Ăn hàng quán nhiều làm tăng khả năng nhiễm hóa chất vào cơ thể

Theo trung tâm thống kê y tế của Hoa Kỳ National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES), thường xuyên ăn hàng quán làm tăng nguy cơ nhiễm các chất hóa học nhân tạo vào cơ thể.

Từ lâu việc ăn uống hàng quán thường xuyên đã được cảnh báo rất nhiều về mối nguy hại cho sức khỏe. Việc ăn uống bên ngoài thường xuyên không chỉ làm tăng nguy cơ ngộ độc thực phẩm cho cơ thể khi chẳng may ăn phải thức ăn được chế biến không đảm bảo vệ sinh. Theo Medical News Today, việc thường xuyên ăn hàng quán và các thực phẩm đóng gói sẽ dẫn đến hiện tượng cơ thể lâu ngày sẽ nhiễm các chất hóa học nhân tạo per- và polyfluoroalkyl (PFAS).

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), sau thời gian nghiên cứu đã tìm thấy mối liên hệ giữa các chất hóa học nhân tạo (PFAS) đối với sự phát triển của một số bệnh trong cơ thể như gan và thận. Các chất này sau khi đi vào cơ thể thì rất khó để đào thải ra ngoài, vì thế đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến các bệnh ung thư và gây ảnh hưởng xấu đến hệ miễn dịch.

Các nhà nghiên cứu đã liên tục đưa ra những kết quả để chứng minh việc ăn hàng quán dễ gây ra nhiều ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Viện nghiên cứu Silent Spring đã phát hiện ra những chất hóa học nhân tạo (PFAS) rất dễ tìm thấy trong các bao bì của sản phẩm thức ăn nhanh.

Mới đây theo khảo sát của và phân tích của các nhà khoa học từ trung tâm thống kê y tế của Hoa Kỳ National Health and Nutrition Examination Survey (NHANES) đã thu thập thông tin của 10.106 người tham gia kiểm tra. Những người tham gia thống kê phải cung cấp thông tin chi tiết về chế độ ăn uống của họ. Cụ thể, những người tham gia phải tự báo cáo về các loại thực phẩm mà họ tiêu thụ trong 24 giờ trước, 7 ngày, 30 ngày và một năm. Các nhà khoa học cũng lấy mẫu m.áu từ những người tham gia và phân tích để tìm dấu vết của các chất hóa học nhân tạo (PFAS).

Sau khi hoàn tất hết các thủ tục khảo sát phân tích, các nhà khoa học đã đưa ra kết luận những người thường xuyên ăn hàng quán có lượng chất hóa học nhân tạo (PFAS) trong m.áu cao hơn nhóm người thường xuyên ăn uống nấu nướng tại nhà.

Ăn hàng quán thường xuyên còn làm tăng các hóa chất gây hại cho sức khỏe gọi là “phthalate” trong cơ thể. TS Sheela Sathyanarayana, giáo sư thuộc ĐH Washington kiêm bác sĩ nhi khoa ở BV Nhi Seattle (Mỹ), cho biết: “Phthalate được xếp vào hàng những hóa chất tổng hợp có khả năng làm mất cân bằng nội tiết, đồng nghĩa chúng ảnh hưởng tới hormone trong cơ thể. Hormone có vai trò thiết yếu để cơ thể duy trì các hoạt động bình thường như sinh sản hay trao đổi chất.

MINH TUẤN (LƯỢC DỊCH)

Theo PLO

Kết luận chính thức vụ nhiều học sinh tiểu học ở Hải Dương nhập viện không rõ nguyên nhân

Theo cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương, sau khi tiến hành xét nghiệm các mẫu nước, phân của học sinh, thực phẩm bữa ăn bán trú trưa 1/10 thì không tìm thấy vi rút gây ngộ độc thực phẩm cũng như dịch bệnh tại trường Tiểu học Tứ Cường.

Như Báo Gia đình & Xã hội đã thông tin, cách đây hơn 10 ngày, tại trường Tiểu học Tứ Cường (huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương) nhiều học sinh bất ngờ xuất hiện các triệu trứng giống nhau: đau đầu, buồn nôn và một số học sinh tiêu chảy.

Sau khi sự việc xảy ra, BGH nhà trường cùng giáo viên nhanh chóng đưa các em học sinh đến trạm y tế thăm khám, điều trị. Đồng thời, báo cáo Phòng Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm y tế và cơ quan chức năng huyện Thanh Miện.

Ngày 2/10, nhiều học sinh trường Tiểu học Tứ Cường có biểu hiện đau đầu buồn nôn và một số học sinh đi ngoài. Ảnh: Đ.Tùy

Tiếp đó, Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm và Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương cử cán bộ về trường tìm hiểu vụ việc, lấy mẫu bệnh phẩm, mẫu thức ăn bán trú, mẫu nước để xét nghiệm tìm nguyên nhân vụ việc.

Bà Đỗ Thị Phương – Hiệu trưởng trường Tiểu học Tứ Cường cho biết: “Ngay sau khi xảy ra vụ việc, BGH phối hợp với các cơ quan chức năng tiến hành tăng cường công tác tuyên truyền tới học sinh, phụ huynh. Đồng thời, theo dõi sát sao những em được ra viện. Cho đến nay, các em học sinh đều quay lại trường học tập, sức khỏe ổn định và ăn bán trú diễn ra bình thường. Tuy nhiên, đến buổi học hôm qua (11/10), vẫn còn một số học sinh có biểu hiện như trên và trong số này có nhều em không ăn bán trú”.

Đến hết buổi học ngày hôm qua, việc ăn bán trú của học sinh nhà trường diễn ra bình thường. Ảnh: Đ.Tùy

Cũng theo Hiệu trưởng trường Tiểu học Tứ Cường, ngày 2/10 toàn trường có 70 học sinh có các triệu trừng: buồn nôn, đau bụng, một số em đi ngoài và được điều trị tại các cơ sở y tế. Trong số này có 9 em không ăn bán trú.

Trao đổi với PV Báo Gia đình & Xã hội ngày 3/10, ông Trương Mậu Nghiên – Giám đốc Trung tâm y tế huyện Thanh Miện cho hay, ngoài 9 bệnh nhân là học sinh trường Tiểu học Tứ Cường điều trị tai trung tâm có chung triệu trứng giống nhau vào sáng 2/10. Cùng thời điểm này có thêm nhiều trường hợp không phải là học sinh của trường tiểu học Tứ Cường, không ăn bán trú, thậm chí có một số người dân sinh sống trên địa bàn xã Tứ Cường ở độ t.uổi khác nhau cũng có biểu hiện đau đầu, buồn nôn, đi ngoài và đến trung tâm y tế thăm khám, điều trị.

Cán bộ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương đang tiến hành lấy mẫu thức ăn bán trú. Ảnh: Đ.Tùy

Liên quan đến sự việc trên, ông Nguyễn Đình Thực – Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương thông tin, sáng 4/10 Khoa phòng chống bệnh truyền nhiễm của đơn vị nhận được thông tin tại trường Tiểu học Tứ Cường có một số học sinh biểu hiện đau bụng, đi ngoài, một số trường hợp nôn và trung tâm cử cán bộ về tiến hành điều tra.

Cụ thể, trường tiểu học Tứ Cường có 991 học sinh, với 32 lớp, học trên 5 khối. Trưa ngày 1/10, nhà trường tổ chức ăn bán trú cho 405 học sinh gốm các món: rau bắp cải luộc, giò, cơm và thịt bò sốt vang. Đến đầu giờ sáng 2/10, có 3 học sinh được gia đình xin nghỉ học do đau bụng, buồn nôn và các gia đình này cho biết, hiện tượng trên xuất hiện từ khoảng 5h sáng cùng ngày.

Biên bản lấy mẫu xét nghiệm thức ăn bán trú. Ảnh: Đ.Tùy

Đến hết tiết 1 của buổi học ngày 2/10, tại một số lớp xuất hiện học sinh bị đau bụng, buồn nôn. Lúc này, nhà trường đã liên hệ với gia đình học sinh đưa các em đi khám và cho nghỉ học. Trong ngày 2/10, toàn trường có 70 trường hợp; ngày 3/10 có thêm 3 học sinh có biểu hiện triệu trứng như trên…

Cũng trong ngày 2/10, phòng GD&ĐT, phòng y tế, Trung tâm y tế huyện Thanh Miện và Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Hải Dương về làm việc với BGH, tiến hành điều tra, đ.ánh giá việc cung cấp, chế biến thực phẩm tại bếp ăn bán trú của trường.

Tiến hành lấy các mẫu gồm: 1 mẫu nước sinh hoạt, 3 mẫu phân của học sinh, 4 mẫu thực phẩm từ bữa ăn bán trú trưa 1/10 để tiến hành xét nghiệm tìm nguyên nhân.

Kết quả xét nghiệm các mẫu bệnh phẩm, thức ăn và nguồn nước không tìm thấy dịch bệnh và vi rút gây ngộ độc thực phẩm. Ảnh: Đ.Tùy

“Sau khi các mẫu đưa đi xét nghiệm, kết quả cho thấy, mẫu thức ăn cho kết quả âm tính và các mẫu phân của học sinh không phát hiện các vi rút gây dịch bệnh”, ông Thực khẳng định.

Ông Nguyễn Đình Nam – Chi cục trưởng Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm tỉnh Hải Dương cho biết: “Khi đưa mẫu thức ăn bán trú trưa 1/10 và nguồn nước đi xét nghiệm thì không tìm thấy vi rút gây ngộ độc thưc phẩm”.

Ở một diễn biến khác, cùng thời điểm sáng 1/10 khi nhiều học sinh trường Tiểu học xã Tứ Cường có chung triệu trứng và được giáo viên đưa sang trạm y tế thăm khám, điều trị thì trên mạng xã hội xuất hiện thông tin của 1 công dân địa phương cho rằng: Nhiều học sinh nhà trường bị ngộ độc thực phẩm đêm 2/10 và kêu gọi mọi người chia sẻ…

Công tác dạy và học của trường Tiểu học Tứ Cường diễn ra bình thường. Ảnh: Đ.Tùy

Liên quan đến vấn đề này, đại diện UBND huyện Thanh Miện trả lời PV Báo Gia đình & Xã hội vào trưa nay (12/10) cho biết: “Thông tin của công dân này đăng tải trên mạng xã hội là không đúng và gây hoang mang trong dư luận cho nhân dân, học sinh và những phụ huynh có con em đang ăn bán trú tại trường.

Bởi lẽ, thời điểm đó chưa có cơ quan chức năng nào đ.ánh giá, xác nhận đây là vụ ngộ độc thực phẩm, trong khi đến rạng sáng ngày hôm sau khi ăn bán trú (2/10) mới có học sinh xuất hiện triệu trứng chứ không phải đêm 2/10 như thông tin đăng tải. Đó là thông tin sai, thông tin không chính xác.

Cơ quan chức năng khuyến cáo, khi chuyển mùa và thời tiết thay đổi cũng là nguyên nhân gây ra một số loại bệnh trong khi sức đề kháng của nhiều trẻ còn thấp nên dễ mắc. Ảnh: Đ.Tùy

Đặc biệt, đến ngày 8/10, cơ quan chức năng tỉnh Hải Dương mới có kết luận chính thức và theo kết luận này, không tìm thấy vi rút gây ngộ độc thực phẩm và dịch bệnh tại trường Tiểu học Tứ Cường. Chúng tôi đã trao đổi với xã UBND Tứ Cường để tiến hành kiểm tra, xác minh sự việc trên. Nếu đúng như vậy, chúng tôi sẽ có biện pháp xử lý”.

Cũng theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Hải Dương, sự việc xảy ra tại trường Tiểu học Tứ Cườn trùng vào thời điểm chuyển mùa từ thu sang đông. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi là nguyên nhân gây ra một số loại bệnh trong khi sức đề kháng của nhiều trẻ còn thấp nên dễ mắc.

Vì vậy, nhà trường và phụ huynh cần quan tâm hơn tới vệ sinh môi trường, vệ sinh cá nhân cho học sinh. Đồng thời, tăng cường vệ sinh môi trường nơi học tập, nơi làm việc và bếp ăn bán trú…

Theo giadinh.net

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *