Sau khi ăn trưa với rau rừng được người quen hái khoảng 15 phút thì cả hai chị em hoa mắt, chóng mặt, ảo giác, sụp mi, liệt cơ hàm dưới, không nói được…
Nguy kịch vì ăn nhầm lá ngón
Khoa Hồi sức tích cực – Chống độc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa tiếp nhận cùng lúc 2 trường hợp ngộ độc lá ngón trong tình trạng nguy kịch.
Trước đó, hai chị em N.T.T và N.T.B.T (trú tại Cẩm Khê, Phú Thọ) sau khi ăn trưa với rau rừng (được người quen hái) khoảng 15 phút thì bị hoa mắt, chóng mặt, ảo giác, sụp mi, liệt cơ hàm dưới, không nói được, sau đó co giật. Ngay sau đó, hai chị em được đưa đến Trung tâm Y tế huyện sơ cứu, rửa dạ dày và nhanh chóng được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ.
Hai nạn nhân nhập viện trong tình trạng nguy kịch do ngộ độc lá ngón.
Tại đây, cả 2 người bệnh nhập viện trong tình trạng hôn mê, suy hô hấp, nhịp tim và huyết áp tăng, co giật. Qua ghi nhận từ tuyến huyện có lá ngón trong dịch rửa dạ dày, các bác sĩ nhận định đây là một trường hợp ngộ độc lá ngón.
Ngay lập tức, người bệnh được duy trì thở máy qua ống nội khí quản, kiểm soát hô hấp, tim mạch, dùng thuốc chống co giật, dùng than hoạt giải độc qua sonde dạ dày. Sau hơn 1 ngày hồi sức tích cực, người bệnh được rút ống nội khí quản, thở oxy dòng cao.
Sau 6 ngày điều trị, hiện tại sức khỏe của cả hai người bệnh đã ổn định và được xuất viện.
Dấu hiệu ngộ độc lá ngón
Theo các bác sĩ, lá ngón là loại cây có độc tính cao, thường mọc tự nhiên ở vùng núi các tỉnh miền núi phía Bắc. Không chỉ có lá ngón, các ca ngộ độc do sử dụng các loại rau rừng, nấm rừng cũng đã từng xảy ra. Do đó, khi đi hái nấm hoặc rau rừng, người dân cần nắm rõ cách phân biệt các loại rau, các loại nấm để tránh nhầm lẫn dẫn đến những nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lá ngón được lấy ra trong dạ dày bệnh nhân.
Ngộ độc lá ngón xuất hiện nhanh, nặng và dễ t.ử v.ong với những biểu hiện mức độ tăng dần:
– Đau bụng, buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi, da lạnh, vã mồ hôi, yếu cơ, nặng có thể liệt hoàn toàn. Giãn đồng tử dẫn đến nhạy cảm với ánh sáng, chói mắt, sụp mi và liệt cơ hàm dưới dẫn đến rơi hàm dưới không khép được vào miệng.
– Thở yếu, thở chậm dẫn đến suy hô hấp; nhịp tim chậm, huyết áp tụt có thể dẫn đến ngừng tim; tăng phản xạ gân xương, co giật.
– Nạn nhân t.ử v.ong có nguyên nhân do liệt cơ, suy hô hấp, suy tuần hoàn. Nếu không được phát hiện và xử lí kịp thời, nạn nhân có thể t.ử v.ong rất nhanh trong vòng 1 – 6 giờ đầu.
Bệnh nhân hồi phục sau khi được điều trị.
Xử trí ngộ độc lá ngón như thế nào?
Việc xử trí cấp cứu ngộ độc lá ngón đòi hỏi kịp thời, khẩn trương, tích cực, trong đó quan trọng là xử trí loạn nhịp tim, kiểm soát hô hấp tốt và cắt cơn co giật.
Qua trường hợp này, các bác sĩ khuyến cáo phương pháp xử trí ban đầu cho người bị ngộ độc lá ngón là vô cùng quan trọng. Khi phát hiện người bị ngộ độc lá ngón, phải nhanh chóng loại bỏ chất độc ra khỏi cơ thể bằng các biện pháp như:
– Uống đầy nước để móc họng gây nôn (đối với nạn nhân còn tỉnh)
– Nhanh chóng chuyển người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để rửa dạ dày, dùng than hoạt, truyền dịch để loại bỏ và ngăn cản hấp thu độc chất
– Sau đó chuyển đến các bệnh viện chuyên khoa có đầy đủ các trang thiết bị cấp cứu giải độc, ngăn cản hấp thu độc chất bằng cách rửa dạ dày, điều trị tích cực để tránh những biến chứng muộn nặng nề, nguy hiểm, nguy cơ dẫn đến t.ử v.ong.
Chuyên gia y tế khuyên về mức dùng muối
Tờ The New York Times dẫn lời một số chuyên gia y tế giải đáp các thắc mắc liên quan đến việc tiêu thụ muối.
Nếu không có muối, dây thần kinh không hoạt động và cơ bắp không co lại. Nhưng hiện nay hầu hết mọi người đang dùng muối quá mức làm tăng nguy cơ mắc cao huyết áp hoặc bệnh tim. Chẳng hạn tại Mỹ, khoảng 95% nam giới và 77% phụ nữ tiêu thụ hơn mức khuyến nghị 2.300mg mỗi ngày.
Vài chục năm qua, giới nghiên cứu vẫn chưa thể thống nhất lượng muối bao nhiêu là quá mức, không phải ai cũng đồng ý với mức khuyến nghị mà Mỹ đặt ra. Tuy nhiên vài nghiên cứu gần đây đã giúp làm sáng tỏ một số vấn đề còn mơ hồ.
Muối ảnh hưởng ra sao đến sức khỏe?
Giáo sư y tế công Cheryl Anderson (Đại học California, Mỹ) cho biết các nghiên cứu trong nửa thế kỷ qua đều chỉ ra tiêu thụ càng nhiều muối huyết áp càng tăng.
Chẳng hạn trong một đ.ánh giá năm 2021 về 85 thử nghiệm lâm sàng với huyết áp của những người tiêu thụ từ 400 – 7.600mg muối/ngày, đội ngũ nghiên cứu ghi nhận huyết áp tăng theo lượng muối tiêu thụ. Tình trạng nghiêm trọng nhất ở trường hợp đã bị huyết áp cao từ trước.
Theo giáo sư Anderson, kiểm soát tốt huyết áp là một trong những điều quan trọng nhất có thể làm để giảm nguy cơ nguy cơ mắc bệnh tim hoặc đột quỵ. Giới chuyên gia cũng lưu ý rằng trong số vấn đề liên quan đến chế độ ăn uống, tiêu thụ muối là có hại nhất. Ước tính tiêu thụ muối quá mức gây ra gần 2 triệu ca t.ử v.ong mỗi năm.
Bao nhiêu muối là quá mức?
Mỹ khuyến nghị không nên tiêu thụ quá 2.300mg – tương đương một thìa cà phê – mỗi ngày. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cùng Hiệp hội Tăng huyết áp quốc tế (ISH) đặt ra mức thấp hơn: 2.000mg mỗi ngày.
Hiệp hội Tim mạch Mỹ nói rằng mặc dù 2.300mg là mục tiêu tốt, nhưng lý tưởng hơn nên tránh vượt quá 1.500mg, đặc biệt nếu bị huyết áp cao.
Theo giáo sư dinh dưỡng và dịch tễ học Frank Hu (Trường Y tế công TH.Chan thuộc Đại học Harvard), loạt khuyến nghị này dựa trên các bằng chứng tốt nhất hiện có về huyết áp cao và bệnh tim.
Nhưng không phải ai cũng đồng ý. Trong 10 năm qua có vài nghiên cứu chỉ ra chỉ trường hợp tiêu thụ từ 5.000mg mỗi ngày trở lên mới dễ mắc bệnh tim và t.ử v.ong hơn, như vậy khuyến nghị hiện hành quá nghiêm khắc.
Giáo sư y học thần kinh Martin O’Donnell (Đại học Galway) cho biết thử nghiệm dinh dưỡng quy mô lớn khó thực hiện hơn thử nghiệm thuốc, đặc biệt khi xem xét nguy cơ sức khỏe lâu dài, chẳng hạn đau tim hay đột quỵ. Các nhà khoa học dinh dưỡng thường chỉ có thể dùng mô hình chỉ ra mối liên hệ giữa thói quen ăn uống nhất định với sức khỏe, dẫn đến kết quả nghiên cứu khác nhau.
Tuy nhiên theo ông O’Donnell, bằng chứng ủng hộ ý kiến giảm lượng muối tiêu thụ về mức khuyến nghị hiện hành khá mạnh mẽ. Ông Hu cũng kêu gọi nên thực hiện ngay bây giờ thay vì chờ thêm bằng chứng mới.
Giảm lượng muối tiêu thụ
Bác sĩ tim mạch Deepak K.Gupta (Trung tâm Y tế, Đại học Vanderbilt) khuyên rằng giảm lượng muối tiêu thụ sẽ giúp hạ huyết áp. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh chế độ ăn ít muối kéo giảm huyết áp tương đương dùng thuốc.
Giáo sư y học tim mạch Alta Schutte (Viện Y tế toàn cầu George) lưu ý không nên đến lúc bị huyết áp cao mới nghĩ đến giảm lượng muối tiêu thụ. Bà cho biết muối dư thừa trong thời gian dài sẽ phá hủy mạch m.áu, cuối cùng làm tăng huyết áp.
Một số thử nghiệm gần đây ghi nhận người trưởng thành huyết áp bình thường cắt giảm tiêu thụ muối sẽ ít bị huyết áp cao hơn người không cắt giảm. Ông Hu nhắc nhở: “Phòng bệnh chắc chắn tốt hơn chữa bệnh”.
Cũng theo bà Schutte, bổ sung đủ kali quan trọng không kéo theo sự cắt giảm lượng muối tiêu thụ. Kali góp phần giảm nguy cơ tăng huyết áp và bệnh tim, một phần nhờ chất này giúp thận loại bỏ natri dư thừa ra khỏi m.áu.
Tuy nhiên trường hợp mắc bệnh thận hoặc đang đang dùng một số loại thuốc chẳng hạn như thuốc lợi tiểu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi bổ sung kali. Còn người có lượng natri trong m.áu thấp không nên áp dụng chế độ ăn ít muối.
Làm sao biết đã tiêu thụ đủ muối?
Giáo sư y khoa Lawrence Appel (Đại học Johns Hopkins) cho biết cách cắt giảm tốt nhất là ít ăn bên ngoài, cũng như hạn chế thực phẩm chế biến sẵn. Rau, trái cây, đậu, các loại hạt, sản phẩm từ sữa là nguồn thực phẩm giàu kali.
Ngoài ra, thử dùng thảo mộc, gia vị thay vì muối nêm vị cho món ăn cũng là giải pháp khả thi. Nhiều nghiên cứu chỉ ra ớt cay hay chanh, giấm chua có thể làm tăng vị của muối qua đó giảm lượng muối tiêu thụ.
Theo bà Anderson, nguyên tắc khi mua thực phẩm đóng hộp là chọn loại có lượng muối trong mỗi khẩu phần không cao hơn lượng calo.