Tại Việt Nam, có tới 10% dân số mắc các bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, tỷ lệ này đang có sự gia tăng. Miễn dịch đường ruột liên quan các bệnh mãn tính
Theo GS-TS. Lê Danh Tuyên, Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, đường tiêu hóa, trong đó đường ruột là nơi tập trung tới hơn 70% thành phần hệ miễn dịch. Hệ tiêu hóa khỏe mạnh là hệ tiêu hóa hỗ trợ hệ miễn dịch mạnh mẽ, bảo vệ cơ thể trước các tấn công liên tục từ tác nhân gây bệnh trong thức ăn.
“Nếu coi hệ miễn dịch như một thành trì thì dinh dưỡng chính là nguyên liệu xây nên thành trì”, GS Tuyên lưu ý.
Chế độ dinh dưỡng lành mạnh và vận động thể lực phù hợp giúp bảo vệ sức khỏe. Ảnh VIỆN DINH DƯỠNG
Chất xơ tốt cho hệ miễn dịch
Theo GS Tuyên, miễn dịch đường ruột cùng với sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột cũng đang ngày càng được khẳng định là có vai trò quan trọng trong nhiều vấn đề sức khỏe mãn tính như hội chứng ruột co thắt, hội chứng chuyển hóa, béo phì, đái tháo đường type 2, bệnh tim mạch, ung thư, Parkinson,…
Thành phần của hệ vi sinh vật đường ruột của con người thay đổi theo thời gian; khi chế độ ăn uống thay đổi và khi sức khỏe tổng thể thay đổi. Vì vậy, chế độ ăn có vai trò rất quan trọng với sự phát triển và cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột.
Chế độ ăn thừa đạm so với khuyến nghị, ít rau củ quả, ăn nhiều những thức ăn nhanh, thức ăn không lành mạnh như đồ chiên rán quá nhiều dầu mỡ, nước ngọt, bánh kẹo, thức ăn nhanh… ảnh hưởng tới sự cân bằng của hệ vi khuẩn đường ruột.
Thịt là thực phẩm giàu đạm, có chứa sắt và kẽm. Rau củ quả, rau xanh chứa nhiều vitamin, chất khoáng và chất xơ.
Trong đó, chế độ ăn nhiều rau củ quả giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh, bảo vệ sức khỏe lâu dài. Chất xơ thực phẩm thúc đẩy một loạt vi khuẩn có lợi và ngăn chặn các loài có khả năng gây hại.
Các nghiên cứu cho thấy, cả số lượng và loại chất béo có tác động điều chỉnh vi sinh vật có lợi và vi sinh vật gây bất lợi. Chế độ ăn nhiều chất béo có thể dẫn đến chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột.
Loại và số lượng protein (đạm) trong chế độ ăn uống cũng ảnh hưởng đáng kể và khác biệt đến hệ vi sinh vật đường ruột. Nếu ăn nhiều protein trong chế độ ăn uống làm giảm lượng vi sinh trong đường ruột.
Khi có được sự phát triển của một hệ vi sinh vật đường ruột ổn định và đa dạng hỗ trợ điều hòa miễn dịch, ngăn ngừa bệnh tật, tiêu hóa thức ăn. Đường ruột khỏe mạnh khi có 85% là lợi khuẩn và 15% là hại khuẩn. Nếu mất cân bằng kéo dài, dễ làm suy yếu hệ miễn dịch đường ruột.
Hiện có 9 loại ung thư thường gặp (phổi, vú, đại tràng, tuyến t.iền liệt, bàng quang, trực tràng, khoang miệng, dạ dày, thực quản) có liên quan nhiều đến chế độ dinh dưỡng như: chất béo; chất xơ; rau quả; rượu; thức ăn ướp muối, hun khói.
Đường ruột khỏe mạnh là chìa khoá cho hệ miễn dịch khoẻ mạnh.
Rối loạn vi khuẩn đường ruột ngày càng được khẳng định là yếu tố chính trong sự phát triển của bệnh đái tháo đường týp 2, bệnh tim mạch, dị ứng/dị ứng ở t.rẻ e.m và bệnh đường tiêu hóa khác.
Hệ vi khuẩn đường ruột tốt cho tiêu hóa, miễn dịch nhưng lại cần có chất xơ và ăn uống cân bằng. Do đó, cần chế độ ăn uống cân bằng, chú trọng bổ sung chất xơ, tạo môi trường tốt để nuôi dưỡng, cân bằng lợi khuẩn đường ruột.
(Viện Dinh dưỡng)
Viêm gan bí ẩn ở t.rẻ e.m có thể liên quan tới siêu kháng nguyên COVID-19
Theo nghiên cứu mới nhất đăng tải trên tạp chí y học uy tín Lancet, hơn 300 ca viêm gan bí ẩn trên toàn cầu có thể do siêu kháng nguyên COVID-19 gây ra.
Hơn 300 ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân (hay thường biết tới là căn bệnh viêm gan bí ẩn) ở t.rẻ e.m tại hơn 20 quốc gia trên khắp thế giới có thể liên quan tới siêu kháng nguyên coronavirus. Đây là thông tin mới nhất đăng tải trên tập san chuyên san gan mật của tạp chí y học danh tiếng Lancet (The Lancet Gastroenterology and Hepatology).
