Ăn mặn, hảo đường: Người Việt đang tự g.iết mình

PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên – Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam bệnh không lây nhiễm đang trở thành nhóm bệnh có số lượng t.ử v.ong cao nhất trên thế giới với khoảng 40 triệu người t.ử v.ong hàng năm và vẫn đang gia tăng.

Ăn mặn và hảo ngọt làm tăng tình trạng bệnh tật không lây nhiễm.

Gánh nặng bệnh tật

Ở Việt Nam nó cũng là nhóm bệnh có tỷ lệ t.ử v.ong cao nhất, cứ 10 người t.ử v.ong thì có 7 người mắc và tập trung ở các bệnh như: tim mạch, đái tháo đường, ung thư và bệnh phổi mạn tính. Ước tính, trung bình mỗi năm nước ta có khoảng 12 triệu người bị tăng huyết áp, gần 3 triệu người bị bệnh đái tháo đường, 2 triệu người mắc bệnh tim, phổi mạn tính và gần 126.000 ca mắc mới ung thư, rối loạn tâm thần – thường gặp nhất ở người cao t.uổi là trầm cảm – sa sút trí tuệ là rối loạn nặng nề nhất, tỷ lệ t.rẻ e.m mắc tự kỷ hàng năm tăng; các bệnh không lây nhiễm gây ra 73% các trường hợp t.ử v.ong hàng năm và trong số đó có đến 40% t.ử v.ong trước 70 t.uổi.

Bên cạnh đó các bệnh không lây nhiễm còn gây tàn phế nặng nề và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh nếu không được phát hiện sớm và điều trị, theo dõi, chăm sóc lâu dài theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Nguyên nhân của tình trạng này là do nhiều người dân chưa có ý thức phòng ngừa bệnh: vẫn còn 45% dân số nam giới hút t.huốc l.á, 77% dân số uống rượu, chế độ dinh dưỡng không phù hợp, số người thừa cân béo phì không ngừng tăng.

Bên cạnh đó, người dân Việt Nam sử dụng muối cao gấp đôi so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (9,4gram/ngày). Tỷ lệ người mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, nguy cơ tim mạch, ung thư, tâm thần được phát hiện sớm và quản lý điều trị còn thấp, chỉ dưới 50%…

Giảm muối, giảm đường

Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng quốc gia, người Việt còn ăn quá mặn. Đối với muối (NaCl), được cấu thành từ hai nguyên tố hóa học là Natri và Chlorua. Theo Viện Dinh dưỡng Quốc gia, một thìa 5g muối chứa khoảng 2.000mg natri, tương đương với lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành. Trẻ nhỏ dưới một t.uổi, lượng muối được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo dưới 1,5g và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3g muối.

Trong khẩu phần ăn hàng ngày, lượng natri có hai nguồn gốc: từ tự nhiên có trong thực phẩm và chủ yếu từ việc bổ sung thêm muối cùng các gia vị mặn khi chế biến, chấm thức ăn. Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, 81% lượng muối tiêu thụ hàng ngày tại nước ta chủ yếu là từ muối và các gia vị trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%. Bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hàng ngày, cùng với mì chính và muối tinh.

Ăn quá 5g muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp. Thế nhưng trong thực tế thì mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam là 9,4g/ngày, trong khi Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo chỉ nên sử dụng 5g/ngày. Ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Nó cũng là yếu tố nguy cơ rất quan trọng đối với tăng huyết áp và đái tháo đường.

Theo thống kê của Viện Tim mạch quốc gia, cứ 5 người trưởng thành thì có một người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp t.ử v.ong thì có một trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch m.áu não. Tỷ lệ người bị tăng huyết áp chưa được chẩn đoán là gần 57%, đái tháo dường 70%, hơn 86% người bị tăng huyết áp chưa được quản lý bệnh.

Cùng với sử dụng quá nhiều muối, Tổ chức Y tế thế giới cũng cảnh báo, người Việt Nam sử dụng quá nhiều đường. Cụ thể, mức tiêu thụ đường trung bình của người Việt Nam là 46,5g/ngày, trong khi mức khuyến cáo của WHO là 25g/ngày.

Việc sử dụng nhiều đường khiến cho tỷ lệ béo phì ở Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á. Dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như thừa cân – béo phì, tăng huyết áp, loãng xương.

Nói về việc người Việt ăn ngọt, PGS Lê Bạch Mai – nguyên Phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng hảo ngọt ở người Việt nhìn từ cốc sữa của trẻ. Sữa dành cho t.rẻ e.m Việt cũng ngọt hơn bình thường, thói quen thích ăn ngọt, bánh ngọt, bánh kẹo tạo ra những “đầu lưỡi” chỉ thích ngọt và điều này gây tăng tình trạng bệnh tật.

Theo thống kê của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân – béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Tỷ lệ t.rẻ e.m dưới 5 t.uổi bị béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% (năm 2000) lên 5,3% kể từ sau năm 2015. Sau 10 năm (2002-2012), tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường tăng thêm 2 lần từ 2,7% lên 5,4%. Hiện tại, cả nước đang có trên 3,5 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường.
Để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, các chuyên gia y tế khuyến cáo, chú ý giảm lượng muối ăn vào hàng ngày; thường xuyên đo huyết áp và đ.ánh gái nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Hạn chế sử dụng đồ uống có đường vì đồ uống có đường là nguồn đường chính trong khẩu phần ăn và việc tiêu thụ.

Theo infonet

Bayer đồng hành cùng Ngày An toàn cho Bệnh nhân lần đầu tiên năm 2019

Vừa qua Bayer vinh dự là một trong những đơn vị đồng hành cùng Hội nghị khoa học toàn quốc lần thứ 8 do Tổng hội Y học Việt Nam phối hợp với Bộ Y tế tổ chức tại Hà Nội vào ngày 25/10/2019.

PGS.TS. Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng hội Y học Việt Nam và PGS. TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế tặng hoa và chứng nhận cho các nhà tài trợ

Với chủ đề “Quản lý các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở ở các nước Đông Nam Á”, hội nghị thu hút gần 500 đại biểu là Lãnh đạo các Bộ, Ban, Ngành Trung ương, các nhà khoa học, thầy thuốc từ các Hội thành viên của Tổng hội y học Việt Nam, trường Đại học, Sở Y tế, Bệnh viện trên toàn quốc, đại diện Tổ chức y tế Thế giới tại Việt Nam và đại diện của Hội Y học các nước Thái Lan, Indonesia, Singapore, Myanmar. Hiện nay, bệnh không lây nhiễm như bệnh tim mạch, đái tháo đường, ung thư, bệnh đường hô hấp mạn tính, rối loạn tâm thần của người cao t.uổi… đang là nguyên nhân gây t.ử v.ong hàng đầu tại Việt Nam. Các báo cáo viên tại hội nghị đã cập nhật thực trạng điều trị và chia sẻ kinh nghiệm cũng như đề xuất các giải pháp để quản lý hiệu quả các bệnh không lây nhiễm tại y tế cơ sở.

Để đảm bảo chất lượng điều trị và chất lượng cuộc sống cho người bệnh, việc sử dụng thuốc an toàn là vấn đề đang được xã hội, cộng đồng quan tâm. Bên cạnh đó, chúng ta đang đối mặt với sự già hóa dân số ngày càng gia tăng. Đại diện Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc, PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh – Giám đốc đã trình bày trước toàn thể hội nghị về vấn đề đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc cho người cao t.uổi. Theo PGS.TS. Nguyễn Hoàng Anh, cùng với xu hướng già hóa dân số toàn cầu, Việt Nam hiện nay có khoảng 5,2 triệu người cao tuổi> 65 t.uổi. Tình trạng đa bệnh lý, đa thuốc cùng với việc sử dụng một số nhóm thuốc có khả năng không phù hợp có thể làm tăng nguy cơ biến cố bất lợi khi sử dụng thuốc cho người cao t.uổi. Trong bối cảnh này, cần đảm bảo sử dụng thuốc an toàn ở người cao t.uổi thông qua việc hạn chế tối đa sử dụng các thuốc không phù hợp, góp phần nâng chất lượng điều trị cũng như giảm chi phí điều trị trong lĩnh vực lão khoa.

PGS. TS. Nguyễn Hoàng Anh, Giám đốc Trung tâm Quốc gia về Thông tin thuốc và Theo dõi phản ứng có hại của thuốc trình bày bài “Đảm bảo an toàn trong sử dụng thuốc cho người cao tuổi” trong hội nghị

Kể từ năm 2019, ngày 17 tháng 9 hàng năm được Tổ chức Y tế Thế giới khởi xướng và trở thành ngày An toàn cho Bệnh nhân. Đây là một chiến dịch toàn cầu nhằm nâng cao nhận thức của các bên liên quan trong toàn bộ hệ thống chăm sóc y tế, cùng nhau phối hợp để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân. “Tại Bayer, sự an toàn của bệnh nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Chúng tôi cam kết đồng hành cùng các đối tác trong các nỗ lực và hành động chung nhằm góp phần nâng cao việc sử dụng thuốc an toàn và đúng cách cho bệnh nhân. Bayer cũng rất quan tâm đến việc nghiên cứu phát triển thuốc mới cho đối tượng bệnh nhân cao t.uổi có bệnh mạn tính” bác sĩ Lynette Moey, Tổng Giám đốc Bayer Việt Nam cho biết.

P.V

Theo T.iền phong

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *