Ăn cháo gà, người đàn ông suýt c.hết vì hóc xương

Anh T. bị hóc xương gà khi ăn cháo nhưng không hề hay biết, chỉ đến khi nôn nhiều mới vào bệnh viện cấp cứu.

BS Trần Đức Anh, khoa Thăm dò chức năng, BV đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết, bệnh nhân Hà Mạnh T. ở Thanh Sơn, Phú Thọ được chuyển đến bệnh viện do hóc xương ở giai đoạn muộn.

Gia đình cho biết, trong lúc ăn cháo gà, anh T. không may hóc phải xương nhưng không biết. Sau đó một thời gian, anh thấy đau ngay dưới cổ kèm nôn nhiều. Lúc ấy gia đình mới vội đưa anh đến bệnh viện tỉnh cấp cứu.

Khi thăm khám, bác sĩ phát hiện dị vật là xương gà mắc ngang thực quản.

Mảnh xương gà cắm ngang thực quản gây áp xe 2 bên thực quản

Bệnh nhân được gây mê trước khi nội soi gắp dị vật. Các bác sĩ đã gắp ra khỏi thực quản người bệnh mảnh xương gà dài 3 cm, găm 2 đầu thực quản và đã có dấu hiệu rỉ mủ tại chân dị vật.

Bệnh nhân được chuyển xuống khoa Ngoại Tổng hợp để điều trị và theo dõi sức khỏe. Sau 3 ngày, sức khoẻ bệnh nhân ổn định, được xuất viện.

BS Đức Anh cho biết, mắc xương ở thực quản nguy hiểm hơn các vị trí khác, may mắn bệnh nhân dù đã bị áp xe nhưng đến viện kịp thời. Nếu để muộn thêm, từ vết n.hiễm t.rùng có thể gây nguy cơ nhiễm khuẩn trung thất hay nặng hơn nữa là nhiễm khuẩn huyết, nguy hiểm tính mạng.

Ngoài ra, các dị vật dài, cứng, sắc, nhọn khi bị mắc thực quản dễ đ.âm sâu gây tổn thương các cơ quan cạnh thực quản, dễ gây biến chứng nguy hiểm như chọc vào tim, phổi, mạch m.áu, trung thất… gây xuất huyết ồ ạt hoặc viêm phổi, trung thất, dẫn tới t.ử v.ong.

BS Đức Anh khuyến cáo, để phòng ngừa dị vật thực quản, người dân không nên ăn uống vội vàng, không nói chuyện, cười đùa trong khi ăn, đặc biệt là t.rẻ e.m và người già.

Nếu không may mắc dị vật, người bệnh cần nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và xử lý kịp thời tránh những biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Mẹo đơn giản xử trí khi bé ngạt mũi, sổ mũi hoặc khó thở

Ngạt mũi, sổ mũi hay khó thở là những biểu hiện thường gặp nhất ở những trẻ có vấn đề về đường hô hấp. Mặc dù đây không phải tình trạng hiếm gặp nhưng cha mẹ thường bỏ qua hoặc chăm sóc sai cách.

Trẻ bị nghẹt mũi, khó thở khi ngủ có nhiều nguyên nhân. Vì sức đề kháng của t.rẻ e.m còn non yếu nên cơ thể bé có nhiều nguy cơ bị các loại vi khuẩn tấn công gây cảm lạnh, sổ mũi hoặc nghẹt mũi. Nếu thường xuyên dùng điều hòa để nhiệt độ lạnh hơn mức chịu đựng của trẻ hoặc trong những ngày thời tiết chuyển sang đông sẽ làm cho bé rất dễ bị cảm lạnh. Khi bị cảm lạnh, đường thở bị tắc nghẽn dẫn đến việc trẻ bị nghẹt mũi, khó thở. Một nguyên nhân khác cũng gây ngạt mũi ở trẻ là bé bị dị ứng với một số tác nhân bên ngoài như: khói, bụi nhà, lông thú vật…

Kê gối cao và day cánh mũi khi bé ngủ

Khi bé bị ngạt mũi hãy lấy một chiếc gối hoặc khăn đủ dày để kê đầu bé trong lúc bé ngủ. Điều này giúp bé có tư thế ngủ thoải mái hơn, nhờ đó mà bé dễ thở hơn. Đồng thời, dùng 2 mu bàn tay day nhẹ nhàng cánh mũi giúp bé không còn cảm giác khó chịu. Dùng ngón tay nhẹ nhàng vuốt dọc 2 bên sống mũi của trẻ. Cuối cùng là dùng xịt vệ sinh tai mũi họng chứa bào tử lợi khuẩn.

Làm sạch và thông mũi

Làm sạch là công đoạn rất quan trọng để loại bỏ bụi bẩn trong mũi trẻ. Sử dụng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi cho bé, sau đó dùng dụng cụ hút mũi để lấy dịch ra. Đây là phương pháp rất đơn giản và an toàn lại hiệu quả khi trẻ có triệu chứng ngạt mũi, sổ mũi.

Bổ sung chất dinh dưỡng

Khi thiếu chất như kali, kẽm, sắt hoặc các nhóm vitamin, cơ thể sẽ bị suy giảm sức đề kháng dẫn đến trẻ dễ mắc các bệnh về đường hô hấp, đường ruột…Do đó, cha mẹ cần bổ sung cho bé đủ chất dinh dưỡng để làm tăng thể trạng, sức đề kháng của trẻ. Các món cháo gà như cháo gà thịt băm, cháo gà tía tô… cũng là bài thuốc tốt cho bé khi bị cảm, cúm, ho, nghẹt mũi khó thở…

Làm ẩm không khí

Không khí ẩm thấp hay quá khô cũng gây ra các triệu chứng của bệnh đường hô hấp như khó thở, ngạt mũi. Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ phòng về 27 độ hoặc đặt thêm máy tạo ẩm không khí. Hoặc có thể đặt một chậu nước trong phòng để giúp không khí ẩm hơn, bé đỡ bị khô mũi, rát họng. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần cho bé uống đủ nước để cơ thể không mất nước. Uống nước còn giúp miệng luôn ẩm, tránh bị khô. Ngoài ra, mẹ cũng có thể bôi một ít dầu tràm hoặc tinh dầu bạc hà vào lòng bàn chân, trán, lòng bàn tay của bé để giảm khó chịu và giúp làm giãn các mạch m.áu, m.áu lưu thông tốt hơn, bé dễ thở hơn.

Nước ấm và ăn súp gà

Việc uống nước ấm sẽ giúp làm giảm chất nhầy trong mũi. Các nghiên cứu còn cho thấy, súp gà làm giảm các triệu chứng cảm lạnh như đau nhức, mệt mỏi, nghẹt mũi và sốt. Ngoài ra, nước thịt luộc cũng có tác dụng tương tự cho trẻ tập ăn dặm. Bạn cũng nên bổ sung những món sau vào thực đơn của bé, chẳng hạn như nước ép táo, canh, súp hoặc trà hoa cúc và giữ ấm những loại thức uống này. Lưu ý rằng, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi thử các loại thảo mộc, vì không phải tất cả các sản phẩm tự nhiên đều an toàn.

Sau bao lâu thì trẻ khỏi nghẹt mũi?

Nếu trẻ bị nghẹt mũi do nhiễm khuẩn hoặc dị ứng thì bệnh sẽ khỏi sau từ sau 2-3 ngày. Trong trường hợp bé nghẹt mũi do trào ngược axit, viêm xoang hoặc nhiễm khuẩn thứ cấp làm cho dịch mũi biến đổi màu sắc thì có thể kéo dài đến 2 tuần mới khỏi. Cha mẹ cần đưa trẻ tới bác sĩ để thăm khám và điều trị khi bé có các dấu hiệu sau: Trẻ bị nghẹt mũi kéo dài 2 tuần chưa khỏi; Gắng sức để thở khi ngủ, da tím tái; Bé khó thở, hơi thở không đều hoặc lồng ngực bị thắt lại khi thở.

Cần tránh khi trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi

Việc dùng xi lanh rửa mũi trẻ nếu không được làm cẩn thận có thể làm trẻ sặc, nước tràn vào màng phổi. Ngoài ra, rửa mũi nhiều sẽ làm mất đi chất nhầy tự nhiên trong khoang mũi, khiến mũi dễ bị khô, viêm. Nếu dùng nước muối sinh lý quá thường xuyên để rửa mũi cho trẻ cũng gây ảnh hưởng đến chức năng thở, khứu giác và tâm lý của bé.

Cha mẹ không nên tự ý dùng máy xông mũi cho trẻ từ 1-2 tháng t.uổi hay dùng miệng hút mũi bởi việc này có thể lây lan mầm bệnh sang cho trẻ. Nhiều người thường dùng nước ép tỏi nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh bởi tỏi chứa chất allicin có tác dụng diệt vi trùng, vi nấm, phòng ngừa và điều trị cúm. Tuy nhiên nếu nhỏ nước ép tỏi vào mũi trẻ sơ sinh có thể gây bỏng niêm mạc mũi, phù nề. Khi sử dụng các loại thuốc nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh phải tuân theo chỉ định của bác sĩ.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *