­Ăn đủ và đa dạng rau củ có thể phòng đến 20% nguy cơ mắc ung thư

Chế độ ăn giàu chất béo, thiếu vận động và thừa cân là yếu tố liên quan đến bệnh ung thư đại trực tràng. Ngược lại, chế độ ăn đủ và đa dạng rau củ có thể phòng đến 20% nguy cơ mắc ung thư.

Ảnh minh họa.

Bệnh từ miệng vào

Nhờ sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, nhu cầu đời sống và chăm sóc sức khỏe người dân ngày càng được cải thiện. T.uổi thọ trung bình của con người ngày một tăng, lớp người cao t.uổi trong xã hội ngày một nhiều, đồng nghĩa với việc các bệnh mạn tính trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng.

Ung thư, bệnh tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường, loãng xương, béo phì trở thành mối quan tâm hàng đầu của người dân và người làm trong lĩnh vực y tế ở nước ta.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng người mắc bệnh mạn tính. Có thể tính đến yếu tố di truyền, lối sống và chế độ ăn. Nền kinh tế tăng trưởng liên tục trong những năm qua kéo theo sự thay đổi thói quen và chế độ ăn uống của người dân.

Cấu trúc khẩu phần dựa vào ngũ cốc, khoai củ, rau, có ít thức ăn động vật chuyển sang chế độ ăn giàu thịt, trứng, sữa, chất béo, đường ngọt, các thức ăn tinh chế tăng lên, đồng thời giảm sử dụng lương thực, khoai củ và thực phẩm có nhiều chất xơ.

Tăng lượng thức ăn động vật dẫn tới tăng chất béo, các axit béo bão hòa và cholesterol. Giảm hoạt động thể lực và tăng nếp sống tĩnh tại đi kèm với các thay đổi về chế độ dinh dưỡng (dư thừa) xảy ra ở mọi lứa t.uổi.

Khoa học đã chứng minh, nhóm rau, quả cung cấp vitamin và khoáng chất giúp cơ thể phát triển và khỏe mạnh, chống lại bệnh tật. Các loại rau lá màu xanh sẫm và các loại rau, củ quả màu vàng, đỏ là nguồn cung cấp vitamin A giúp sáng mắt, tăng sức đề kháng.

Chất sắt giúp chống thiếu m.áu, sắt, giúp tăng trưởng và phát triển tốt. Bên cạnh đó, rau, quả còn chứa nhiều chất xơ và các chất chống oxy hóa nên có tác dụng nâng cao sức khỏe, nâng cao sức đề kháng và miễn dịch cơ thể.

Ăn ít rau, quả được cho là nguyên nhân của 1,7 triệu trường hợp t.ử v.ong, chiếm 2,8% tổng số ca t.ử v.ong trên thế giới. Ăn ít rau, quả là nguyên nhân của 19% số ung thư dạ dày ruột, 31% các bệnh thiếu m.áu cơ tim cục bộ, và 11% số trường hợp đột quỵ.

Thay đổi để cuộc sống tốt hơn

Trong số các nguyên nhân gây bệnh, thay đổi yếu tố di truyền gần như là không thể, nhưng lối sống và chế độ ăn có thể thay đổi được để giảm bớt các rủi ro của một số bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng.

Một chế độ ăn thích hợp, rèn luyện thể lực và cân nặng vừa phải có thể phòng ngừa tới 30 – 40% các trường hợp ung thư. Ăn uống đúng, đủ theo nhu cầu cơ thể và chế độ ăn trong điều trị, có thể phòng tránh bệnh ung thư, hạn chế tình trạng thừa cân, béo phì, phòng chống các bệnh mạn tính không lây, tăng hiệu quả công tác điều trị…

Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo nên ăn ít nhất 400 gam rau quả mỗi ngày có tác dụng phòng chống các bệnh mạn tính liên quan đến dinh dưỡng như các bệnh tim mạch, ung thư dạ dày và ung thư đại trực tràng.

Người trưởng thành mỗi ngày nên ăn tối thiểu 2 – 3 lưng bát con rau và 2 – 3 phần quả, mỗi phần rau và quả là 80g. Như vậy, chế độ ăn uống nhiều chủng loại, nhiều màu sắc (rau xanh và hoa quả nhiều màu sắc) sẽ tăng khả năng chống ung thư.

Các chuyên gia ung thư cho rằng, ăn nhiều trái cây, rau quả không chỉ giúp giảm nguy cơ ung thư dạ dày, ung thư đại trực tràng, các bệnh tim mạch, chống béo phì.

Bên cạnh đó cần hạn chế chất béo. Chất béo (mỡ động vật và dầu thực vật) giúp cơ thể hoạt động và tăng trưởng, cung cấp năng lượng, hỗ trợ hấp thu các vitamin tan trong dầu, mỡ như vitamin A, D, E, K. Mỡ động vật thường chứa nhiều chất béo bão hòa nên hạn chế ăn.

Tuy nhiên mỡ cá và mỡ gia cầm lại có nhiều chất béo chưa bão hòa, đặc biệt omega 3, 6, 9 nên có lợi cho sức khỏe. Các loại dầu thực vật cũng thường có nhiều chất béo chưa bão hòa nên có tác dụng tốt cho tim mạch và được khuyến khích tiêu thụ như dầu đậu nành, dầu mè, dầu hướng dương, dầu hạt cải… Nhưng cũng có một số loại dầu thực vật có chứa nhiều chất béo bão hòa (như dầu cọ) không nên ăn nhiều.

Không nên ăn quá nhiều các món xào, rán, nướng và nên tăng cường ăn các món luộc, hấp để giảm mất các chất dinh dưỡng và biến đổi thực phẩm gây tác hại cho sức khỏe. Dầu, mỡ để rán chỉ dùng một lần rồi đổ bỏ, không dùng lại nhiều lần; Hạn chế ăn đồ nướng vì làm tăng nguy cơ gây ung thư.

Thực phẩm chế biến sẵn như mì ăn liền có nhiều chất béo chuyển hóa thể trans cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nên hạn chế tiêu thụ. Người trưởng thành mỗi ngày trung bình nên ăn khoảng 25 – 30g dầu, mỡ tương đương 5 – 6 thìa cà phê dầu, mỡ.

Các loại gia vị mặn và đồ ngọt đều cần được hạn chế tiêu thụ. Ăn thừa muối làm tăng nguy cơ tăng huyết áp, tai biến mạch m.áu não, nhồi m.áu cơ tim, ung thư dạ dày, loãng xương, sỏi thận…

Tương tự, các loại đồ ngọt như đường, mật ong, bánh kẹo, nước ngọt, các loại nước ép hoa quả có nhiều đường, các loại sữa nước, sữa bột có nhiều đường, cà phê tan có đường… nếu tiêu thụ nhiều đều làm gia tăng nguy cơ thừa cân, béo phì, đái tháo đường, bệnh tim mạch.

Do vậy không nên ăn nhiều đường, bánh kẹo, nên uống các loại nước quả ép tươi ít hoặc không đường, sữa không đường. Mỗi người mỗi ngày không nên ăn quá 25g đường từ tất cả các nguồn thực phẩm, đồ uống, tương đương 5 thìa cà phê đường.

Mỗi ngày nên dành thời gian tối thiểu 60 phút cho hoạt động thể lực vừa phải, thường xuyên các ngày trong tuần. Nên tham gia một vài hoạt động thể lực khác nhau, mỗi hoạt động nên kéo dài trong vòng 15 phút.

Hạn chế khoảng thời gian không hoạt động trong 2 giờ hoặc nhiều hơn trừ thời gian ngủ; Hạn chế thời gian dành cho các hoạt động ít vận động như xem TV, trò chơi điện tử…

Ths.BS nguyễn Văn Tiến (TT giáo dục Truyền thông dinh dưỡng, Viện dinh dưỡng Quốc gia)

Theo GDTĐ

Có nên tẩy chay thực phẩm vì tin đồn?

PGS.TS Lê Bạch Mai – nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia đã trao đổi kỹ hơn về vấn đề này sau chương trình hội thảo.

– Thưa PGS.TS Lê Bạch Mai giữa những thông tin chưa được kiểm chứng hiện nay, cho rằng thực phẩm này xấu, thực phẩm kia tốt, nhiều chị em nội trợ có xu hướng tin theo và lan truyền nó. Bà nghĩ sao về vấn đề này?

Về giá trị dinh dưỡng của từng thực phẩm đơn lẻ thì không có thực phẩm xấu mà chỉ có bữa ăn xấu (bữa ăn không có sự kết hợp tốt các loại thực phẩm khác nhau), ăn sai cách thì sẽ không tốt cho sức khỏe. Trước mọi tin đồn, chị em đừng vội tin theo mà tự làm khó bản thân và gia đình, thay vào đó hãy tìm hiểu bản chất, cơ sở khoa học của vấn đề.

– Nếu xét bản chất của vấn đề, bà nhìn nhận, đ.ánh giá như thế nào về những tin đồn kiểu như mì ăn liền không tốt, nóng, khó tiêu, gây ung thư?

Trước hết, với trường hợp của mì ăn liền, đây không phải là thực phẩm xấu gây hại cho sức khỏe như lời đồn đại. Theo phân nhóm thực phẩm, mì ăn liền được xếp vào nhóm lương thực, cung cấp chất bột đường là chủ yếu, ngoài ra còn cung cấp các chất dinh dưỡng khác nữa, tương tự như gạo, bún, nui, phở… có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để tạo thành bữa ăn hoàn chỉnh, dinh dưỡng. Một gói mì loại thông dụng (75g) thường chứa 40-50g chất bột đường; 13-17g chất béo và không ít hơn 6,8g đạm, do vậy có thể cung cấp cho cơ thể 300-350Kcal (tương đương 15-17% nhu cầu năng lượng mỗi ngày đối với người trưởng thành).

Mì ăn liền được cấp phép an toàn vệ sinh thực phẩm của các cơ quan quản lí có thẩm quyền, được tiêu thụ tại nhiều quốc gia và tồn tại từ hơn 60 năm nay. Hiện nay, mì ăn liền của các nhà sản xuất lớn ở Việt Nam đều phải đảm bảo tuân thủ các quy định về nguồn gốc xuất xứ, thành phần nguyên liệu và phụ gia sử dụng, hàm lượng cho phép… của pháp luật Việt Nam về an toàn thực phẩm. Do vậy, người tiêu dùng có thể tin tưởng, an tâm chọn loại mì ăn liền được cơ quan quản lí có thẩm quyền cấp phép lưu hành và giám sát chất lượng, được sản xuất bởi những công ty uy tín, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại.

Với tin đồn mì ăn liền gây ung thư thì hiện nay vẫn chưa có nghiên cứu nào khẳng định hai thực phẩm này gây ung thư. Người tiêu dùng hãy lựa chọn các sản phẩm mì ăn liền được cấp phép của các cơ quan quản lí có thẩm quyền để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Còn về vấn đề nóng, khó tiêu, phần lớn là do cách ăn uống không hợp lý, dẫn đến quá trình tiêu hóa, chuyển hóa trong cơ thể diễn ra không bình thường, chứ không phải do 1 thực phẩm nào đó gây nên. Mỗi thực phẩm chỉ chứa 1 số chất dinh dưỡng nhất định nên 1 thực phẩm đơn lẻ không thể tạo được 1 bữa ăn cân bằng. Vì thế một số người cho rằng thực phẩm này, hay thực phẩm khác, chẳng hạn như mì ăn liền gây nóng, khó tiêu là chưa chính xác..

– Thưa PGS.TS Lê Bạch Mai, ở trên bà có đề cập mì ăn liền thuộc nhóm lương thực có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác để tạo thành bữa ăn hoàn chỉnh, dinh dưỡng. Vậy chúng ta nên kết hợp mì ăn liền với những thực phẩm nào thưa bà?

Người tiêu thụ nên kết hợp hài hòa mì ăn liền cùng những thực phẩm giàu đạm như thêm vào tô mì 3-4 lát thịt bò, thịt heo hoặc 2-3 con tôm, quả trứng, một ít nấm, đậu hũ… để bữa ăn được cân đối hơn giữa đạm động vật và thực vật. Đồng thời, kèm thêm các loại rau củ như cải xanh, giá đỗ, cà chua, cà rốt… để bổ sung đủ lượng chất xơ. Ngoài các vitamin và khoáng chất thì sự hiện diện của chất xơ trong rau làm tinh bột được hấp thu chậm hơn, tăng lượng phân đào thải giúp tránh táo bón, không gây nóng trong người. Trong trường hợp bếp gia đình không dự trữ đủ các loại thực phẩm để có bữa ăn đa dạng, có thể sử dụng mì ăn liền đơn thuần và sau bữa ăn nên bổ sung thêm ít trái cây tráng miệng hoặc đa dạng các loại thực phẩm trong những bữa ăn khác để đảm bảo dinh dưỡng hợp lí.

– Xin cảm ơn bà !

Thúy Ngà

Theo vietnamnet

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *