Củ sắn hay còn gọi là củ đậu, là loại củ có vị hơi ngọt, nhiều nước, kết cấu giòn, đem lại cảm giác thanh mát khi ăn. Mặc dù chỉ là loại thực vật dân dã nhưng củ sắn vẫn có thể chế biến thành nhiều món ngon, cải thiện khẩu vị và bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.
Lợi ích sức khỏe của củ sắn
Hàm lượng dưỡng chất phong phú
Củ sắn chứa ít calo nhưng nhiều chất xơ và các chất dinh dưỡng thiết yếu khác cho cơ thể con người. Ngoài ra, thành phần nước trong củ sắn cũng là ưu điểm khiến trở thành lựa chọn lý tưởng cho người ăn kiêng.
Ăn củ sắn đúng cách còn giúp bạn bổ sung vitamin C tự nhiên. Đây là chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp nâng cao hệ miễn dịch, chống lại các gốc tự do có hại. Ngoài ra, khoáng chất như kali cũng tốt cho sức khỏe tim mạch và hỗ trợ xây dựng cơ bắp.
Cải thiện sức khỏe tiêu hóa
Thêm một công dụng nổi bật của củ đậu chính là tăng cường chức năng hệ tiêu hóa. hàm lượng chất xơ dồi dào có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón, phát triển nhóm lợi khuẩn, tạo nên hệ vi sinh vật khỏe mạnh.
Ổn định huyết áp
Củ sắn cũng chứa nhiều kali nên nó còn có hiệu quả cân bằng huyết áp một cách tự nhiên, thông qua việc điều chỉnh mức natri quá cao trong cơ thể. Ăn củ đậu đúng cách cùng với đa dạng thực phẩm sẽ giúp bạn duy trì mức huyết áp ổn định, giảm nguy cơ bệnh mãn tính.
Tăng cường sức đề kháng
Vitamin C dồi dào trong củ sắn đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao khả năng đề kháng, giúp cơ thể chống lại virus, vi khuẩn và các tác nhân gây nhiễm trùng, bệnh tật khác. Ăn củ sắn đúng cách giúp bạn có thêm nhiều món ngon lành mạnh.
Nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh
Vai trò của vitamin C còn cần thiết cho quá trình tạo collagen, một loại protein quan trọng để duy trì độ đàn hồi của làn da. Tiêu thụ củ sắn hợp lý trong chế độ ăn uống giúp bạn chống lại lão hóa, giảm nếp nhăn, giữ cho làn da sáng khỏe và trẻ trung.
Điều chỉnh cholesterol trong cơ thể
Nghiên cứu cho thấy, các hợp chất có trong củ sắn mà điển hình là saponin có hiệu quả điều chỉnh mức cholesterol, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và một số bệnh mãn tính khác như mỡ cao máu, xơ vữa động mạch, béo phì…
Làm sao để ăn củ sắn an toàn và hiệu quả nhất?
Củ sắn có thể được tiêu thụ với nhiều cách đa dạng khác nhau, giúp tăng khẩu vị và cải thiện chứng biếng ăn. Bạn có thể ăn tươi để thưởng thức vị ngọt thanh mát và độ giòn của củ sắn.
Ngoài ra kết hợp củ sắn với những nguyên liệu khác để tạo thành nhiều món ngon như xào, hấp, hầm canh, nấu súp, làm salad… Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều củ sắn trong một lần để tránh mau no, ảnh hưởng đến các món chính khác trong bữa ăn.
Một số người có thể dị ứng với củ sắn. Triệu chứng điển hình là ngứa và sưng miệng, khó thở… Nếu không chắc chắn về thể chất của mình, bạn nên ăn một lượng nhỏ để quan sát xem có phát sinh phản ứng bất thường hay không.
Khi mua củ sắn ở bên ngoài, bạn nên chọn nơi đáng tin cậy để có được những củ sắn tươi ngon, ít phân thuốc hóa học. Những củ đã bị hỏng hoặc mọc mầm thì không nên sử dụng để tránh các vấn đề tiêu hóa, thậm chí là ngộ độc.
Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm thông tin cần thiết để ăn củ sắn đúng cách, tạo ra thêm nhiều món ngon và bổ dưỡng cho cả gia đình.
Thiên Khuê (Theo Parent)