Chúng ta đều biết rằng trứng cung cấp nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng nếu bạn tiêu thụ trong ngưỡng hợp lý.
Vậy một tuần ăn bao nhiêu quả trứng là đủ, liệu bạn đã làm đúng hay chưa?
Trứng chứa hầu hết các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể con người và được mệnh danh là “ngân hàng dinh dưỡng lý tưởng”.
Theo một nghiên cứu, ăn từ 5 quả trứng mỗi tuần giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2 và tăng huyết áp lần lượt là 28% và 32%. Nếu kết hợp với các hình thức ăn uống lành mạnh khác, lợi ích sức khỏe sẽ còn lớn hơn nữa.
Cụ thể, khi ăn từ 5 quả trứng mỗi tuần, đồng thời tăng cường ăn chất xơ, cá và ngũ cốc nguyên hạt, nguy cơ bị rối loạn đường huyết lúc đói hoặc tiểu đường tuýp 2 đã giảm đáng kể từ 26-29%; nếu kết hợp với việc đảm bảo tiêu thụ các sản phẩm từ sữa, trái cây và rau quả sẽ làm giảm tỷ lệ tăng huyết áp từ 25-41%.
Tại sao ăn trứng làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch?
Ăn trứng vừa phải có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách tăng lượng chất chuyển hóa có lợi cho tim trong máu!
1. Trứng có thể làm tăng cholesterol tốt và giảm cholesterol trong m.áu
Có mối tương quan tích cực giữa lượng trứng ăn vào và nồng độ lipoprotein mật độ cao (cholesterol tốt). Sự gia tăng nồng độ của các lipoprotein mật độ cao này giúp loại bỏ cholesterol xấu khỏi mạch m.áu và cải thiện các đặc tính chuyển hóa cholesterol, do đó có tác dụng bảo vệ bệnh tim mạch.
2. Trứng có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa cholesterol xấu của gan
Có mối tương quan tích cực giữa lượng trứng ăn vào và chỉ số apolipoprotein A1. Apolipoprotein A1 có thể vận chuyển cholesterol ngoại vi đến gan để chuyển hóa, từ đó giúp giảm mức độ cholesterol xấu.
Tóm lại, việc ăn trứng làm thay đổi biểu hiện của các dấu hiệu trao đổi chất và những dấu hiệu bị thay đổi này có liên quan nghịch với nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Do đó, có thể suy đoán rằng việc ăn trứng có thể thay đổi quá trình trao đổi chất của cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Ăn bao nhiêu trứng mỗi tuần là thích hợp nhất?
Mọi thứ luôn có giới hạn, và việc ăn trứng cũng vậy, ăn quá nhiều sẽ gây phản tác dụng. Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Sức khỏe Cộng đồng Châu Âu của nhóm nghiên cứu tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc vào năm 2021 cho thấy so với những người tham gia ăn 6 quả trứng mỗi tuần, những người tham gia ăn trên 6 quả trứng mỗi tuần có tỷ lệ t.ử v.ong do mọi nguyên nhân cao hơn đáng kể (khoảng 35%), đặc biệt ở người có BMI 21,2kg/m2.
Nói chung, tốt nhất nên ăn 5-6 quả trứng mỗi tuần, điều này có thể phát huy tối đa tác dụng bảo vệ liên quan đến tim mạch mà không làm tăng nguy cơ t.ử v.ong do mọi nguyên nhân.
Mướp đắng nhiều tác dụng tốt nhưng lại ‘đại kỵ’ với 4 nhóm người sau
Mướp đắng là thực phẩm tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.
Mướp đắng không chỉ là món ăn có hương vị hấp dẫn mà còn rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể ăn được mướp đắng. Dưới đây là những tác dụng của mướp đắng cũng như những người không nên ăn mướp đắng.
Tác dụng của mướp đắng với sức khỏe
Bài viết trên website Bệnh viện Đa khoa Medlatec có sự tham vấn y khoa của BSCKI. Dương Ngọc Vân cho biết, mướp đắng (khổ qua) là loại quả ăn được có vị đắng.
Trong thành phần của loại thực phẩm này có chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe như các loại vitamin (C, B1, B12,…), canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ, protein, chất béo, beta-caroten,…
Có thể kể đến các tác dụng cho sức khỏe của người sử dụng đến từ loại thực phẩm này như sau:
Hỗ trợ điều trị bệnh đái tháo đường type 2
Đây l loại thực phẩm làm giảm lượng đường trong m.áu qua việc làm tăng quá trình chuyển hóa glucose. Loại thực phẩm này tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bệnh mắc tiểu đường type 2.
