Ăn cà chua hàng ngày đã giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp là do hàm lượng kali, lycopene trong cà chua.
Đó là một kết quả nghiên cứu được công bố vào tháng trước trên Tạp chí Tim mạch Dự phòng Châu Âu, cho thấy cà chua và các sản phẩm làm từ cà chua có thể đóng vai trò giúp ngăn ngừa và kiểm soát huyết áp cao.
Một nghiên cứu mới cho thấy những người ăn cà chua hàng ngày đã giảm nguy cơ tăng huyết áp do hàm lượng kali và lycopene trong cà chua. Ảnh: PHƯƠNG LÊ.
Dưới đây là những điều cần biết về vai trò của cà chua trong việc kiểm soát huyết áp cao và cách tận dụng tốt nhất những lợi ích của loại rau củ này.
Ăn nhiều cà chua có liên quan đến việc giảm nguy cơ tăng huyết áp
Trong nghiên cứu đã thực hiện trên hơn 7.000 người trưởng thành ở Tây Ban Nha có nguy cơ mắc bệnh tim mạch cao đã hoàn thành bảng câu hỏi về lối sống và tình trạng sức khỏe cũng như thói quen ăn kiêng, trong đó có việc tiêu thụ cà chua.
Những người này ăn cà chua hàng ngày bao gồm ăn cà chua sống hoặc các sản phẩm từ cà chua. Mức tiêu thụ cà chua của người tham gia được phân thành bốn nhóm, dựa trên khẩu phần ăn.
Theo nghiên cứu, tiêu thụ cà chua nhiều hơn sẽ làm giảm nguy cơ tăng huyết áp tới 36% và thậm chí tiêu thụ vừa phải cũng có tác dụng hạ huyết áp.
Ở những người tham gia có huyết áp cao hơn thay đổi ít đáng kể hơn. Các tác giả cho rằng điều này có thể là do những người này lớn t.uổi hơn và bị huyết áp cao kéo dài cũng như các yếu tố nguy cơ khác, khiến việc thay đổi đáng kể trở nên khó khăn hơn.
Ăn cà chua để tốt cho tim mạch
Cà chua cũng là thực phẩm được Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ (AHA) khuyên dùng để giảm huyết áp chủ yếu vì chúng có nhiều kali.
Khuyến cáo giảm natri và tăng kali là một biện pháp điều chỉnh lối sống đã được chứng minh rõ ràng để giảm nguy cơ tăng huyết áp.
Tăng cường tiêu thụ cà chua giàu kali là một cách hiệu quả để tăng lượng kali trong chế độ ăn uống.
Ngoài kali, cà chua còn là nguồn cung cấp lycopene tốt. Lycopene là một carotenoid có một số lợi ích cho hệ tim mạch, bao gồm tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, chống xơ vữa và chống tiểu cầu.
Nghiên cứu cho thấy những đặc điểm này cũng mang lại đặc tính hạ huyết áp đáng kể cho lycopene.
Cà chua là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh cho tim
Mặc dù không có nhiều thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên xem xét cụ thể cà chua để giảm nguy cơ tăng huyết áp, nhưng có khả năng chúng có vai trò do hàm lượng kali và lycopene trong chúng.
Tuy nhiên, đã có rất nhiều thử nghiệm lâm sàng về chế độ ăn kiêng được biết là có tác dụng giảm huyết áp, bao gồm chế độ ăn Địa Trung Hải và Phương pháp ăn kiêng để ngăn chặn tăng huyết áp (DASH).
Những dữ liệu này ủng hộ mô hình ăn uống nhiều trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt để giúp giảm huyết áp.
Tất nhiên, chỉ bổ sung một quả cà chua mỗi ngày trong chế độ ăn uống của bạn sẽ không làm giảm huyết áp. Điều quan trọng là phải kết hợp chúng như một phần của chế độ ăn uống cân bằng, tốt cho tim mạch với ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu và chất béo lành mạnh.
Ăn nhiều loại thực phẩm giàu kali cũng có thể giúp đáp ứng nhu cầu kali đồng thời bổ sung vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.
Tuy nhiên, ăn quá nhiều kali có thể gây hại cho người bị rối loạn thận, thường xảy ra ở người bị huyết áp cao.
Nước dừa bổ dưỡng nhưng nhiều người uống sai cách
Nước dừa rất ngon mát, bổ dưỡng nhưng nên uống bao nhiêu và thời điểm nào trong ngày là tốt nhất?
Nước dừa thường được sử dụng như một loại nước giải khát và nhiều người coi đó một giải pháp để điều trị chứng mất nước liên quan đến tiêu chảy, tốt cho người bệnh tăng huyết áp và góp phần cải thiện hiệu suất tập thể dục.
Nước dừa rất giàu carbohydrate và chất điện giải.
1. Những lưu ý khi sử dụng nước dừa
Nước dừa rất giàu carbohydrate và chất điện giải như kali, natri và magiê. Nhờ thành phần chất điện giải này nên việc sử dụng nước dừa để điều trị và chống mất nước được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên, một số chuyên gia cho rằng thành phần chất điện giải trong nước dừa không đủ để thay thế hoàn toàn dung dịch bù nước. Do đó, khi bị tiêu chảy, cần bổ sung chất điện giải theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nước dừa an toàn tuyệt đối với hầu hết người lớn khi được sử dụng như một thức uống nhưng cũng có thể gây đầy bụng hoặc khó chịu ở một số người dù không phổ biến. Tham khảo một số thông tin về tiêu thụ nước dừa trong các trường hợp sau:
Mất nước liên quan đến tiêu chảy: Một số nghiên cứu cho thấy rằng tiêu thụ nước dừa có thể giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước ở t.rẻ e.m bị tiêu chảy nhẹ.
Mất nước do tập thể dục: Một số vận động viên sử dụng nước dừa để thay thế chất lỏng sau khi tập luyện. Nước dừa giúp mọi người bù nước sau khi tập thể dục và một số vận động viên cũng sử dụng nước dừa để ngăn ngừa tình trạng mất nước hoặc để cải thiện sức bền.
Tăng huyết áp: Một số nghiên cứu cho thấy rằng uống nước dừa có thể làm giảm huyết áp ở những người bị tăng huyết áp. Tuy nhiên, vẫn cần có thêm bằng chứng để đ.ánh giá hiệu quả của nước dừa đối với những công dụng này.
Mang thai và cho con bú: Chưa biết đầy đủ về việc sử dụng nước dừa trong thời kỳ mang thai và cho con bú.
Xơ nang: Xơ nang có thể làm giảm nồng độ muối trong cơ thể. Một số người bị xơ nang cần phải uống chất lỏng hoặc thuốc để tăng lượng muối, đặc biệt là natri. Nước dừa không phải là một chất lỏng tốt để uống để làm tăng lượng muối ở những người bị xơ nang. Nước dừa có thể chứa quá ít natri và quá nhiều kali. Không uống nước dừa để tăng lượng muối nếu bạn bị xơ nang.
Hàm lượng kali trong m.áu cao: Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Không uống nước dừa nếu bạn có hàm lượng kali cao trong m.áu. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về thận và nhịp tim không đều.
Huyết áp thấp: Nước dừa có thể làm giảm huyết áp. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nước dừa nếu bạn có vấn đề về huyết áp.
Các vấn đề về thận: Nước dừa chứa hàm lượng kali cao. Thông thường, kali được bài tiết qua nước tiểu nếu nồng độ trong m.áu quá cao. Tuy nhiên, điều này sẽ không xảy ra nếu thận không hoạt động bình thường. Nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc sử dụng nước dừa nếu bạn có vấn đề về thận.
Phẫu thuật: Nước dừa có thể cản trở việc kiểm soát huyết áp trong và sau khi phẫu thuật. Ngừng sử dụng nước dừa ít nhất hai tuần trước khi phẫu thuật theo lịch trình. Ngoài ra, nước dừa có thể không phù hợp khi sử dụng thuốc điều trị tăng huyết áp vì nước dừa có thể làm giảm huyết áp. Trong một số trường hợp, uống nước dừa cùng với thuốc điều trị tăng huyết áp có thể khiến huyết áp xuống quá thấp.
2. Nước dừa uống trong thời điểm nào, liều lượng bao nhiêu?
Uống nước dừa vào buổi sáng là tốt nhất.
Theo BS Ngô Thị Kiều Nga (Trưởng khoa dinh dưỡng Bệnh viện tỉnh Đồng Tháp): Nước dừa giàu vitamin và các khoáng chất như sắt, magie, kali, canxi, phospho giúp bổ sung và nâng cao dinh dưỡng cho cơ thể. Một ly nước dừa chứa khoảng 44 kalo, 0,5g protein, 9.6 g đường, 400mg kali trong một ly nước dừa tương đương 1 quả chuối, 15mg magie và viatmin C. Do nước dừa giàu kali và các khoáng chất khác nên nước dừa có thể góp phần điều hòa các dịch nội bộ, tốt cho người mất nước, rối loạn điện giải.
BS Nga cho biết: Người táo bón, tiêu chảy có thể uống nước dừa ngày 1-2 lần. Người tăng huyết áp có thể uống nước dừa giúp điều hòa huyết áp. Uống nước dừa có thể tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, nước dừa có thể ảnh hưởng đến mức natri, người bệnh tim huyết áp chú ý không nên uống nhiều. Nước dừa có hàm lượng kali cao giống như một chất lợi tiểu tự nhiên, uống nhiều có thể khiến thận phải làm việc nhiều hơn.
Phụ nữ mang thai thiểu ối nên uống nước dừa nhưng bà bầu 3 tháng đầu thai kỳ và 3 tháng cuối hạn chế uống nước dừa vì có thể gây huyết áp hạ, yếu cơ.
Uống trong ngày vào buổi sáng là tốt nhất và chú ý không thay thế nước dừa cho các loại trái cây khác, uống nhiều quá có thể gây tăng kali m.áu hoặc làm huyết áp thấp.
Lương y Nguyễn Công Đức (Thủ Đức, TP. Hồ Chí Minh) lưu ý: Trong nước dừa có nhiều vi lượng magie, kali, mangan… là nước uống bổ sung chất điện giải khi tiêu chảy rất tốt nhưng không nên uống quá lít nước dừa mỗi ngày. Người bị say nắng cũng có thể uống nước dừa, lưu ý uống từng ngụm nhỏ từ từ. Trước khi tập thể dục không nên uống nước dừa vì các vi lượng có thể ảnh hưởng đến quá trình tuần hoàn m.áu có thể làm vận động viên mệt mỏi, yếu cơ.