Các loại rau củ thủy sinh như: rau muống, rau rút, rau cần, rau cải xoong, ngó sen, củ niễng… có nhiều chất dinh dưỡng nhưng nếu không biết cách chế biến, dễ gây bệnh sán lá ruột.
Sán lá ruột là loại sán lá nhỏ ký sinh trong ruột ở người và một số gia súc, đặc biệt phổ biến ở loài lợn. Tuy nhiên, sán này cũng ký sinh trong ruột người và gây bệnh cho người.
Nguyên nhân, sán ký sinh trong ruột lợn, đẻ trứng và trứng sán theo phân ra ngoài làm nhiễm bẩn các nguồn nước. Sau một thời gian, ấu trùng hình thành, phát triển trong trứng, phá vỡ vỏ trứng ra ngoài tìm ốc để ký sinh.
Rau muống, loại rau gần như ko thể thiếu trong bữa cơm người Việt nhưng ít người chú ý đến nguy cơ bị sán
Sau khi vào ốc, ấu trùng tiếp tục phát triển thành ấu trùng có đuôi. Lúc này chúng lại bỏ ốc, sống bám vào một số cây thủy sinh như bèo, ngó sen, củ niễng… và các thực vật mọc dưới nước.
Người ăn phải những cây thủy sinh này chưa nấu chín sẽ ăn theo cả ấu trùng sán lá vào ruột. Khi vào cơ thể, ấu trùng bám vào ruột non, ký sinh và trưởng thành ở đấy. Thời gian từ lúc ấu trùng vào cơ thể đến khi trưởng thành khoảng 90 ngày.
Khi mắc sán, bệnh nhân chỉ bị mệt mỏi, thiếu m.áu nhẹ, sức khoẻ giảm sút… Khi bệnh toàn phát, người bệnh bị đau bụng kèm theo tiêu chảy. Phân lỏng, không có m.áu, nhưng nhày và có lẫn nhiều thức ăn không tiêu.
Bệnh nhân thường đau bụng ở vùng hạ vị, đau kèm theo tiêu chảy và có thể xảy ra những cơn đau dữ dội. Nếu người bệnh có nhiều sán và không được điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng, có thể bị phù nề, tràn dịch ở nhiều nội tạng và c.hết trong tình trạng suy kiệt.
Việc điều trị sán lá ruột không khó, miễn là chúng ta chú ý phát hiện sớm và điều trị theo hướng dẫn của thầy thuốc. Muốn đề phòng bệnh này chúng ta không nên ăn những cây thuỷ sinh chưa nấu chín. Ngoài ra phải quản lý tốt nguồn phân, không dùng phân tươi bón cây trồng, nhất là những cây trồng dưới nước.
Theo BS Hương Liên
Bee.net.vn