Gần đây, không ít loài cây mọc dại ở các vùng quê được người tiêu dùng săn lùng, với giá khá cao. Nó đã trở thành “hàng hiếm” với người thành phố do hương vị lạ, chứa nhiều giá trị dinh dưỡng.
Rau dớn.
Có thể kể đến 3 loại rau dại đang là “hàng hiếm”, giá bán cao.
1. Rau dớn: Mọc nhiều ở các vùng núi rừng, ven bờ sông, suối. Trước đây, rau dớn góp mặt trong bữa ăn của giới bình dân, thường là món luộc, nấu canh hay sang hơn thì xào với tỏi. Nhưng nay nó đã trở thành món đặc sản của những nhà hàng sang trọng, với giá trên dưới 130.000 đồng/kg.
Rau dớn có tính mát, giúp lợi tiểu, chống táo bón, làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng, và giúp dễ ngủ, ngủ sâu, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Rau càng cua.
2. Rau càng cua: Là loại cây dại ít người để ý, nhưng có giá bán khoảng 110.000 đồng/kg. Không chỉ là thứ rau ăn ngon miệng, rau càng cua còn được dùng làm vị thuốc.
Theo đông y, cây càng cua có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tan m.áu ứ; thường dùng để chữa các bệnh n.hiễm t.rùng đường hô hấp, viêm họng, viêm ruột thừa, viêm gan truyền nhiễm, viêm dạ dày – ruột, tiêu hóa kém, đau nhức xương khớp, sốt rét.
Theo lương y Nguyễn Phước Thành, rau càng cua chứa nhiều chất sắt, giúp bổ sung cho người thiếu m.áu do thiếu sắt. Các chất kali, magiê trong rau tốt cho tim mạch và huyết áp cũng như góp phần trong việc chữa bệnh đái tháo đường, táo bón, cao huyết áp…
Rau sắng.
3. Rau sắng: Còn gọi là ngót rừng, mọc tập trung ở vùng đồi núi phía Bắc. Phần lá và chồi non của rau sắng có màu xanh thẫm, rất óng ả, được cho là chứa nhiều khoáng chất tốt cho sức khoẻ. Giá bán trên 150.000 đồng/kg. Trong đó đắt nhất là rau sắng chùa Hương.
Theo lương y Luân Quốc Tuấn, lá và rễ rau sắng đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi tiểu, giải độc. Lá rau sắng còn chữa sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc… Rễ rau sắng rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày có tác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp…
Bị đau tức vùng bụng dưới bên trái: nguyên nhân có thể là do 4 căn bệnh “rình rập” trong cơ thể
Đau bụng là tình trạng mà ai cũng có thể gặp phải trong cuộc sống hàng ngày và nếu bạn gặp phải hiện tượng đau bụng trái quá thường xuyên thì nên cẩn thận với 4 vấn đề sức khỏe sau.
Đau bụng thường là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh lý về đường tiêu hóa, nhất là khi nó đi kèm với tình trạng đầy bụng, tiêu chảy. Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên gặp phải tình trạng đau vùng bụng dưới bên trái thì đó lại không đơn thuần là triệu chứng của bệnh về tiêu hóa.
Dưới đây là 4 căn bệnh “rình rập” từ cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái mà bạn nên tìm hiểu ngay.
1. Viêm ruột thừa
Viêm ruột thừa là một căn bệnh khá phổ biến, trong quá trình bệnh phát triển thì triệu chứng rõ ràng nhất chính là cơn đau nhói ở vùng bụng. Khi lòng ruột thừa xuất hiện tình trạng tắc nghẽn thì bạn sẽ cảm nhận rõ thấy cơn đau tức ở vùng bụng dưới bên trái. Nếu để tình trạng này kéo dài lâu thì bệnh sẽ càng tiến triển nặng và khó điều trị triệt để.
2. Ung thư tuyến tụy
Theo trang Mayo Clinic, ở giai đoạn bệnh ung thư tuyến tụy phát triển, bạn sẽ dễ gặp phải những cơn đau bụng xuất hiện thường xuyên và kéo dài. Khu vực dễ nhận thấy nhất là vùng bụng dưới bên trái bị đau âm ỉ nhiều ngày.
Ngoài ra, bệnh ung thư tuyến tụy cũng có thể xuất hiện ở cả vùng bụng trên hoặc bụng dưới bên phải. Trong trường hợp nặng thì toàn bộ vùng bụng đều sẽ lên cơn đau rõ rệt.
3. Có khối u ở buồng trứng
Khi các khối u ở buồng trứng xuất hiện thì triệu chứng rõ ràng nhất mà bạn sẽ thấy chính là đau bụng. Do trong quá trình tăng thể tích cục bộ, khối u sẽ gây chèn ép lên các mô và dây thần kinh xung quanh khiến người bệnh cảm thấy đau đớn.
Nhìn chung, cơn đau ở vùng bụng dưới bên trái có liên quan đến các bệnh lý về buồng trứng, mức độ đau sẽ bị ảnh hưởng bởi kích thước của khối u. Hơn nữa, thể tích khối u càng lớn thì cảm giác đau sẽ càng rõ. Vì vậy, sau khi nhận thấy tình trạng đau vùng bụng dưới bên trái xuất hiện thì bạn nên cảnh giác với khối u ở buồng trứng.
4. Sỏi thận
Sỏi thận là một bệnh tương đối phổ biến và cơn đau cục bộ sẽ khởi phát rõ ràng ở vùng bụng dưới bên trái. Trong quá trình phát triển sỏi thận, nếu một số viên sỏi nhỏ trong thận lọt vào niệu quản thì hiện tượng tắc nghẽn niệu quản sẽ xảy ra. Lúc này, ống dẫn trứng bị co thắt, gây chèn ép cục bộ khi đi tiểu nên tạo ra những cơn đau rõ rệt. Vì vậy, sau khi xuất hiện những cơn đau vùng bụng dưới bên trái thì bạn nên đề phòng với cả nguy cơ mắc bệnh sỏi thận.