Gừng là một loại gia vị rất quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày, nhưng ngoài làm thực phẩm thì tác dụng của gừng với sức khỏe cũng rất tốt.
Gừng là một loại gia vị nấu ăn không thể thiếu. Nó không chỉ giảm bớt mùi của thực phẩm mà còn giảm bớt nhiều thành phần có hại tiềm tàng trong thực phẩm. Gừng chứa đựng cả hai giá trị dinh dưỡng và y tế, vừa là thuốc vừa là nguyên liệu cho nhiều món ăn ngon miệng hơn.
Sau đây là một số lợi ích đáng kể của gừng mà bạn có thể tham khảo:
Gừng rất tốt cho sức khỏe. Ảnh: Internet.
Chống ung thư hiệu quả: Gừng đang được nghiên cứu rộng rãi về tác dụng của nó đối với các tế bào ung thư. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng t.iêu d.iệt các tế bào ung thư buồng trứng nhanh chóng và an toàn hơn so với các loại thuốc hóa trị.
Ngoài ra ăn gừng thường xuyên giúp làm giảm viêm ruột và làm giảm nguy cơ ung thư đại tràng.
Giảm đau khớp: Viêm tế bào có thể được điều trị bằng gừng. Gừng loại bỏ cơn đau và điều trị viêm khớp. Đây là một trong những lợi ích sức khỏe hàng đầu của gừng.
Trị đau họng: Để điều trị đau họng, hãy cắt miếng gừng và cho vào nước sôi. Sau đó, thêm mật ong và chanh vào. Uống nước này mỗi ngày, vì nó giúp loại bỏ tắc nghẽn trong mũi.
Gừng cải thiện tiêu hóa: Các hoạt chất trong gừng kích thích sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày xuống ruột non, làm tăng hoạt động cơ của đường tiêu hóa. Chúng cũng làm giảm chướng bụng và đầy hơi. Điều này có thể đặc biệt hữu ích đối với những người mắc chứng khó tiêu.
Ngăn ngừa nhức đầu: Nếu đau đầu hoặc đau nửa đầu, hãy trộn một ít hạt tiêu cayenne và vài lát gừng. Thêm mật ong để tạo hương vị ngon. Dùng nước này mỗi ngày để tránh nhức đầu.
Gừng có nhiều công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe. Ảnh: Internet.
Lưu ý: Gừng là loại nguyên liệu có thể chữa được nhiều bệnh lý. Tuy nhiên những người bị chứng bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng, bệnh gan, bệnh sỏi mật…thì nên hạn chế ăn.
Cách lựa chọn thuốc bổ m.áu phù hợp
Gần đây tôi thấy người hay mệt mỏi; hoa mắt, chóng mặt; da xanh, nhợt nhạt… Mọi người nói tôi bị thiếu m.áu và khuyên nên dùng một đợt thuốc bổ m.áu. Vậy tôi nên dùng loại thuốc nào?
Nguyễn Thị Hoa (Bắc Ninh)
Để xác định bạn có bị thiếu m.áu hay không cần đi khám và làm xét nghiệm. Bên cạnh đó là xác định nguyên nhân gây thiếu m.áu.
Cần đi khám để xác định tình trạng thiếu m.áu.
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên triệu chứng này như: chấn thương, sau phẫu thuật, do ký sinh trùng (giun móc, giun tóc), rong kinh, trĩ, loét dạ dày – tá tràng, do tan m.áu ở người có bất thường về hemoglobin, thiếu G 6PD, bệnh tự miễn, thiếu sắt, do thuốc hoặc hóa chất, sốt rét hoặc do tủy xương kém hoạt động hoặc không hoạt động, hoặc do thiếu hụt các thành phần tổng hợp hemoglobin, sản xuất hồng cầu…
Các dấu hiệu và triệu chứng khác nhau tùy thuộc nguyên nhân của bệnh thiếu m.áu, nhưng có thể bao gồm: mệt mỏi, da nhợt nhạt, chóng mặt, nhức đầu, khó thở, lạnh tay và chân, nhịp tim nhanh hoặc bất thường… Ban đầu, thiếu m.áu có thể rất nhẹ nên không được chú ý, nhưng dấu hiệu và triệu chứng sẽ xấu đi nếu tiếp tục thiếu m.áu.
Điều trị thiếu m.áu có thể dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, việc điều trị thiếu m.áu cần phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Ví dụ, thiếu m.áu thiếu sắt cần phải bổ sung sắt, có thể cần phải mất vài tháng hoặc lâu hơn. Thiếu vitamin gây thiếu m.áu, thiếu m.áu ác tính được điều trị bằng tiêm thuốc, thường là tiêm vitamin B12. Thiếu m.áu do thiếu acid folic được điều trị bằng bổ sung acid folic… Trong quá trình điều trị thiếu m.áu, cần kết hợp điều trị nguyên nhân gây thiếu m.áu và bồi dưỡng cơ thể.
Có thể giúp tránh được bệnh thiếu m.áu thiếu sắt và thiếu m.áu thiếu vitamin bằng cách ăn uống lành mạnh và đa dạng các thực phẩm giàu sắt, folat, vitamin B12, vitamin C (giúp tăng hấp thu sắt).
Do vậy, trong trường hợp của bạn, tốt nhất nên đi khám để được dùng thuốc thích hợp.