Ít nhất 348 ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở t.rẻ e.m đã được ghi nhận tại một số nước bao gồm Anh quốc, Liên minh châu Âu (EU), Mỹ, Israel và Nhật Bản.
Hầu hết t.rẻ e.m xuất hiện các triệu chứng đường tiêu hóa ở giai đoạn đầu, sau đó đến vàng da và một vài trường hợp là suy gan cấp tính. Tuy nhiên, không phát hiện nhiễm virus viêm gan A, B, C, D, E trong những trường hợp viêm gan bí ẩn kể trên.
Trẻ được tiêm phòng vaccine ngừa COVID-19 ở Tel Aviv, Israel. (Nguồn ảnh: Xinhua).
Các nhà khoa học cho rằng những ca viêm gan cấp tính ở t.rẻ e.m gần đây có thể là hậu quả của nhiễm COVID-19 đã tạo ra một ổ chứa virus trong đường ruột, tiếp đó nhiễm adenovirus.
Sau khi nhiễm COVID-19, ổ chứa virus có thể dẫn tới kích hoạt tế bào miễn dịch trung gian siêu kháng nguyên lặp lại, chẳng hạn như Hội chứng Viêm đa hệ thống (MIS-C) – di chứng hậu COVID-19 nghiêm trọng ở trẻ.
Nếu xuất hiện ổ chứa virus và sau đó trẻ lại bị nhiễm adenovirus (AdV), tác động qua trung gian của siêu kháng nguyên này có thể nghiêm trọng hơn và có thể dẫn tới những bất thường ở miễn dịch như đã ghi nhận ở các ca viêm gan cấp tính gần đây.
Theo bà Isabella Eckerle (người đồng đứng đầu Trung tâm các bệnh truyền nhiễm mới nổi tại Bệnh viện Đại học Geneva), không thể loại trừ khả năng viêm gan cấp tính ở t.rẻ e.m sau nhiễm COVID-19.
Theo bà, giả thuyết này thuyết phục hơn là giả thuyết mầm bệnh adenovirus gây ra viêm gan bí ẩn mà Cơ quan An ninh Y tế Anh đưa ra trước đó. Bởi lẽ, không hề phát hiện ra adenovirus khi sinh thiết gan những trẻ mắc viêm gan cấp tính ở thời điểm hiện tại.
Coronavirus sống dai dẳng ở đường ruột của t.rẻ e.m thường dẫn tới protein virus liên tục thâm nhập tế bào biểu mô đường ruột, dẫn tới kích hoạt hệ miễn dịch. Và sự kích hoạt tế bào miễn dịch qua trung gian siêu kháng nguyên này đã được xác định là căn nguyên gây ra Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C) ở trẻ, theo kết quả nghiên cứu.
Hội chứng viêm đa hệ thống có liên quan tới nhiễm COVID-19. Hội chứng này đã gây quan ngại rộng rãi kể từ tháng 4/2020, bởi nó gây viêm đa tạng bao gồm tim, phổi, não, da, mắt, dạ dày và gan. Trong những trường hợp rất nặng, thậm chí có thể dẫn tới suy đa tạng và nguyên nhân gây ra t.ử v.ong ở trẻ.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, việc kiểm tra phân của những trẻ mắc viêm gan cấp tính được khuyến cáo trong tình huống hiện nay. Nếu tìm thấy bằng chứng kích hoạt hệ miễn dịch qua trung gian siêu kháng nguyên coronavirus, nên cân nhắc phác đồ điều trị điều hòa miễn dịch ở trẻ mắc viêm gan cấp tính nặng.
Ngoài ra, Israel gần đây cũng ghi nhận những ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở 12 t.rẻ e.m. 11 trẻ trong số này nhiễm COVID-19 trong vòng 1 năm nay, theo tờ Jerusalem Post.
Các chuyên gia y tế Israel cũng cho truyền thông biết rằng, sau khi loại trừ tất cả các khả năng, mẫu số chung của tất cả các ca viêm gan bí ẩn này là đã từng mắc COVID-19 khoảng 3 tháng rưỡi trước khi viêm gan khởi phát.
Một số trường hợp nhiễm coronavirus được biết tới là có thể gây tổn hại gan, có nghĩa rằng những trường hợp viêm gan không rõ nguyên nhân này có thể là một trong những triệu chứng lâu dài của COVID-19, các chuyên gia này nhấn mạnh.
Văn phòng WHO khu vực châu Âu thông báo vào ngày 13/5 rằng các ca viêm gan cấp tính không rõ nguyên nhân ở t.rẻ e.m dưới 16 t.uổi ở khu vực cho thấy 70% trong số này nhiễm COVID-19.
Qua theo dõi tiến triển bệnh, tỷ lệ ca viêm gan nặng chiếm tới 15,4%. Dựa theo số liệu tiêm chủng vaccine COVID-19, có đến 83,9 % trường hợp mắc viêm gan bí ẩn này chưa được tiêm phòng COVID-19.
Các chuyên gia y tế cũng bày tỏ lo ngại về việc để cho một loại virus mới lây lan không kiểm soát ở trẻ mà phần lớn chưa được tiêm phòng, không hay biết gì về tác động lâu dài của COVID-19.