Ăn dặm quá sớm, trẻ dễ mắc bệnh tiêu hóa

Nhiều cha mẹ nghĩ rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm sẽ giúp con nhanh cứng cáp và tăng cân. Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, trẻ ăn dặm quá sớm dễ gặp các vấn đề về tiêu hóa, cha mẹ nên cân nhắc điều này.

Theo TS. Từ Ngữ, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, quy định hiện nay của Tổ chức Y tế thế giới, sau 180 ngày (tức sau 6 tháng t.uổi) trẻ nên ăn dặm, còn thời gian trước đó trẻ cần được bú mẹ hoàn toàn, trẻ không cần uống nước vì trong sữa mẹ không những đã đủ chất dẫn mà còn có kháng khuẩn, có thể làm sạch được đường ruột. Đó là cách nuôi con tốt nhất.

Song trên thực tế cũng có rất nhiều trường hợp, mẹ bị thiếu sữa hoặc có vấn đề về sức khỏe mà không thể cho con bú thì cần phải cho ăn bổ sung thực phẩm (có trường hợp ăn dặm từ 3 tháng t.uổi). Một số cha mẹ khác lại nghĩ rằng cho trẻ ăn bổ sung sớm cho “có bột, có hồ” sẽ giúp con nhanh cứng cáp và tăng cân. Tuy nhiên, TS. Từ Ngữ khuyến cáo, không nên cho ăn bổ sung thực phẩm quá sớm, bởi hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, nếu ăn bổ sung quá sớm khiến trẻ gặp hàng loạt những vấn đề về tiêu hóa. Đó là chưa kể đến việc cho ăn bổ sung sai cách thì càng gây ra những hậu quả nặng nề hơn.

Sau 6 tháng tuối, trẻ nên được cho ăn dặm.

“Việc cho trẻ ăn bổ sung thực phẩm cần đảm bảo 2 nguyên tắc rất quan trọng, đó là: Ăn từ ít đến nhiều, ăn từ lỏng đến đặc. Việc ăn từ ít đến nhiều để xem cơ thể trẻ phản ứng thế nào với loại thực phẩm đó, có dung nạp hay không. Còn ăn từ lỏng đến đặc để hệ tiêu hóa của trẻ quen dần dần với thực phẩm.”- TS. Từ Ngữ phân tích.

Cũng theo TS. Từ Ngữ, một điều nữa cần phải chú ý là khi cho trẻ ăn bổ sung, cha mẹ nên lưu ý sự phát triển của trẻ. Nếu trẻ phát triển tốt thì có nghĩa là chế độ ăn mà bạn đang áp dụng cho con là đúng; còn ngược lại thì cần phải có sự điều chỉnh cho phù hợp. Khi trẻ bắt đầu làm quen với việc ăn dặm, cha mẹ cũng cần chú trọng tới giờ giấc ăn, vì cơ thể con người cứ đúng giờ ăn là sẽ tiết ra dịch vị, nếu ăn sai giờ thì cơ thể không tiết ra dịch vị, gây hại cho đường tiêu hóa.

Không nên cho trẻ ăn bổ sung thực phẩm quá sớm – Ảnh minh họa: Internet

ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên GĐ Trung tâm Khám Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng quốc gia cũng cho rằng, khi bé được 6 tháng t.uổi thì cha mẹ nên tập cho con ăn dặm. Lúc đầu chỉ cho trẻ ăn 1 – 2 bữa thậm chí chỉ vài thìa/ngày, sau đó tăng dần lên tùy theo khả năng ăn của cháu. Thức ăn lúc đầu xay nhuyễn, sau thì băm nhỏ, càng tập cho bé ăn thô sớm càng tốt, lúc đầu có thể ăn bột loãng, hoặc cháo xay ăn thịt trứng trước, khi 7 tháng ăn tôm, cua cá.

Giai đoạn này bát bột của trẻ cần có đủ 4 nhóm thực phẩm: Bột – đường (có trong tinh bột gạo), đạm (thịt, cá, trứng, tôm, cua), chất béo (dầu, mỡ), vitamin và khoáng (trong các loại rau, củ). Để có thực đơn cụ thể, cha mẹ cũng nên đến Viện Dinh dưỡng để được các bác sĩ tư vấn cụ thể hơn.

Theo SK&ĐS

Người đau xương khớp ‘tránh xa’ những thực phẩm này

Khi bị các bệnh về xương khớp, bệnh nhân cần tuân thủ theo sự chỉ định điều trị của bác sĩ, đồng thời chủ động chọn lựa tránh các loại thực phẩm không nên dùng nhằm giảm các cơn đau, tránh bệnh nặng thêm.

Ảnh minh họa: Internet

TTƯT.ThS.BS Lê Thị Hải, Nguyên Giám đốc Trung tâm Khám và Tư vấn Dinh dưỡng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, mỗi bệnh có chế độ ăn khác nhau. Tùy dinh dưỡng, tùy bệnh từng người mà có chế độ dinh dưỡng riêng.

Với người bị viêm xương khớp, nên tránh ăn những thực phẩm sau để giảm cơn đau, hạn chế bệnh chuyển biến nặng nề.

Rượu bia

Tránh xa nước có cồn, chất kích thích đến từ nhiều loại rượu, bia, t.huốc l.á… Các loại chất này khi đưa vào cơ thể không chỉ làm trầm trọng các bệnh về khớp mà nó còn gây nguy cơ mắc rất nhiều loại bệnh khác như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, mắc các bệnh ung thư…

Nội tạng

Hạn chế dùng quá nhiều thịt, nội tạng vì nếu đó là nguồn nội tạng không rõ nguồn gốc xuất xứ sẽ hết sức nguy hiểm cho cơ thể. Cụ thể là làm lây truyền các bệnh do sự tấn công của vi khuẩn, virus, kí sinh trùng từ nội tạng động vật sang người, nhất là gây nguy cơ nhiễm độc, ngộ độc thực phẩm. Những tác động này sẽ làm trầm trọng bệnh khớp ở bệnh nhân trong suốt quá trình chữa bệnh.

Những người lớn t.uổi rất hay gặp vấn đề về xương khớp và thịt gà là món nằm trong những món không nên ăn. Nguyên nhân người bị bệnh xương khớp nên kiêng thịt gà chứa rất nhiều kẽm làm phá vỡ cấu trúc sụn. Ăn nhiều thịt gà không chỉ làm triệu chứng đau thêm phần nghiêm trọng mà còn khiến vùng khớp bị viêm trầm trọng hơn mỗi ngày. Ảnh minh họa: Internet

Thực phẩm chế biến sẵn

Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn vì nguy cơ bị tẩm ướp các loại hóa chất bảo quản gây các phản ứng viêm và làm tăng các cơn đau nhức xương khớp. Nguy hiểm hơn là các loại thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn còn có nguy cơ gây bệnh ung thư do chứa nhiều thành phần bisphenol A.

Đồ chiên rán

Không nên sử dụng các loại thực phẩm được chiên xào với quá nhiều dầu, mỡ rất gây hại cho bệnh khớp và nguy cơ gây thừa cân.

Hải sản

Đau nhức xương khớp không nên ăn gì? Món ăn đầu tiên bị liệt vào “danh sách đen” của những ai mắc bệnh lý về xương khớp chính là hải sản. Sở dĩ bạn phải từ bỏ những món ăn khoái khẩu làm từ hải sản đông lạnh vì trong chúng có tính hàn cao dễ gây triệu chứng đau, sưng cho người bị thoái hóa, thoát vị hay viêm khớp. Vì vậy, nếu đã mắc các bệnh về xương khớp bạn nên tránh ăn những thực phẩm chế biến từ hải sản.

Tránh dùng thực phẩm chế biến sẵn vì nguy cơ bị tẩm ướp các loại hóa chất bảo quản gây các phản ứng viêm và làm tăng các cơn đau nhức xương khớp. Nguy hiểm hơn là các loại thực phẩm đóng hộp được chế biến sẵn còn có nguy cơ gây bệnh ung thư do chứa nhiều thành phần bisphenol A. Ảnh minh họa: Internet

Tuy nhiên, cũng tùy vào tình trạng loại bệnh xương khớp bạn đang gặp phải mà cần kiêng những loại hải sản khác nhau. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên đi khám để nhận sự tư vấn và tham khảo ý kiến bác sĩ nhằm biết bệnh xương khớp kiêng ăn gì và tạo cho mình chế độ dinh dưỡng tốt nhất phù hợp với tình trạng bệnh.

Thịt gà

Những người lớn t.uổi rất hay gặp vấn đề về xương khớp và thịt gà là món nằm trong những món không nên ăn. Nguyên nhân người bị bệnh xương khớp nên kiêng thịt gà chứa rất nhiều kẽm làm phá vỡ cấu trúc sụn. Ăn nhiều thịt gà không chỉ làm triệu chứng đau thêm phần nghiêm trọng mà còn khiến vùng khớp bị viêm trầm trọng hơn mỗi ngày.

Bột mì, nếp, bắp

Bệnh xương khớp kiêng ăn những gì? Đối với người bị các bệnh như thoát vị đĩa đệm hay viêm khớp nên hạn chế tối đa những thực phẩm chứa nhiều tinh bột và protein như bột mì, bột nếp và bắp vì rất dễ gây dị ứng. Những loại thực phẩm này có thể tốt cho người khác nhưng đối với người bị bệnh viêm khớp lại khiến chỗ viêm càng thêm nặng.

Cà phê, trà có chất cafein

Nếu bạn là người nghiện đồ uống có chất cafein thì ngay ngày hôm nay bạn nên suy nghĩ về việc loại nó ra khỏi danh sách đồ uống yêu thích. Sở dĩ vậy vì cà phê và trà chứa chất cafein cải thiện sự tỉnh táo nhưng lại là loại đồ uống “khắc tinh” của bệnh xương khớp. Chính lượng cafein có trong chúng đang ngày càng ăn mòn các khớp xương của bạn và khiến bệnh tình ngày càng trở nên nặng hơn. Vì vậy, bạn nên hạn chế sử dụng loại đồ uống này.

Tránh xa nước có cồn, chất kích thích đến từ nhiều loại rượu, bia, t.huốc l.á… Các loại chất này khi đưa vào cơ thể không chỉ làm trầm trọng các bệnh về khớp mà nó còn gây nguy cơ mắc rất nhiều loại bệnh khác như ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, suy giảm chức năng gan, mắc các bệnh ung thư…Ảnh minh họa: Internet

Họ đậu, măng tây, súp lơ, nấm

Bệnh xương khớp kiêng ăn những gì? Họ nhà đậu, măng tây hay súp lơ, nấm là những món ăn cần hạn chế. Tuy nhiên, chỉ những người bị đau khớp gối do bệnh Gout mới cần kiêng nhóm thực phẩm này.

Hạn chế gia vị muối và đường

Hai gia vị muối và đường rất quan trọng trong các món ăn hàng ngày lại là thứ cần tránh nằm trong danh sách bệnh xương khớp kiêng ăn gì. Đối với những đối tượng mắc bệnh xương khớp thì hai loại gia vị này là mối đe dọa lớn vì chúng khiến người bệnh mất dần lượng canxi có trong xương tạo môi trường cho căn bệnh ngày càng trở nặng.

Những thực phẩm rau củ quả chứa nhiều axit oxalic như việt quất và củ cải là nhóm bạn cũng không nên ăn dù có thèm muốn tới mấy đi chăng nữa. Đây là loại axit cần tránh của những người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp. Ảnh minh họa: Internet

Việt quất, củ cải

Những thực phẩm rau củ quả chứa nhiều axit oxalic như việt quất và củ cải là nhóm bạn cũng không nên ăn dù có thèm muốn tới mấy đi chăng nữa. Đây là loại axit cần tránh của những người mắc bệnh xương khớp, đặc biệt là bệnh thoái hóa khớp.

Thực phẩm lên men như dưa cà muối chua

Những thực phẩm lên men thường sử dụng khá nhiều gia vị muối ăn tinh luyện nhằm bảo quản và tạo độ chua nên đây là món ăn không tốt cho người mắc bệnh xương khớp. Hơn nữa, khi thực phẩm lên men như dưa hay cà muối chưa đủ độ chín sẽ có hàm lượng Nitrit cao có nguy cơ gây hại cho sức khỏe.

HÒA THUẬN (TỔNG HỢP)

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *