gì?
Ăn cà rốt luộc có tác dụng gì với sức khỏe?
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân chỉ ra những tác dụng của việc ăn cà rốt luộc như sau:
Hỗ trợ thị lực
Vitamin A đóng vai trò rất quan trọng trong việc hỗ trợ thị lực. Trong khi đó, loại quả này chứa nhiều thành phần Beta Carotene, đây là hợp chất t.iền vitamin A do chúng có thể chuyển hóa thành vitamin A nhanh chóng.
Ngay khi được tiếp nhận vào cơ thể, hợp chất này sẽ kích thích các dây thần kinh mắt hoạt động khỏe hơn, giảm các nguy cơ mắc các bệnh liên quan tới mắt như đục thủy tinh thể, mờ mắt.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
8% kali và chất xơ trong cà rốt sẽ hỗ trợ rất nhiều trong sự hoạt động hàng ngày của trái tim. Dưỡng chất này không chỉ giúp các mạch m.áu được thư giãn mà còn giúp huyết áp luôn trong tình trạng ổn định, hạn chế được các bệnh liên quan tới tim mạch như: nhồi m.áu cơ tim, co thắt cơ tim.
Cùng với thành phần chất xơ sẽ giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, hỗ trợ làm giảm các Cholesterol xấu gây hại cho sức khỏe con người.
Đẹp da
Cà rốt là loại rau củ chứa nhiều thành phần chống Oxy hóa, đặc biệt tốt cho làn da của chị em phụ nữ. Đây là thực phẩm hữu hiệu giúp làm đẹp da, ngăn chặn sự hình thành của các nếp nhăn, vết sạm và giúp da luôn căng bóng sáng ngời.
Ngoài việc ăn trực tiếp qua các món được chế biến thì chị em có thể ép uống sinh tố cũng rất tốt. Nếu ép riêng khó uống thì chị em có thể mix cà rốt với táo, dứa cũng được loại thức uống vừa ngon miệng, vừa rất tốt cho sức khỏe làn da.
Cà rốt rất tốt cho sức khỏe
Hỗ trợ miễn dịch
Cơ thể khi tiếp nhận lượng vitamin C dồi dào có trong cà rốt sẽ tăng cường hình thành các kháng thể khỏe mạnh, hỗ trợ và bảo vệ bức tường miễn dịch. Bên cạnh đó, dưỡng chất này còn giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ sắt và chuyển hóa các chất, giữ cơ thể luôn trong trạng thái khỏe mạnh.
Giảm xác suất đột quỵ
Cà rốt chứa canxi pectate, loại chất xơ thực vật hòa tan trong nước có thể giúp giảm cholesterol trong cơ thể, giảm nguy cơ đột quỵ.
Giúp ngăn ngừa nhiều loại ung thư
Khi cà rốt nấu chín, các chất trong nó sẽ phát huy tối đa khả năng như bổ sung lượng beta-caroten thích hợp khiến tế bào ung thư gan giảm đi; -caroten đi vào đường tiêu hóa của con người có thể nâng cao khả năng chống lại ung thư ruột kết của ruột.
Ngoài ra, nó còn giúp giảm nguy cơ mắc ung thư buồng trứng thấp hơn đáng kể.
Những điều cần lưu ý khi ăn cà rốt
Cà rốt rất tốt cho sức khỏe nhưng khi ăn nhất định phải nhớ những điều dưới đây:
– Không nên hầm cà rốt kèm các món ăn khác bởi trong cà rốt có rất nhiều nitrat. Nấu cà rốt quá lâu và quá kỹ chất này sẽ đẩy nhanh quá trình biến thành nitri – hoạt chất gây độc.
– Chất nitri này khi vào cơ thể nếu ít thì gây hại cho sức khỏe, nếu nhiều có thể dẫn đến t.ử v.ong đặc biệt nguy hiểm đối với t.rẻ e.m dưới 6 tháng t.uổi.
– Mỗi lần ăn, các bà nội trợ chỉ nên nấu lượng cà rốt vừa đủ ăn trong một lần, người lớn không nên dùng quá 300g và t.rẻ e.m không dùng quá 150g loại củ này một tuần.
Xét nghiệm cần làm mỗi năm nếu bạn muốn sống thọ 100 t.uổi
Mọi người cần thực hiện xét nghiệm m.áu hằng năm để phát hiện sớm các căn bệnh có khả năng đe dọa đến tính mạng, kịp thời chữa trị, giúp sống thọ hơn.
Khi nói đến những thói quen kéo dài t.uổi thọ, có lẽ bạn đã biết những điều cơ bản như áp dụng chế độ ăn giàu chất dinh dưỡng, vận động thường xuyên, giảm hút thuốc, bớt uống rượu.
Ngoài ra, có một thói quen giúp bạn sống thọ hay bị bỏ qua là gặp bác sĩ thường xuyên. Nhiều người chỉ đi khám khi bị ốm. Nhưng nếu bạn muốn sống lâu và khỏe mạnh, việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên rất quan trọng. Trong đó, có một bài bài kiểm tra đặc biệt quan trọng bạn cần thực hiện.
Tiến sĩ Robert J. Pearlstein, chuyên gia lão khoa người Mỹ, gặp bệnh nhân ba tháng một lần, ngay cả những người có sức khỏe hoàn hảo. Ông khuyến nghị những người từ 80 t.uổi trở lên nên đi khám bác sĩ thường xuyên, đặc biệt với trường hợp có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào. Đối với nhóm từ 65 đến 80 t.uổi và có sức khỏe tốt, chỉ cần gặp bác sĩ mỗi năm một lần là đủ.
Bạn cần làm xét nghiệm m.áu mỗi năm một lần. Ảnh minh họa: Scripps
Theo Parade, đi khám bác sĩ thường xuyên sẽ giúp phát hiện các căn bệnh có khả năng đe dọa tính mạng ở giai đoạn sớm nhất. Tiến sĩ Pearlstein giải thích: “Ví dụ, ung thư vú và ung thư ruột kết có thể chữa được ở giai đoạn đầu nhưng không thể chữa được ở giai đoạn cuối”. Chia sẻ với bác sĩ về các bất ổn sức khỏe (thay đổi cân nặng, nhu động ruột, giấc ngủ) sẽ đưa ra những manh mối quan trọng để đ.ánh giá sức khỏe tổng thể của bạn. Bạn cũng cần kiểm tra huyết áp và mức cholesterol trong khám sức khỏe định kỳ.
Tiến sĩ Pearlstein khuyên, có một loại xét nghiệm bạn nên thực hiện hằng năm. “Khi hơn 40 t.uổi, bạn phải thực hiện xét nghiệm m.áu hằng năm để kiểm tra mức vitamin, chức năng thận, gan và nồng độ PSA (với nam giới, để tầm soát ung thư tuyến t.iền liệt)”, Tiến sĩ Pearlstein nói.
Ngoài việc hỏi về các thay đổi thể chất và xét nghiệm m.áu, Tiến sĩ Pearlstein cũng thường hỏi mọi người về sức khỏe tâm thần. Ông nói: “Những người hạnh phúc sống lâu hơn ai hay chán nản”.
Tiến sĩ Pearlstein giải thích người lớn t.uổi rất dễ bị cô lập vì khi đó họ đã nghỉ việc, không sống gần con cái. Sự cô đơn liên quan đến tăng nguy cơ trầm cảm nên ông luôn hỏi bệnh nhân về các mối quan hệ của họ: Trong nhà có người chuẩn bị các bữa ăn không? Họ có thường xuyên gặp gỡ những người mang lại cho họ niềm vui và khiến cuộc sống của họ có mục đích không?
Tất nhiên, chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt cũng rất quan trọng khi nói đến t.uổi thọ. Dùng thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và vận động cơ thể thường xuyên đều rất tốt cho sức khỏe. Nghiên cứu khoa học cho thấy chỉ cần 15 phút tập thể dục nhẹ hoặc vừa phải mỗi ngày cũng có thể kéo dài thời gian sống.