Tuy nhiên, nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào ảnh hưởng tới lượng đường trong m.áu, bạn nên thận trọng về việc muốn sử dụng khổ qua. Điều này là để tránh trường hợp làm giảm lượng đường trong m.áu quá mức.
Giảm cholesterol trong m.áu
Sử dụng khổ qua cũng có tác dụng trong việc giúp làm giảm cholesterol trong m.áu. Từ đó, hỗ trợ tăng cường sức khỏe tim mạch, hạn chế một cách đáng kể nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, nhồi m.áu cơ tim, đột quỵ.
Tăng cường hệ miễn dịch
Tiêu thụ khổ qua sẽ giúp bạn tăng cường hệ miễn dịch để phòng ngừa bệnh tật và nhiễm khuẩn. Từ đó, giúp phòng ngừa cảm lạnh, hạn chế khả năng bị dị ứng thực phẩm. Cùng với đó, giảm thiểu nguy cơ mắc chứng khó tiêu hay chứng trào ngược dạ dày thực quản.
Giảm tình trạng táo bón
Trong thành phần của khổ qua có chứa chất xơ giúp kích thích nhuận tràng. Do vậy, việc tiêu thụ loại thực phẩm này có thể giúp cơ thể dễ dàng đi đại tiện hơn, giảm thiểu tình trạng táo bón.
Một số tác dụng khác
Bên cạnh những tác dụng đã được kể đến, khổ qua còn là một loại thực phẩm có tác dụng tốt cho người bị viêm gan, xơ gan; giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa; làm giảm các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích; góp phần cải thiện thị lực; giúp thanh nhiệt, giải độc.
Những người không nên ăn mướp đắng
Mướp đắng tuy tốt cho sức khỏe nhưng không phải ai cũng có thể ăn được. Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn lời lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng (Hội Đông y Hà Nội) cho biết, 4 nhóm người sau đây không nên ăn mướp đắng.
Người huyết áp thấp
Theo vị lương y, trong quả mướp đắng chứa chất charantin, Polypeptid-P và Vicine có khả năng làm hạ đường huyết, dẫn đến tụt huyết áp, nên những người có t.iền sử huyết áp thấp không nên sử dụng mướp đắng.
Người có vấn đề về hệ tiêu hóa
Theo lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng, nếu lạm dụng, ăn quá nhiều mướp đắng có thể ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa, gây tiêu chảy, ảnh hưởng đến dạ dày.
Lương y khuyên những người đang mắc bệnh tiêu hóa không nên ăn nhiều mướp đắng, nếu có thể kiêng thì càng tốt.
Mướp đắng rất tốt cho sức khỏe.
Phụ nữ mang thai và cho con bú
Lương y Sáng cho biết, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và dẫn đến sảy thai. Ngoài ra, phụ nữ mang thai ăn nhiều mướp đắng có thể gây kích thích tử cung và dẫn đến sinh non.
Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì một số thành phần không tốt có thể được truyền qua sữa mẹ.
Người mới phẫu thuật
Lương y đa khoa Bùi Đắc Sáng cho rằng việc ăn mướp đắng ngay khi mới phẫu thuật sẽ gây cản trở quá trình kiểm soát đường huyết của bệnh nhân. Tốt nhất người bệnh nên ngừng ăn mướp đắng trong ít nhất 2 tuần trước và sau phẫu thuật.
Những điều cần lưu ý khi ăn mướp đắng
Khi ăn mướp đắng bạn cần lưu ý những điều dưới đây để không gây ảnh hưởng đến sức khỏe:
– Tiêu thụ với một lượng vừa phải, không nên lạm dụng.
– Không kết hợp sử dụng khổ qua với tôm hoặc ăn cùng lúc với sườn heo chiên hay măng cụt.
– Tránh uống trà xanh sau khi ăn khổ qua vì có thể gây ảnh hưởng đến dạ dày. Thay vào đó, nên đợi một vài tiếng sau khi ăn xong rồi mới uống.
– Không nên ăn khổ qua khi bụng đói.
Trên đây là những người được khuyến cáo không nên ăn mướp đắng. Nếu bạn thuộc nhóm những người trên hãy tránh xa mướp đắng nhé.