Ăn gì để chống đột quỵ?

Chế độ ăn uống giàu chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Đột quỵ là một trong những nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu tại Mỹ. Ăn một chế độ nhiều chất béo không lành mạnh, chất béo chuyển hóa, cholesterol và natri có liên quan đến việc tăng nguy cơ đột quỵ.

Theo các chuyên gia, để giảm thiểu nguy cơ này, sử dụng các thực phẩm lành mạnh sau.

Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và cải rổ rất giàu nitrat và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Khi bạn ăn rau xanh, cơ thể bạn sẽ chuyển đổi nitrat thành oxit nitric, một phân tử đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh lưu lượng m.áu và huyết áp.

Một nghiên cứu của các nhà khoa học Mỹ từ năm 2021 cho thấy, tiêu thụ ít nhất 60 mg nitrat thực vật mỗi ngày (tương đương một chén rau nhiều lá) giúp giảm 17% nguy cơ đột quỵ.

Quả óc chó là nguồn cung cấp axit alpha-linolenic (ALA), một loại axit béo omega-3 được chứng minh là có tác dụng giảm viêm, cải thiện lưu lượng m.áu và hạ huyết áp, tất cả đều có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Trái cây họ cam quýt là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt, bao gồm vitamin C, folate và kali. Chúng cũng chứa flavonoid, là hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm có thể giúp bảo vệ chống lại đột quỵ.

Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ tươi và cá thu có nhiều axit béo omega-3, có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách cải thiện lưu lượng m.áu và giảm viêm.

Sữa chua là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tim mạch, bao gồm canxi, kali và men vi sinh, mà chúng làm giảm các biến cố nghiêm trọng về bệnh tim mạch, chẳng hạn đột quỵ hoặc đau tim.

5 thực phẩm nên ăn thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ

Một chế độ ăn giàu flavonoid, chất chống oxy hóa và chất béo lành mạnh có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

5 thực phẩm nên ăn thường xuyên để ngăn ngừa nguy cơ đột quỵ. Ảnh: The Guardian

Đột quỵ là gì?

Đột quỵ, hay tai biến mạch m.áu não, xảy ra khi lưu lượng m.áu đến não bị cắt, giảm đột ngột do động mạch bị tắc hoặc mạch m.áu trong não bị c.hảy m.áu. Khi đó, các tế bào não bị thiếu oxy và chất dinh dưỡng thiết yếu, điều này gây tổn thương tế bào não khiến các tế bào não bắt đầu c.hết trong vòng vài phút.

Đột quỵ gây ra những hậu quả sau: liệt, vấn đề về giọng nói, vấn đề nuốt, suy giảm thị lực và nhận thức…

Theo Tổ chức Y tế Thế giới, đột quỵ đứng thứ 2 trong số nguyên nhân gây t.ử v.ong trên thế giới và đứng thứ 3 về nguyên nhân gây tàn tật.

Đột quỵ liên quan đến chế độ ăn uống như thế nào?

Đột quỵ có liên quan đến chế độ ăn uống theo nhiều cách. Chế độ ăn nhiều chất béo bão hòa, chất béo chuyển hóa, cholesterol và natri có thể góp phần phát triển các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ, chẳng hạn như huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường và béo phì, có thể làm tăng khả năng bị đột quỵ.

Ngược lại, áp dụng chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin, khoáng chất và các hợp chất bảo vệ thực vật có thể giúp giảm các yếu tố nguy cơ này và tăng cường sức khỏe tim mạch tổng thể, từ đó có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Dưới đây là 5 loại thực phẩm được biết là có lợi cho việc ngăn ngừa đột quỵ:

1. Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn và cải rổ rất giàu nitrat và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.

Khi bạn ăn rau xanh, cơ thể bạn sẽ chuyển hóa nitrat thành oxit nitric, một phân tử đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa lưu lượng m.áu và huyết áp.

Một nghiên cứu năm 2021 cho thấy tiêu thụ ít nhất 60 mg nitrat thực vật mỗi ngày (tương đương 1 cốc rau lá xanh) giúp giảm 17% nguy cơ đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ.

2. Quả óc chó

Quả óc chó là nguồn cung cấp axit alpha-linolenic (ALA), một loại axit béo omega-3 được chứng minh là có tác dụng giảm viêm, cải thiện lưu lượng m.áu và hạ huyết áp, tất cả đều có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ.

Ngoài ra, quả óc chó rất giàu chất chống oxy hóa và các chất dinh dưỡng khác có thể giúp bảo vệ chống lại stress oxy hóa và các yếu tố khác góp phần gây ra nguy cơ đột quỵ.

Một nghiên cứu trên 93.000 người tham gia trong vòng 20 năm cho thấy những người ăn nhiều quả óc chó có nguy cơ t.ử v.ong do bất kỳ nguyên nhân nào thấp hơn, đặc biệt là do bệnh tim và họ có xu hướng sống lâu hơn những người không ăn quả óc chó.

3. Trái cây có múi

Trái cây họ có múi như cam, quýt, bưởi là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất tốt, bao gồm vitamin C, folate và kali. Chúng cũng chứa flavonoid, là hợp chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm có thể giúp chống lại đột quỵ.

Một nghiên cứu năm 2012 trên 69.622 phụ nữ cho thấy tiêu thụ trái cây họ cam quýt có liên quan đến việc giảm nguy cơ đột quỵ.

4. Cá béo và cá nạc

Các loại cá béo như cá hồi, cá ngừ tươi và cá thu có nhiều axit béo omega-3, có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ bằng cách cải thiện lưu lượng m.áu và giảm viêm.

Các loại cá nạc như cá hồng, cá tuyết có hàm lượng omega-3 thấp hơn nhưng chúng có thể chứa các chất dinh dưỡng khác hữu ích cho việc ngăn ngừa đột quỵ.

Cụ thể, cá nạc chứa lượng protein, iốt và selen cao hơn cũng như ít calo hơn, có thể có lợi cho sức khỏe con người.

Một nghiên cứu về dân số Hà Lan năm 2018 cho thấy rằng một hoặc nhiều phần cá béo hoặc nạc mỗi tuần có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ do thiếu m.áu cục bộ.

Một đ.ánh giá năm 2018 của 5 nghiên cứu cho thấy cá nạc – bao gồm tôm hùm, sò điệp và tôm – có thể đặc biệt có lợi cho nguy cơ đột quỵ, thậm chí có thể còn hơn cả cá béo.

5. Sữa chua

Sữa chua là nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quan trọng cho sức khỏe tim mạch, bao gồm canxi, kali và men vi sinh.

Một nghiên cứu đa quốc gia lớn năm 2018 cho thấy rằng tiêu thụ nhiều sữa chua và sữa hơn có liên quan đến việc giảm nguy cơ t.ử v.ong và các biến cố nghiêm trọng về bệnh tim mạch, chẳng hạn như đột quỵ hoặc đau tim.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *