Tiêu thụ không đủ lượng muối cần thiết cho cơ thể cũng hại cho sức khỏe tim mạch đấy bạn nhé. Ăn quá ít muối cũng ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe .
Ăn quá ít muối cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Nguồn ảnh: Internet
Các nhà nghiên cứu từ Canada tin rằng: tiêu thụ lượng natri thấp có thể cũng không lành mạnh như tiêu thụ quá mức. Nghiên cứu đã được công bố trên Tạp chí Y khoa Lancet.
Nhóm nghiên cứu đã theo dõi 94.000 người, t.uổi từ 35 đến 70, trung bình 8 năm. Họ đã phân tích dữ liệu trên hơn 300 cộng đồng từ 18 quốc gia trên thế giới để tìm kiếm nguy cơ liên quan đến các vấn đề sức khỏe tim mạch.
Các chuyên gia đã tuyên bố: tiêu thụ natri cao có thể làm tăng huyết áp và tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ và đau tim. Nhưng những phát hiện mới cho thấy mức tiêu thụ muối thấp cũng có thể gây nguy hiểm, liên quan đến nhiều cơn đau tim và t.ử v.ong hơn.
Nhóm tác giả cho biết: thay vì giảm lượng muối ăn vào, chúng ta nên nhắm đến mức tiêu thụ vừa phải vì cơ thể chúng ta cần các chất dinh dưỡng cần thiết như natri.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị: người lớn chỉ nên tiêu thụ ít hơn 5 gram muối mỗi ngày, tức là khoảng một thìa cà phê. Điều này tương đương với ít hơn 2 gram natri mỗi ngày.
Mỗi ngày nên ăn bao nhiêu muối là đủ?
Trong muối có chứa Natri – chất cần thiết cho hoạt động sống của cơ thể. Nó giúp đảm bảo việc truyền thần kinh thích hợp, sự co cơ và các chức năng khác của cơ thể có thể diễn ra bình thường. Muối thường được loại bỏ ra khỏi cơ thể thông qua tuyến mồ hôi và đi tiểu, và được đưa vào cơ thể từ muối có trong thực phẩm chúng ta ăn.
WHO khuyến cáo, mỗi người chỉ nên dùng 5gr muối/người/ngày, tương đương với khoảng một muỗng cà phê muối.
Đối với lượng natri cần thiết của cơ thể, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến nghị nên nạp ít hơn 2 gram natri mỗi ngày. Hiệp hội Tim mạch Mỹ còn đưa ra khuyến nghị thận trọng hơn là chỉ nên nạp tối đa 1,5gram natri mỗi ngày, đặc biệt là những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo, hạn chế lượng muối đưa vào cơ thể giúp người tăng huyết áp kiểm soát huyết áp tốt hơn. Cụ thể: mỗi ngày chỉ nên dùng 2,3 gam muối/người (một muỗng cà phê muối) sẽ giúp giảm huyết áp 2-8 mmHg.
Hạn chế muối ăn đặc biệt cần thiết với người bị tăng huyết áp, người bị suy tim hoặc người già. Bạn sẽ có thể biết cơ thể có quá nhiều muối khi có các triệu chứng như đầy hơi và giữ nước. Bộ não cũng nhận được tín hiệu rằng cơ thể cần nhiều nước hơn. Điều này sẽ khiến bạn trải qua những cơn khát cực độ để khiến bạn uống nhiều nước hơn.
4 loại thực phẩm tuy không mặn nhưng lại chứa rất nhiều muối, bất ngờ nhất là cái thứ 2 được nhiều người yêu thích
Chúng ta đều biết rằng muối là gia vị không thể thiếu trong hầu hết mọi món ăn nhưng nó cũng là thứ mà ta không thể ăn nhiều, nếu không sẽ gây ra hàng loạt căn bệnh nguy hiểm.
Đây là 4 loại thực phẩm tuy không mặn nhưng lại đang ngấm ngầm “bơm” muối vào cơ thể bạn.
Có thể nói muối là nguồn gốc của gia vị, nó là loại gia vị được sử dụng rộng rãi nhất trong cuộc sống hàng ngày! Trong nhiều thế kỷ, con người luôn dành tình cảm đặc biệt cho nó! Khoảng 5000 năm trước, vào thời Yan và Huang, Trung Hoa đã phát minh ra muối ăn.
Vậy bạn có biết tại sao muối lại mặn? Trên thực tế, nhiều người không biết rằng muối mặn vì nó chứa natri (một chất ăn được có thể duy trì sự cân bằng của chất lỏng trong cơ thể và giữ cho cơ bắp khỏe mạnh), khoảng 2,5g muối có 1g natri. Do đó, ăn muối mang lại tác dụng nhất định cho sức khỏe con người.
Tuy nhiên, theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi người trưởng thành không nên tiêu thụ quá 5g muối mỗi ngày! Nhưng thực tế rất đáng lo ngại, lượng muối ăn trung bình của một số người có thể lên đến hơn 10g/ngày. Việc ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến hàng loạt căn bệnh nguy hiểm như làm tăng huyết áp, tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và bệnh thận…
Dưới đây là 4 loại thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày, tuy khi ăn bạn sẽ không cảm nhận thấy vị mặn nhưng thực chất nó lại đang ngấm ngầm “bơm” lượng lớn muối vào cơ thể bạn.
1. Que cay
Ngày nay, những sản phẩm ăn vặt của Trung Quốc ngày càng được săn đón nhiều hơn bởi các bạn trẻ Việt. Một trong số đó phải kể đến là que cay, với độ dai dẻo nhất định, mùi thơm cay tê nồng cộng thêm chút ngòn ngọt khiến bất kì ai cũng phải “đổ đứ đừ đừ”.
Tuy nhiên, chỉ cần ăn 1 gói que cay là bạn đã tiến gần hơn một bước đến bệnh cao huyết áp! Trên thực tế, ở chính tại quê hương của món ăn vặt này, người ta cũng thực sự không được khuyến khích cho tất cả mọi người ăn nhiều que cay, không chỉ vì nó quá nhiều muối, mà còn có một số chất phụ gia, hương liệu và các chất khác mà chúng ta không thể nhìn thấy. Chúng có thể âm thầm gây hại cho sức khỏe của bạn nếu được tiêu thụ với lượng lớn.
2. Ngao
Vào mùa hè, không gì tuyệt vời hơn là được thưởng thức một bát ngao hấp, hơi mằn mặn, béo ngậy cực kỳ cuốn hút. Tuy nhiên, bạn có biết rằng hương vị chỉ hơi mặn của ngao thực chất lại có rất nhiều muối?
Theo các thí nghiệm, chưa đến 500g ngao có vỏ chứa 2125mg natri. Sau khi ăn 1kg ngao, về cơ bản lượng muối bạn ăn vào đã có thể vượt quá ngưỡng cho phép gấp nhiều lần! Với một số loại hải sản khác bạn cũng có thể gặp tình trạng tương tự, vậy nên hãy cân nhắc trước khi ăn chúng!
3. Cần tây
Bạn đã từng ăn cần tây luộc chưa? Chỉ cần luộc trong nước tinh khiết không cho thêm gì, khi ăn vào bạn cũng sẽ thấy nó rất mặn.
Điều này là do hàm lượng natri trong 100g cần tây lên tới 313mg. Tuy nhiên, khi được ăn sống hầu hết chúng ta lại không cảm thấy vị mặn này… và nhiều người thích ăn sống nó. Vậy nên hãy cẩn thận với loại rau tưởng chừng healthy này.
4. Trứng muối
Có rất nhiều người là “fan” của trứng muối bởi vị bùi béo, hơi mặn nhẹ của món này. Trên thực tế, trứng muối cũng là một “đại gia natri”.
Một quả trứng muối khoảng 60g (không tính vỏ) có hàm lượng natri là 1624mg, chiếm hơn 80% lượng thức muối bạn có thể ăn vào 1 ngày theo khuyến cáo của WHO. Do đó, dù ngon đến mấy cũng đừng ăn nó quá nhiều.
Nguồn và ảnh: Aboluowang, Eat This