Ăn lá cây xương sông tăng sinh lực

Lá xương sông nấu canh cá, canh thịt ăn giải cảm. Lá giã nhuyễn hòa nước nóng, lọc lấy nước uống chữa phong hàn.

Cây xương sông còn gọi là hoạt lộc thảo, xang sông phắc lít (người Thái), là cây mọc hoang dại. Lá có thể làm gia vị, trộn gỏi cá, gỏi thịt, nướng chả, chống dị ứng với thức ăn tanh như lươn, ốc, cá.

Lương y Bùi Đắc Sáng cho biết lá cây có vị đắng, cay, thơm, tính ấm, tác dụng trừ tanh hôi, hỗ trợ tiêu hóa, tiêu đờm. Lá xương sông có thể chữa ho cảm, viêm họng bằng cách nhai ngậm lá tươi hoặc giã nhuyễn hòa nước sôi gạn lấy nước uống.

Trong 100g lá xương sông có 82,5g nước, 2g protein, 1,3g đường, 2,9g chất xơ, canxi, sắt, phospho, vitamin B1, B2, Pp, C. Lá chứa 0,24% tinh dầu với thành phần chính là limonen, p-cymene và methylthymol.

Lá xương sông tươi cùng rau ngót nấu canh cá hoặc thịt là món ăn bổ dưỡng, phù hợp với trẻ bị ốm, sốt.

Cây xương sông là loài mọc hoang dại nhưng rất bổ dưỡng, được dùng chế biến nhiều món ăn. Ảnh: Cây thuốc dân gian.

Theo lương y Sáng, Đông y dùng lá cây xương sông như một vị thuốc điều trị các bệnh đường hô hấp như cảm cúm, sổ mũi, ho hen, viêm họng, đau họng, tê thấp…

Sắc lá xương sông cùng hành hoa và hương phụ cũng có tác dụng giải cảm. Lá xương sông giã nhuyễn cùng lá khế và chua me đất, hòa nước lọc lấy nước uống chữa t.rẻ e.m sốt cao, co giật, thở gấp; dùng bã xoa ngoài chữa chứng nổi mẩn khắp mình. Lá xương sông cùng lá xương bồ giã nhuyễn, hòa nước nóng, lọc lấy nước uống hoặc sắc uống chữa trúng phong hàn. Lá xương sông sắc cùng hoa hồng bạch và hoa đu đủ đực, hòa đường phèn cho uống chữa viêm họng, ho đờm, nôn trớ…

Cây xương sông cũng có tác dụng trị thấp khớp. Cách làm như sau: Rửa sạch một nắm lá xương sông tươi, ngâm trong nước muối pha loãng 5-7 phút để diệt vi trùng, vi khuẩn. Giã nhuyễn lá xương sông rồi xào, bọc trong miếng vải mỏng và dùng chườm lên chỗ sưng đau khoảng 15-20 phút. Chú ý độ ấm nóng cho vừa phải để tránh bỏng rộp. Thực hiện 2 đến 3 lần mỗi ngày trong một tuần, các triệu chứng đau nhức do bệnh thấp khớp sẽ giảm.

Lương y Sáng lưu ý bài thuốc trị thấp khớp từ cây xương sông chỉ có tác dụng giảm đau khi còn ấm. Do đó, trong quá trình sử dụng, nếu thuốc nguội, nên xào nóng lại hoặc thay đợt thuốc khác. Ngoài ra, nên kiểm tra độ nóng của thuốc trước khi đắp lên nơi sưng đau, bởi thuốc quá nóng có thể tác động xấu đến da và dây thần kinh cảm giác dưới da.

Người bệnh có thể vừa đắp lá xương sông vừa massage nhẹ vùng đau để các dưỡng chất từ thuốc thấm sâu qua da. Bổ sung chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, thường xuyên tập luyện thể dục thể thao để tăng cường sức khỏe cho khớp và giúp hồi phục nhanh chóng.

Thúy Quỳnh

Theo VNE

Dù su hào được mệnh danh là “thần dược” của mùa Đông nhưng nếu bạn ăn nó theo cách này thì còn rước bệnh hại thân

Không chỉ làm thực phẩm, su hào còn được mệnh danh là “thần dược” của mùa Đông. Tuy nhiên, nếu ăn sai cách cũng có thể gây tổn hại cho sức khỏe

Theo nghiên cứu của y học hiện đại, su hào có chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa cũng như chứa các chất như selen, axit folic, vitamin C, kali, magiê và đồng, cung cấp cho cơ thể nguồn khoáng chất và vitamin dồi dào.

Đặc biệt, loại rau này cũng có mặt trong bảng xếp hàng các loại rau có hàm lượng vitamin C hàng đầu, đáp ứng hơn 100% lượng vitmin C hàng ngày mà con người cần. Ngoài ra, hàm lượng phytochemical trong su hào vô cùng quý giá, có tác dụng chống ung thư, tiểu đường, cholesterol cao…

Theo Đông y, su hào có tính mát, vị ngọt hơi đắng, có tác dụng hóa đờm, giải khát, giải độc, lợi thủy, tiêu viêm, giúp dạ dày. Chủ yếu dùng chữa nước tiểu đục, đi ngoài ra m.áu, nhọt độc không rõ nguyên nhân, tỳ hư hỏa vượng, trúng phong bất tỉnh.

Ngoài làm rau ăn, su hào còn có thể tận dụng để chữa bệnh

Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Viện hàn lâm KH&CN Việt Nam, Hội Đông y Hà Nội) su hào không đơn thuần là rau ăn hàng ngày mà còn có nhiều tác dụng cho sức khỏe.

Một số bài thuốc chữa bệnh từ su hào cực dễ làm được chuyên gia chỉ ra dưới đây, mọi người đều có thể áp dụng tại nhà.

1. Chữa viêm loét hành tá tràng

Cách dùng: Chuẩn bị 30g su hào, 30g lá bỏng. Đem 2 thứ đi giã nhỏ, thêm nước chín, vắt lấy nước cốt uống.

2. Chữa âm nang (t.inh h.oàn sưng to)

Cách dùng: Dùng su hào, thương lục thái lát, giã nhuyễn đắp ngoài.

3. Chữa đờm tích trong họng, giúp long đờm

Cách dùng: Dùng lá su hào nấu với dầu vừng, ăn và uống cả nước.

4. Giảm cân, chữa béo phì

Cách dùng:Su hào chứa nước và chất xơ, ít chất béo hòa tan, không cholesterol nên là thực phẩm lý tưởng của người bị béo phì hoặc muốn giảm cân, phòng chống bệnh tim mạch và đột quỵ. Tuy nhiên, nên ăn su hào luộc, nộm, hạn chế xào.

5. Tăng cường hệ miễn dịch

Cách dùng:Bạn nên bổ sung lượng su hào trong bữa ăn giúp tăng cường hệ miễn dịch, tăng khả năng phòng tránh bệnh tốt hơn.

6. Chữa miệng khô, khát nước

Cách dùng:Cắt su hào thành từng miếng và giã nát, cho thêm đường và nước đun sôi, uống.

7. Tiêu mụn nhọt

Cách dùng:Giã nát su hào, đắp vào chỗ chứa mụn hoặc vắt lấy nước uống để mụn nhanh lành.

8. Lên nhọt độc không rõ nguyên nhân

Cách dùng: Uống nước ép su hào, còn bã thì đắp vào khu mọc nhọt sẽ giúp giảm đau, nhọt nặn nhanh hơn.

Lưu ý quan trọng khi ăn su hào

Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng khuyến cáo rằng dù su hào là món có thể chữa bệnh và mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng khi ăn bạn không nên phạm phải những sai lầm sau:

– Tránh ăn sống su hào: Ăn nhiều sẽ gây ra đau bụng cho những người đang gặp khó khăn về đường tiêu hóa, người bị đau dạ dày, trẻ nhỏ.

– Không ăn quá nhiều su hào: Theo Đông y, su hào có thể giải độc, lợi tiểu, nên khi ăn nhiều quá trình thanh lọc diễn ra quá mạnh sẽ khiến cơ thể bị hao tổn khí huyết.

– Những người bị sưng tuyến giáp tuyệt đối không ăn su hào vì loại rau này có chứa hợp chất goitrogens gây sưng tuyến giáp.

ĐỖ ĐỖ

Theo baodansinh

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *