Nhiều người có thói quen ăn cơm nguội để qua đêm vì tiện lợi và tiết kiệm. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là liệu ăn cơm nguội để qua đêm có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Hãy cùng tìm hiểu những ý kiến của các chuyên gia dinh dưỡng về vấn đề này.
Ăn cơm nguội để qua đêm không phải lúc nào cũng gây hại cho sức khỏe nếu được bảo quản và hâm nóng đúng cách.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, cơm nguội nếu được bảo quản đúng cách trong tủ lạnh và hâm nóng lại trước khi ăn vẫn có thể an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, việc bảo quản cơm nguội không đúng cách có thể dẫn đến tình trạng cơm bị hỏng, gây ra các vấn đề tiêu hóa và ngộ độc thực phẩm.
Để an toàn khi ăn cơm nguội, điều quan trọng là phải bảo quản cơm đúng cách. Dưới đây là một số gợi ý từ các chuyên gia:
Bảo quản trong tủ lạnh: ngay sau khi ăn xong, cơm nguội nên được cất vào ngăn mát tủ lạnh. Việc này giúp ức chế sự hoạt động của vi khuẩn và nấm mốc. Cơm nguội nên được bảo quản trong tủ lạnh không quá 24 giờ.
Hâm nóng lại trước khi ăn: khi muốn ăn cơm nguội, hãy hâm nóng cơm thật kỹ để t.iêu d.iệt các vi khuẩn có hại có thể tồn tại.
Không hâm nóng nhiều lần: việc hâm nóng cơm nhiều lần sẽ làm giảm chất dinh dưỡng trong cơm và tăng nguy cơ cơm bị hỏng. Chỉ nên hâm nóng cơm một lần duy nhất trước khi ăn.
Nếu cơm có dấu hiệu hỏng như mùi thiu hoặc màu sắc thay đổi, hãy bỏ ngay lập tức để tránh nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và giữ được giá trị dinh dưỡng của cơm, tốt nhất bạn nên nấu lượng cơm vừa đủ cho mỗi bữa ăn và hạn chế việc để lại cơm nguội. Hãy luôn chú ý đến việc bảo quản và chế biến thực phẩm một cách an toàn để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.
Lợi ích sức khỏe bất ngờ của ăn cơm và gạo lứt
Để dễ chìm vào giấc ngủ, các chuyên gia thường khuyến nghị mọi người nên thực hiện các hoạt động thư giãn như thiền hay nhâm nhi trà hoa cúc gần giờ đi ngủ.
Thế nhưng, một số nghiên cứu cho thấy ăn cơm hay gạo lứt trong các bữa ăn hằng ngày cũng góp phần giúp dễ ngủ.
Một nghiên cứu công bố trên chuyên san PLOS ONE cho thấy cơm thật sự có thể giúp chúng ta ăn ngủ ngon hơn.
Nghiên cứu phân tích thói quen ăn uống và chất lượng giấc ngủ của hơn 1.800 người đàn ông và phụ nữ Nhật Bản trong độ t.uổi từ 20 đến 60. Họ phát hiện rằng những người ăn cơm có giấc ngủ chất lượng hơn so với những người ăn mì hay bánh mì, theo chuyên trang về sức khỏe Healthline (Mỹ).
Các dưỡng chất trong gạo lứt và gạo trắng giúp hệ thần kinh thư giãn, nhờ đó dễ ngủ hơn. Ảnh PEXELS
Điều thú vị là một nghiên cứu khác cũng ở Nhật Bản được công bố trên chuyên san Nutrients cũng có kết quả tương tự. Để giải thích cho hiện tượng này, các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng gạo trắng có chỉ số đường huyết (GI) cao. Cụ thể, chỉ số đường huyết của gạo trắng là 72.
Chính GI cao đã làm tăng sự hiện diện của a xít amin tryptophan trong não, từ đó chuyển chuyển đổi thành serotonin và hoóc môn ngủ melatonin. Sự tác động của 2 loại hoóc môn này giúp chúng ta có cảm giác thư giãn và buồn ngủ.
Không chỉ gạo trắng mà gạo lứt cũng có tác dụng tương tự. Ngoài chứa vitamin B3 và B6, gạo lứt còn chứa GABA, tức a xít gamma-aminobutyric, giúp thư giãn hệ thần kinh bằng cách làm chậm hoạt động của não. Gạo lứt được xem là thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp với GI ở mức 50.
Gạo lứt được xem là ngũ cốc nguyên hạt rất tốt cho sức khỏe. Loại gạo này không chỉ giàu chất xơ, selen mà còn có magiê, folatevà nhiều dưỡng chất khác. Nhờ vậy, gạo lứt có tác dụng giúp kiểm soát đường huyết nếu ăn ở mức độ vừa phải.
Trong khi đó, gạo trắng dù là lương thực rất phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo chỉ nên năng ở mức vừa phải vì gạo trắng là tinh bột tinh luyện, có chỉ số đường huyết cao nên không phù hợp với người bị t.iền tiểu đường và tiểu đường, theo Healthline.